#Luật PPP
Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu Nguyễn Đăng Trương. Ảnh: Lê Tiên

Hoàn thiện đầy đủ điều kiện pháp lý cho các dự án PPP

(BĐT) - Ngày 18/6, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) với tỷ lệ tán thành rất cao: 92,75%. Như vậy, Việt Nam đã có Luật chung, tạo hành lang pháp lý cao nhất để thu hút đầu tư tư nhân vào các lĩnh vực kết cấu hạ tầng thiết yếu theo phương thức PPP. Báo Đấu thầu đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Đăng Trương, Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư về những nội dung mới của Luật PPP và cơ hội cho các nhà đầu tư sau khi Luật được thông qua.
Dự án Luật PPP cùng lúc phải đảm bảo 3 yếu tố: chống thất thoát, chống lợi dụng, đảm bảo lợi ích của Nhà nước; đảm bảo cạnh tranh, an toàn và hấp dẫn đối với nhà đầu tư; tiếp cận với thông lệ quốc tế. Ảnh: Lê Tiên

Xử lý hài hòa lợi ích mới đạt mục tiêu thu hút đầu tư

(BĐT) - Nếu Dự án Luật PPP chỉ nghiêng về bảo đảm lợi ích cho Nhà nước thôi thì sẽ không thể thu hút nhà đầu tư thực sự. Ngược lại, nếu chỉ tính đến lợi ích của nhà đầu tư mà không tính đến lợi ích của Nhà nước thì cũng không được. 
Quốc hội họp toàn thể trực tuyến nghe báo cáo giải trình tiếp thu chỉnh lý Dự thảo Luật PPP và thảo luận về Dự án Luật này. Ảnh: Lê Tiên

Quốc hội thảo luận Dự Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư

(BĐT) - Sáng nay 28/5/2020, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Theo chương trình, Dự Luật được Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày 18/6/2020. Đây sẽ là luật thống nhất điều chỉnh hoạt động đầu tư, thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư một số lĩnh vực hạ tầng quan trọng, thiết yếu theo phương thức PPP.
Dự thảo Luật về PPP dự kiến được Quốc hội thông qua tới đây sẽ giúp huy động tốt nhất nguồn lực từ khu vực tư nhân, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công. Ảnh: Lê Tiên

Công thức cho dự án PPP thành công: Các bên phải cùng có lợi

(BĐT) - Việc ban hành Luật về đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) đúng lộ trình, để sớm có khung pháp lý cao nhất triển khai dự án PPP là rất quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu hoàn thiện kết cấu hạ tầng của Việt Nam, nâng cao cạnh tranh trong thu hút vốn nước ngoài vào kết cấu hạ tầng với các nước khác trong khu vực vốn đang có thể chế về PPP khá hấp dẫn. Và để có dự án PPP thành công, Luật về PPP cần thiết kế các quy định để các bên cùng có lợi.
Dự thảo Luật PPP quy định theo hướng các nội dung quy định trong Luật phải cụ thể hóa trong hợp đồng, và hợp đồng chính là luật điều tiết tất cả quyền, nghĩa vụ của các bên trong dự án PPP. Ảnh: Tường Lâm

Tạo đột phá trong Luật PPP để đón vốn đầu tư nước ngoài

(BĐT) - Tại Hội thảo “Luật PPP có đủ hấp dẫn nhà đầu tư ngoại?” diễn ra sáng 13/5, nhiều tổ chức quốc tế, nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, để đón dòng vốn đầu tư nước ngoài hậu Covid-19 đang có xu hướng định hình lại, Việt Nam cần sớm có Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) với những quy định đột phá để thúc đẩy thu hút đầu tư tư nhân trong và ngoài nước, hoàn thiện hạ tầng, tạo lực đẩy, giúp nền kinh tế phát triển nhanh trong thời gian tới.
Trong nhiều dự án BOT giao thông thời gian qua, các hợp đồng dự án có nội dung khá sơ sài, không đủ để bảo vệ quyền và lợi ích cũng như ràng buộc trách nhiệm của các bên. Ảnh: Lê Tiên

Luật PPP khó quá thì nhà đầu tư sẽ không tham gia

(BĐT) - “Nếu Luật PPP quá khó thì chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng - những nhà đầu tư muốn làm ăn thực sự, tham gia vào các dự án theo hình thức đầu tư khác”. Một luật sư chia sẻ tại cuộc Tọa đàm Góp ý Dự thảo Luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) do Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức. 
Nhiều ý kiến cho rằng, Kiểm toán Nhà nước chỉ nên kiểm toán phần vốn nhà nước tham gia trong dự án PPP. Ảnh: Lê Tiên

Luật PPP phải giúp thu hút nhiều hơn vốn tư nhân

(BĐT) - “Nếu chúng ta là doanh nghiệp, đọc dự thảo luật này chúng ta có dám bỏ tiền ra để đầu tư hay không? Quy định có tốt hơn hay là quá khắt khe so với trước khi ra Luật? Và ra Luật có thay đổi được diện mạo của việc huy động vốn khu vực tư nhân vào thực hiện những mục tiêu của Nhà nước hay không?”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đặt hàng loạt câu hỏi gợi mở cho thảo luận về Dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) tại Phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Kết quả thẩm định giá quyền sử dụng đất công và tài sản trên đất theo các phương pháp hiện nay thường không chính xác, thấp hơn giá chuyển nhượng thực tế. Ảnh: Lê Tiên

Tăng trách nhiệm của nhà đầu tư dự án BT

(BĐT) - Trong bối cảnh cần phát huy tối đa nguồn lực cho phát triển, việc áp dụng hợp đồng BT để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dịch vụ công được nhiều địa phương cho rằng vẫn phù hợp và cần thiết. Quan trọng là thay đổi cách thức thực hiện để nguồn lực đất đai sử dụng hiệu quả, đúng giá trị và dự án BT phản ánh đúng bản chất của một loại hình hợp đồng của phương thức PPP.
Việc bổ sung nội dung quy định chi tiết hơn về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP tại Dự thảo Luật PPP sẽ bảo đảm quy định đồng bộ, thống nhất cả vòng đời dự án. Ảnh: Lê Tiên

Dự thảo Luật PPP: Quy định chặt chẽ chỉ định nhà đầu tư

(BĐT) - Dự thảo mới nhất của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) thiết kế một chương về lựa chọn nhà đầu tư. Trong đó, có những quy định chặt chẽ, rõ ràng về chỉ định nhà đầu tư, qua đó sẽ hạn chế việc áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư không cạnh tranh, tiềm ẩn rủi ro thông đồng, thất thoát này.
Dự án PPP có thời gian hoàn vốn dài, sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không có một hành lang pháp lý ổn định. Ảnh: Lê Tiên

Pháp luật cần tạo niềm tin cho nhà đầu tư

(BĐT) - Dự thảo mới nhất của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) giữ quy định về ưu tiên áp dụng Luật PPP khi có quy định khác nhau giữa Luật PPP và các luật khác về một số nội dung đặc thù áp dụng trực tiếp cho dự án PPP. Điều này thể hiện cam kết của Nhà nước về mặt pháp lý đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo sự yên tâm cho nhà đầu tư khi tham gia vào các dự án PPP.
Nghị quyết 55/NQ-TW mở ra những cơ hội mới, to lớn cho khu vực tư nhân tham gia phát triển năng lượng. Ảnh: Lê Tiên

Rộng cửa cho tư nhân tham gia phát triển năng lượng

(BĐT) - Một trong những điểm đáng chú ý của Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (gọi tắt là NQ55) vừa được Bộ Chính trị ban hành là chủ trương khuyến khích kinh tế tư nhân (KTTN) tham gia xã hội hoá phát triển năng lượng.
Các nhà đầu tư Mỹ bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam phát triển các khu vực đô thị thành các thành phố thông minh. Ảnh: Đông Giang

Nhà đầu tư ngoại mong cơ chế hợp tác PPP

(BĐT) - Với thế mạnh về vốn, công nghệ và kinh nghiệm, các nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài mong muốn được hợp tác đầu tư phát triển hạ tầng tại Việt Nam. Tuy nhiên, để khơi thông dòng vốn tiềm năng này, Việt Nam cần sớm hoàn thiện cơ chế thu hút đầu tư thông qua phương thức đối tác công tư (PPP).
Các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn Việt Nam sớm hoàn thiện khung khổ pháp lý để có thể tham gia sâu vào các dự án PPP. Ảnh: Lê Tiên

Nhà đầu tư ngoại góp ý cho Dự Luật PPP

(BĐT) - Trước thềm Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2019 (VBF 2019) tổ chức ngày 10/1/2020, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã gửi kiến nghị liên quan đến Dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (gọi tắt là Dự Luật PPP). Dự luật này đã được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 vừa qua và dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị rà soát, hoàn thiện Dự thảo Luật PPP

(BĐT) - Nhằm tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) sau khi tiếp thu các ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị rà soát, hoàn thiện Dự thảo Luật PPP vào hai ngày 26 - 27/12/2019.
Nhiều người kỳ vọng khi Luật PPP được ban hành sẽ tạo cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo cho nhà đầu tư tư nhân yên tâm đầu tư vào lưới điện truyền tải. Ảnh: Quang Tuấn

Tư nhân tham gia “giải tỏa điểm nghẽn” truyền tải điện

(BĐT) - Mới đây, Tập đoàn Trung Nam đã đề xuất đầu tư Dự án Nhà máy điện mặt trời và đường dây truyền tải điện. Theo nhiều chuyên gia và nhà đầu tư, việc tư nhân tham gia đầu tư đường dây truyền tải điện là tín hiệu tốt trong bối cảnh rất nhiều dự án điện năng lượng tái tạo được đầu tư mà chưa giải tỏa được công suất do không được đấu nối vào hệ thống điện quốc gia...
Cần có cơ chế chia sẻ rủi ro về doanh thu với các nhà đầu tư PPP nhưng không áp dụng tràn lan. Ảnh: Lê Tiên

Xây dựng Luật PPP đầy đủ, chặt chẽ và hấp dẫn

(BĐT) - Chính phủ xác định Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là một dự án luật mới, khó, phức tạp, phạm vi áp dụng và đối tượng liên quan rất rộng, đòi hỏi phải quy định đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ, hấp dẫn và minh bạch. Luật phải đảm bảo hài hòa giữa quyền lợi của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân, đảm bảo tính ổn định xuyên suốt, thống nhất trong suốt vòng đời của dự án.
Dự thảo Luật PPP tôn trọng quyền của nhà đầu tư trong thực hiện dự án, nhưng cũng quy định chặt chẽ về giám sát chất lượng dự án. Ảnh: Lê Tiên

Dự thảo Luật PPP: Tôn trọng nguyên tắc thị trường

(BĐT) - Ngày hôm nay (19/11), Dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) được Quốc hội cho ý kiến tại phiên thảo luận hội trường. Trước đó, tại thảo luận tổ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh, quan điểm thị trường phải rất rõ và Luật PPP cần phải là một luật thông thoáng, cùng có lợi, thể chế hóa quyền tài sản của nhà đầu tư.
Huy động vốn cho dự án PPP nói chung, BOT nói riêng, không thể chỉ trông chờ vào ngân hàng thương mại. Ảnh: Lê Tiên

Ngân hàng siết cho vay BOT, huy động vốn từ đâu?

(BĐT) - Giải pháp huy động vốn cho dự án đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) nói chung, BOT nói riêng trong bối cảnh ngân sách nhà nước hạn hẹp, vốn tín dụng ngân hàng cho vay trung, dài hạn chạm trần, trong khi chưa thu hút được các tổ chức tài chính quốc tế, là bài toán khó.