Mong sớm có chính sách tiếp nối phát triển năng lượng tái tạo

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Chủ trương phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam thời gian qua đã tạo động lực rất lớn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Đặc biệt, Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và cam kết của Chính phủ tại Hội nghị COP26 gần đây tiếp tục động viên, khích lệ chúng tôi đầu tư vào lĩnh vực này.
Ông Hoàng Giang, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV PE Việt Nam

Ông Hoàng Giang, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV PE Việt Nam

Kết quả đạt được của những chính sách vừa qua là rất rõ ràng, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu khu vực về năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, đến thời điểm này, chính sách ưu đãi về giá (FIT) cho phát triển năng lượng tái tạo đã hết hạn đã khá lâu, nhưng chính sách mới lại chưa được ban hành đang khiến nhà đầu tư gặp khó khăn.

Trên thực tế, không ít dự án đã không kịp vận hành thương mại mặc dù đã hoàn thành hoặc sắp hoàn thành đầu tư. Thống kê cho thấy, có 62 dự án điện gió với tổng công suất 3.500 MW không kịp tiến độ để vận hành thương mại theo yêu cầu. Tổng số tiền đầu tư vào các dự án này là rất lớn.

Vì thế, chúng tôi mong sớm có chính sách tiếp nối cho phát triển các dự án này, bao gồm cả dự án dở dang cũng như dự án mới để có thể yên tâm đầu tư.

Nhằm tiếp tục thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, tôi đề xuất, với các dự án điện không kịp vận hành thương mại nhưng đã hoàn thành hoặc sắp hoàn thành đầu tư, đề nghị Chính phủ xem xét cơ chế giá hợp lý dựa trên chiến lược về phát triển năng lượng bền vững. Cơ chế giá mới cho các dự án dang dở này có thể không bằng mức giá cũ, nhưng vẫn tạo điều kiện để các nhà đầu tư không bị thua lỗ, phá sản. Với những dự án mới, chúng ta có thể thực hiện cơ chế đấu thầu để phát triển.

Chuyên đề