#Luật Đầu tư
Hiện có khoảng 2,5 triệu hộ kinh doanh trong tổng số 5 triệu hộ có đủ điều kiện để thành lập doanh nghiệp. Ảnh: Nhã Chi

Nên xóa bỏ loại hình hộ kinh doanh

(BĐT) - Đề xuất này nhận được nhiều ý kiến đồng thuận tại Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia và cộng đồng DN về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật DN do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo Luật - Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 20/2, tại Hà Nội.
Bổ sung tiêu chí về quyền kiểm soát doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài góp phần bảo đảm sự bình đẳng trong đầu tư, kinh doanh. Ảnh: Quang Tuấn

Làm rõ khái niệm nhà đầu tư nước ngoài

(BĐT) - Tại Tọa đàm góp ý cho Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp vừa được tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng, việc sử dụng tiêu chí tổ chức kinh tế có tỷ lệ sở hữu chi phối của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) theo Luật Đầu tư hiện hành chưa phản ánh hết thực tiễn quản trị, quản lý doanh nghiệp (DN). 
Tập trung phát triển khoa học và công nghệ như là trụ cột cho tăng trưởng nhanh, bền vững. Ảnh: Minh Khuê

Chủ động tạo dựng và tận dụng cơ hội phát triển

(BĐT) - Ngay trong ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2019, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu từng bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước chủ động xây dựng, hoàn thành kịch bản tăng trưởng năm 2019, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan được giao chủ trì xây dựng kịch bản tăng tưởng của cả nước - trước ngày 20/2/2019. Tinh thần chủ động, hành động được lãnh đạo Chính phủ một lần nữa quán triệt mạnh mẽ.
Dự thảo Luật đề xuất bổ sung, làm rõ nguyên tắc, điều kiện áp dụng từng hình thức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất. Ảnh: Nhã Chi

Gỡ vướng thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư

(BĐT) - Sau khoảng 4 năm thực hiện, Luật Đầu tư năm 2014 đã góp phần quan trọng tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng minh bạch, thuận lợi. Tuy nhiên, quá trình thực hiện luật này trên thực tế cũng phát sinh một số vướng mắc, trong đó có vấn đề thẩm quyền, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư.
Việc thi hành Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp đã góp phần xóa bỏ rào cản về đầu tư, kinh doanh không phù hợp với kinh tế thị trường. Ảnh: Nhã Chi

Hoàn thiện pháp luật về đầu tư, kinh doanh

(BĐT) - Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp (DN) đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) lấy ý kiến hoàn thiện. Việc tiếp tục hoàn thiện 2 đạo luật này được kỳ vọng góp phần quan trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, minh bạch, bình đẳng cho mọi người dân, DN.
Năm 2019 sẽ tiếp tục bãi bỏ, đơn giản hóa các quy định về điều kiện kinh doanh. Ảnh: Lê Tiên

Thúc đẩy DN mở rộng đầu tư, kinh doanh

(BĐT) - Nghị quyết 02/2019/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 vừa được ban hành đã chỉ ra một loạt tồn tại trong phương thức quản lý nhà nước tạo rủi ro cho doanh nghiệp (DN). 
Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng BOT hạ tầng trước hết nên được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Ảnh: Lê Tiên

Giải quyết tranh chấp hợp đồng dự án PPP: Tạo niềm tin qua án lệ tốt

(BĐT) - Ngân hàng nước ngoài vẫn còn lo ngại về tính khó tiên liệu của hệ thống luật pháp Việt Nam, nhất là với các hợp đồng BOT. Vì thế, vấn đề luật điều chỉnh để giải quyết tranh chấp hợp đồng dự án BOT là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến dự án BOT hạ tầng tại Việt Nam khó nhận được sự đồng ý cho vay của tổ chức tín dụng nước ngoài. 
Dự kiến sửa Luật DN lần này sẽ bãi bỏ toàn bộ con dấu, bỏ yêu cầu DN công bố nội dung đăng ký kinh doanh... Ảnh: Lê Tiên

Tập trung xóa rào cản cho doanh nghiệp

(BĐT) - Sau hơn 3 năm thi hành, Luật Doanh nghiệp (DN), Luật Đầu tư 2014 và các văn bản hướng dẫn đã có tác động tích cực đối với môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam. 
Ảnh Internet

Gỡ rào cản để “nuôi lớn” doanh nghiệp

(BĐT) - Nhìn vào bức tranh doanh nghiệp (DN) Việt 9 tháng năm 2018, bên cạnh gam màu sáng với số lượng DN gia nhập thị trường liên tục gia tăng thì số DN tạm ngừng hoạt động, chờ giải thể, phá sản vẫn còn cao. 
Nhiều địa phương lúng túng trong việc áp dụng pháp luật để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất

Lỗ hổng pháp lý trong tiếp cận đất đai

(BĐT) - Các quy định của pháp luật liên quan đến việc tiếp cận đất đai của người dân và doanh nghiệp để thực hiện các dự án đầu tư, sản xuất kinh doanh vẫn còn một số vướng mắc, chồng chéo, chưa thống nhất. 
Các đơn vị cần chủ động hơn trong việc sử dụng Hệ thống thông tin trong công tác giám sát đánh giá đầu tư. Ảnh: Ninh Toàn

Khắc phục tồn tại trong giám sát, đánh giá đầu tư

(BĐT) - Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), có tình trạng một số cơ quan, cán bộ, công chức còn hạn chế về trình độ công nghệ thông tin, nghiệp vụ; chưa nghiên cứu kỹ các quy định pháp luật, các mẫu biểu dẫn đến nhiều sai sót trong báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư (GSĐGĐT).
Luật Quy hoạch đô thị và Luật Xây dựng sẽ được trình Quốc hội cùng với các luật còn lại liên quan đến quy hoạch tại Kỳ họp thứ 6. Ảnh: Lê Tiên

Thống nhất, đồng bộ 11 luật liên quan đến quy hoạch

(BĐT) - Trong ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã “bấm nút” thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật liên đến quy hoạch với số phiếu tán thành cao 96,7%. Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.
Ảnh Internet

Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư ra nước ngoài

(BĐT) - Sau gần 3 năm triển khai Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành, quy định việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài và quản lý hoạt động của dự án đã bộc lộ một số bất cập trong thực tiễn. 
Việc sửa đổi Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp sẽ khắc phục tình trạng thiếu đồng bộ giữa các luật liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh. Ảnh: Tiên Giang

Sửa Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp: Bỏ rào cản gia nhập thị trường

(BĐT) - Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp (DN) ra đời đã góp phần xóa bỏ những rào cản không phù hợp với kinh tế thị trường và cam kết hội nhập của Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng ngày càng thuận lợi, minh bạch và bình đẳng.