Lấy ý kiến về nguyên tắc phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2022

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Bộ Tài chính đang xây dựng Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022.
Việc phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước phải bảo đảm bố trí kinh phí cho những lĩnh vực quan trọng như giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường, y tế... Ảnh: Tiên Giang
Việc phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước phải bảo đảm bố trí kinh phí cho những lĩnh vực quan trọng như giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường, y tế... Ảnh: Tiên Giang

Theo đó, nguyên tắc phân bổ chi thường xuyên NSNN phải bảo đảm góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng giai đoạn 2021 - 2025, bố trí kinh phí cho những lĩnh vực quan trọng (giáo dục, đào tạo và dạy nghề, khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường, y tế...) và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo…

Nguyên tắc tiếp theo là phù hợp với khả năng cân đối NSNN năm 2022, kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm giai đoạn 2022 - 2024, kế hoạch tài chính 5 năm 2021 - 2025 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 - 2030) của cả nước.

Phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; cải cách hành chính nâng cao chất lượng dịch vụ công; góp phần đổi mới quản lý tài chính đối với khu vực sự nghiệp công... Tiêu chí phân bổ ngân sách phải rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện và kiểm tra; đảm bảo công bằng, công khai và minh bạch; từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đưa tối đa các khoản chi thường xuyên vào định mức chi quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể của các bộ, cơ quan trung ương; ưu tiên mức phân bổ kinh phí cho khối các cơ quan tư pháp, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ.

Chuyên đề