Lưu ý khi áp dụng chính sách giảm thuế giá trị gia tăng trong đấu thầu

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Điều chỉnh giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP thì người được hưởng lợi trực tiếp là chủ đầu tư (nếu là người tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cuối cùng).
Ông Phan Việt Hiếu, Phó Tổng giám đốc Khối Kiểm toán dự án đầu tư xây dựng - Công ty TNHH Kiểm toán KMF

Ông Phan Việt Hiếu,

Phó Tổng giám đốc Khối Kiểm toán dự án đầu tư xây dựng - Công ty TNHH Kiểm toán KMF

Riêng với hoạt động đấu thầu, chủ đầu tư/bên mời thầu (CĐT/BMT) cần lưu ý vấn đề giá gói thầu/dự toán gói thầu xây dựng. Theo quy định, giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết. Vì vậy, khâu lập giá gói thầu, dự toán gói thầu CĐT cần phê duyệt dự toán gói thầu để thay thế giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu khi đánh giá có ảnh hưởng bởi chính sách giảm thuế GTGT.

Đồng thời, đến bước này, CĐT xác định hạng mục, công trình phải thực hiện hoàn thành trong năm 2022 hay sau 2022 để tiến hành tốt hơn nguyên tắc “tính đúng, tính đủ” theo quy định.

Đối với nhà thầu, cần lưu ý khi tham dự thầu nhà thầu phải chịu trách nhiệm tìm hiểu, tính toán và chào đầy đủ các loại thuế, phí, lệ phí (nếu có) trong giá dự thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu (HSDT) không đề cập về thuế, phí, lệ phí thì giá dự thầu của nhà thầu được coi là đã bao gồm đầy đủ các loại thuế, phí, lệ phí. Trong trường hợp này, nếu nhà thầu trúng thầu, được trao hợp đồng thì phải chịu mọi trách nhiệm và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí (nếu có) đối với Nhà nước. Trường hợp trong HSDT, nhà thầu tuyên bố giá dự thầu không bao gồm thuế, phí, lệ phí (nếu có) thì HSDT của nhà thầu sẽ bị loại.

Thuế, phí, lệ phí được áp theo thuế suất, mức phí, lệ phí theo quy định tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu. Do đó, nhà thầu cần xác định giá dự thầu có áp dụng chính sách giảm thuế GTGT hay không để có tính toán kế hoạch và giá dự thầu phù hợp, cạnh tranh.

Chuyên đề