Nhân dịp kỷ niệm 30 năm hoạt động của các KCN, KKT, Báo Đấu thầu phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông về thành tựu và định hướng chiến lược phát triển KCN, KKT trong thời gian tới.

 

- Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả to lớn trong phát triển các KCN, KKT. Thưa Thứ trưởng, đâu là những điểm nổi bật nhất?

 

- 30 năm phát triển KCN, KKT, về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu đặt ra về mục tiêu thu hút vốn, phát triển sản xuất công nghiệp, giải quyết việc làm... Bên cạnh đó, mô hình KCN, KKT đã khẳng định vị trí ngày càng quan trọng, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; là giải pháp để thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng, phát triển và hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam.

 

Tỷ trọng giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp trong KCN, KKT trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước tăng nhanh qua các năm, từ 6% (năm 1995) lên 19% (năm 2005), 50% (năm 2015) và 57% (năm 2018). Trong giai đoạn 2016 - 2020, giá trị xuất khẩu trung bình hằng năm của các dự án trong KCN, KKT chiếm trên 55% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

 

Số lượng lao động trực tiếp làm việc trong KCN, KKT tăng nhanh qua các thời kỳ, từ 201 nghìn lao động (giai đoạn 1991 - 2000), tăng thêm 1.420 nghìn lao động (giai đoạn 2001 - 2010) và 1.900 nghìn lao động (giai đoạn 2011 - 2020). Tính đến hết tháng 6/2020, KCN, KKT đã giải quyết việc làm cho hơn 3,8 triệu lao động trực tiếp, trong đó, lao động nữ chiếm 59%.

 

Sự hình thành KCN, KKT ở Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của nhiều đối tác kinh tế quan trọng.

 

Đến nay, KCN, KKT đã thu hút được dự án đầu tư từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó nổi bật là các nhà đầu tư từ Hàn Quốc (gần 2.500 dự án), Nhật Bản (hơn 1.450 dự án), Singapore (hơn 410 dự án).

 

Tính đến hết tháng 10/2020, trên phạm vi cả nước có 369 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 113,8 nghìn ha, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt khoảng 73,6 nghìn ha.

 

Các KCN được thành lập trên 61 tỉnh, thành phố, chủ yếu tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm nhằm phát huy lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng phát triển kinh tế của các vùng.

 

Mô hình KCN, KKT đã khẳng định vị trí ngày càng quan trọng, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, là giải pháp để thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước. Ảnh: Lê Tiên

- Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả to lớn trong phát triển các KCN, KKT. Thưa Thứ trưởng, đâu là những điểm nổi bật nhất?

 

- 30 năm phát triển KCN, KKT, về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu đặt ra về mục tiêu thu hút vốn, phát triển sản xuất công nghiệp, giải quyết việc làm... Bên cạnh đó, mô hình KCN, KKT đã khẳng định vị trí ngày càng quan trọng, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; là giải pháp để thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng, phát triển và hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam.

 

Tỷ trọng giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp trong KCN, KKT trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước tăng nhanh qua các năm, từ 6% (năm 1995) lên 19% (năm 2005), 50% (năm 2015) và 57% (năm 2018). Trong giai đoạn 2016 - 2020, giá trị xuất khẩu trung bình hằng năm của các dự án trong KCN, KKT chiếm trên 55% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

 

Số lượng lao động trực tiếp làm việc trong KCN, KKT tăng nhanh qua các thời kỳ, từ 201 nghìn lao động (giai đoạn 1991 - 2000), tăng thêm 1.420 nghìn lao động (giai đoạn 2001 - 2010) và 1.900 nghìn lao động (giai đoạn 2011 - 2020). Tính đến hết tháng 6/2020, KCN, KKT đã giải quyết việc làm cho hơn 3,8 triệu lao động trực tiếp, trong đó, lao động nữ chiếm 59%.

 

Sự hình thành KCN, KKT ở Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của nhiều đối tác kinh tế quan trọng. Đến nay, KCN, KKT đã thu hút được dự án đầu tư từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó nổi bật là các nhà đầu tư từ Hàn Quốc (gần 2.500 dự án), Nhật Bản (hơn 1.450 dự án), Singapore (hơn 410 dự án).

 

Tính đến hết tháng 10/2020, trên phạm vi cả nước có 369 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 113,8 nghìn ha, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt khoảng 73,6 nghìn ha.

 

Các KCN được thành lập trên 61 tỉnh, thành phố, chủ yếu tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm nhằm phát huy lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng phát triển kinh tế của các vùng.

 

- Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là gì?

 

- Những hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân. Trong đó, nhận thức về vị trí, vai trò của KCN, KKT đối với phát triển kinh tế - xã hội chưa đầy đủ, còn mang tính cục bộ, ngắn hạn. Thể chế và pháp luật liên quan đến KCN, KKT chậm được hoàn thiện, chưa có sự sáng tạo, đột phá để thích ứng với yêu cầu phát triển, tạo hướng đi mới cho phát triển KCN, KKT. Hiệu lực, hiệu quả và năng lực của bộ máy quản lý nhà nước về KCN, KKT từ Trung ương đến địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu.

 

Bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay đang có nhiều chuyển biến mang tính bước ngoặt, chứa đựng những cơ hội và thách thức rất khác biệt so với giai đoạn trước đây. Hợp tác và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong khu vực công nghiệp đan xen và ngày một phức tạp hơn. Thực tiễn đòi hỏi việc phát triển KCN, KKT cần được đổi mới mạnh mẽ để thích ứng với bối cảnh thế giới và trong nước, phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

 

- Đối với các dự án phát triển hạ tầng KCN, một số ý kiến cho rằng thủ tục pháp lý vẫn chưa được thuận lợi. Xin Thứ trưởng cho biết quan điểm về điều này?

 

- Luật Đầu tư quy định dự án phát triển hạ tầng KCN thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ và quy định cụ thể trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án này.

 

Việc thực hiện dự án phát triển hạ tầng KCN chịu sự điều chỉnh của nhiều pháp luật khác nhau như đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường, kinh doanh bất động sản…, dẫn đến phải thực hiện nhiều trình tự, thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật đối với từng lĩnh vực.

 

Thời gian qua, quy định của pháp luật đối với dự án phát triển hạ tầng khu công nghiệp còn nhiều vướng mắc, điển hình như:

Việc đánh giá về quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư có khó khăn do quy định để xác định các trường hợp đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, đấu giá quyền sử dụng đất hoặc quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án phát triển hạ tầng khu công nghiệp chưa được quy định cụ thể tại pháp luật về đầu tư, đất đai, đấu thầu.

 

Pháp luật về môi trường yêu cầu phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước khi quyết định chủ trương đầu tư, cấp GCNĐKĐT.

Pháp luật về đất đai, kinh doanh bất động sản yêu cầu đánh giá về điều kiện, năng lực tài chính của nhà đầu tư để thực hiện dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

 

Pháp luật về đất đai yêu cầu việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa, đất rừng) sang đất phi nông nghiệp phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

Do đó, trình tự, thủ tục đầu tư và triển khai dự án phát triển hạ tầng KCN có sự tham gia của nhiều cơ quan và mất nhiều thời gian.

 

Hiện nay, Luật Đầu tư năm 2020 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 (riêng điều khoản về đánh giá tác động môi trường có hiệu lực từ ngày 1/9/2020) đã tháo gỡ nhiều thủ tục như: chỉ cần báo cáo sơ bộ tác động môi trường để quyết định chủ trương đầu tư, được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư…, giúp rút ngắn thời gian và thủ tục đầu tư đối với dự án phát triển hạ tầng khu công nghiệp.

 

Ngoài ra, tại Báo cáo tổng kết 30 năm xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế ở Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất hoàn thiện hành lang pháp lý cho phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế, trong đó có việc nghiên cứu xây dựng Luật Điều chỉnh hoạt động của khu công nghiệp, khu kinh tế và mô hình khác.

 

- Về định hướng quy hoạch phát triển các KCN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị những nội dung gì?

 

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng nhiều nội dung liên quan đến quy hoạch, phát triển các mô hình KCN mới, như:

 

Xây dựng quy hoạch KCN gắn với đô thị, dịch vụ, KCN sinh thái tại một số địa phương trên cơ sở lợi thế, điều kiện và khả năng thực hiện.

 

Quy hoạch KCN gắn đồng bộ với phát triển đô thị, dịch vụ trong một phương án tổng thể, thống nhất, làm cơ sở cho việc thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.

 

Phát triển KCN hỗ trợ, KCN chuyên dành cho một ngành hoặc nhóm ngành nhất định như các ngành công nghiệp nền tảng, chiến lược, có lợi thế cạnh tranh, ngành công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, ngành công nghiệp đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D); KCN hoặc phân khu công nghiệp dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực đổi mới sáng tạo…

 

Định hướng và thực hiện thí điểm một số cụm liên kết ngành nhằm hình thành mạng sản xuất, chuỗi cung ứng và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu tại một số địa phương đã bước đầu hình thành các cụm liên kết, có lợi thế về kết cấu hạ tầng giao thông, địa kinh tế, tài nguyên, nguồn nhân lực, logistics và có KCN với những dự án đầu tàu, có khả năng lôi kéo, hình thành các dự án vệ tinh, hỗ trợ, hợp tác cùng phát triển.

 

- Gần đây xuất hiện làn sóng dịch chuyển đầu tư trong khu vực và trên thế giới. Theo Thứ trưởng, Việt Nam cần làm gì để đón các nhà đầu tư vào các KCN, KKT?

 

- Để đón được làn sóng chuyển dịch vốn đầu tư trong khu vực và trên thế giới, bên cạnh việc thực hiện định hướng quy hoạch phát triển các KCN như trên, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, xây dựng chiến lược đối với KCN, KKT, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với KCN, KKT và đổi mới mô hình phát triển KCN, KKT.

 

Một là, tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho phát triển KCN, KKT, trong đó nghiên cứu xây dựng Luật điều chỉnh hoạt động của KCN, KKT và mô hình khác với cơ chế chính sách đặc biệt thuận lợi về cơ sở hạ tầng, tiếp cận đất đai, thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, doanh nghiệp, xây dựng...; ưu đãi đầu tư cho dự án KCN, KKT cần dựa trên kết quả đầu ra, các dự án sử dụng công nghệ cao, ngành công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, tham gia hình thành chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành, góp phần chuyển giao công nghệ phù hợp và hợp tác giữa nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam, có định hướng theo yêu cầu phát triển của ngành, lĩnh vực, địa bàn.

 

Hai là, nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển KCN, KKT trên cả nước để định hướng phát triển trong giai đoạn tới, trong đó xác định rõ các nội dung: (1) sự phù hợp giữa quy mô phát triển KCN, KKT với các nguồn lực của đất nước đảm bảo hiệu quả sử dụng, khả năng thu hút đầu tư và phát triển bền vững; (2) rà soát để điều chỉnh, phát triển cân đối KCN, KKT giữa các vùng kinh tế, lưu vực sông và tuyến đường giao thông quan trọng; (3) rà soát xác định các KKT ven biển, KKT cửa khẩu cần tập trung đầu tư để phát triển nhanh thành các trọng điểm phát triển kinh tế cấp vùng.

 

Ba là, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với KCN, KKT, trong đó tập trung vào (1) kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về KCN, KKT ở trung ương và địa phương theo hướng tinh gọn, một đầu mối, đủ thẩm quyền, đủ năng lực để phát triển các mô hình mới, tiếp cận phương thức quản lý nhà nước hiện đại; (2) xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin quốc gia về KCN, KKT phục vụ công tác xúc tiến, thu hút, hợp tác đầu tư và quản lý nhà nước đối với KCN, KKT.

 

Bốn là, đổi mới mô hình KCN, KKT theo hướng bền vững, hiệu quả cao hơn, trong đó trọng tâm là nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện, đẩy nhanh việc phát triển các khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp hỗ trợ tạo ra các vùng sản xuất lớn, đẩy mạnh liên kết vùng và liên kết theo chuỗi giá trị.

 

- Xin trân trọng cám ơn Thứ trưởng!

 

Thực hiện: Lê Hường

Thiết kế: Hoàng Hải

Chùm ảnh: Lê Tiên