Làm sao để sống hạnh phúc hơn?

(BĐT) - Ngoài việc có một chế độ ăn uống thích hợp thì chủ động thăm khám bệnh định kỳ sẽ giúp cho mỗi người phát hiện sớm và tăng cơ hội chữa lành bệnh, ngay cả những căn bệnh hiểm nghèo như ung thư. Một vấn đề quan trọng được các chuyên gia y tế khuyến cáo, đó là có kế hoạch chuẩn bị nguồn tài chính thông minh.
Phần chia sẻ của BS. Mai Xuân Phương thu hút sự quan tâm của đông đảo cử tọa
Phần chia sẻ của BS. Mai Xuân Phương thu hút sự quan tâm của đông đảo cử tọa

Thói quen xấu - cơ hội cho bệnh hiểm nghèo

Cuộc sống hiện đại ngày nay, chúng ta càng ngày càng bị cuốn vào một lối sống nhanh và công nghiệp hóa, với các thói quen dùng đồ ăn nhanh, lười vận động, bị áp lực trong công việc và cuộc sống, ô nhiễm môi trường dẫn đến tỷ lệ người Việt Nam mắc bệnh hiểm nghèo ngày càng gia tăng.

Hiện Bộ Y tế đã công nhận 72 bệnh hiểm nghèo thay vì con số hơn 40 bệnh và 2 bệnh đứng đầu danh sách này là đột quỵ và ung thư.

Với mục tiêu đồng hành cùng khách hàng để có cuộc sống hạnh phúc hơn, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) mới đây đã tổ chức 2 cuộc hội thảo “Sống hạnh phúc hơn” tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Trong đó nổi bật là buổi tọa đàm “Cách phòng tránh, nhận diện bệnh ung thư và hy vọng mới cho các bệnh nhân điều trị bệnh ung thư” với sự tham gia của các chuyên gia y tế gồm BS. Mai Xuân Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Giáo dục thuộc Tổng cục Dân số (Bộ Y tế), TS. Vũ Văn Vũ, Trưởng Khoa nội 1 thuộc Bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh nhằm cung cấp thêm cho khách hàng những thông tin hữu ích để phòng và chống bệnh hiểm nghèo, đặc biệt là ung thư.

Những con số do BS. Mai Xuân Phương đưa ra tại tọa đàm ở Hà Nội rất đáng báo động. Theo đó, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người đột quỵ, 200.000 người mắc bệnh ung thư mới, 75.000 - 150.000 người tử vong. Tỷ lệ này tăng nhanh đã đưa Việt Nam nằm trong top không mong muốn: Top 2 của 50 nước trên bản đồ ung thư thế giới.

Theo BS. Mai Xuân Phương, ai cũng có sẵn tế bào ung thư trong người, nhưng khi hệ miễn dịch khỏe, sức đề kháng tốt thì tế bào ung thư thậm chí còn bị tiêu diệt. Chính vì vậy, ngay từ lúc này, mọi người nên có biện pháp để phòng tránh những căn bệnh hiểm nghèo. “Chúng ta nên chăm sóc sức khỏe một cách chủ động, chứ đừng để đến lúc có bệnh mới khám, có bệnh mới chữa. Chủ động tạo cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt và sức chịu đựng cao là 3 chân kiềng vô cùng quan trọng giúp mỗi người có thể đẩy lùi sự xâm nhập của những căn bệnh hiểm nghèo”, ông Phương nói và đưa ra khuyến cáo: Khẩn trương giảm choresterol trong máu bằng cách ăn ít chất béo, muối, hạn chế thịt đỏ; không ăn đồ ngọt sau bữa ăn; tránh hoạt động quá mức, thay đổi đột ngột nhiệt độ cơ thể…

Hoạch định kế hoạch tài chính thông minh

Với sự thăm khám thường xuyên, định kỳ và có chế độ ăn uống hợp lý, mỗi người có thể phát hiện sớm tế bào ung thư. Và ngày nay, với những tiến bộ của ngành y khoa thế giới, các căn bệnh hiểm nghèo như ung thư không còn vô phương cứu chữa như trước đây. Chỉ cần được phát hiện sớm khi còn ở thể nhẹ, người bệnh sẽ có nhiều cơ hội được điều trị thành công và tăng khả năng phục hồi.

TS. Vũ Văn Vũ chia sẻ, hiện nay đã có nhiều tổ chức mạng lưới ung thư cùng sự tham gia của bảo hiểm y tế giúp bệnh nhân được tiếp cận dịch vụ y tế, khám và chẩn đoán sớm cho việc điều trị ung thư. Tuy nhiên, người bệnh cũng phải đối mặt với gánh nặng về tài chính khi chi phí điều trị đòi hỏi kỹ thuật cao như xạ trị, thuốc nhắm trúng đích, thuốc miễn dịch vô cùng đắt đỏ. Bởi vậy, việc gắn kết người dân với ngân hàng, công ty bảo hiểm là điều cần thiết để đảm bảo an sinh xã hội, sức khỏe cho cộng đồng bệnh nhân ung thư.

Đây cũng là xu hướng mà nhiều tổ chức tài chính đang triển khai, giúp khách hàng hoạch định kế hoạch tài chính thông minh để an tâm tận hưởng cuộc sống và sống hạnh phúc hơn mỗi ngày. Tuy nhiên, làm sao để xây dựng một kế hoạch tài chính thông minh, phải chăng bạn phải cắt giảm từ những khoản chi tiêu cố định, hay từ bỏ những sở thích cá nhân?

Bà Lê Thu Thủy - Tổng giám đốc SeABank chia sẻ tại Hội thảo

Trả lời câu hỏi này, bà Lê Thu Thủy - Tổng giám đốc SeABank khi chia sẻ về “Bí quyết quản lý tài chính cá nhân” tại Hội thảo đã đưa ra ví dụ, mỗi ngày bạn uống một cốc trà sữa khoảng 60.000 đồng, đồng nghĩa với việc mỗi tháng bạn chi 1,8 triệu đồng, tương đương khoảng 21,6 triệu đồng/năm cho một thói quen không tốt. Hoặc như nam giới có thói quen hút thuốc - một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh ung thư phổi, mỗi ngày sử dụng 1 bao thuốc với giá khoảng 50.000 đồng thì số tiền chi cho thói quen không tốt này lên tới 18 triệu đồng/năm.

“Như vậy, khi bạn từ bỏ được một thói quen không tốt vừa có lợi cho sức khỏe của bản thân, vừa không ảnh hưởng đến sức khỏe người bên cạnh, đặc biệt là với số tiền ấy bạn có thể mua một hợp đồng bảo hiểm để bảo vệ sức khỏe, vừa đảm bảo cây tiền vàng cho tương lai”, bà Lê Thu Thủy đưa ra nhận định và cho biết thêm: “Gói giải pháp tài chính gắn kết với sức khỏe SeABank phối hợp cùng AIA đưa ra không chỉ kịp thời đáp ứng các trường hợp rủi ro mắc bệnh ung thư với mức điều trị chi phí cao và cấp thiết đến tính mạng, mà còn là cách để khách hàng giảm gánh nặng rủi ro tài chính”.

Hội thảo thu hút sự chú ý của đông đảo khách hàng với những thông tin hữu ích

Ngoài ra, một thông tin đáng chú ý khác được bà Đặng Thu Hoài, Giám đốc Trung tâm hợp tác bảo hiểm SeABank cung cấp, đó là tất cả khách hàng của SeABank đều có cơ hội cùng vay gói giải pháp tài chính cho mục đích sức khỏe, nhất là cho việc điều trị ung thư thể nặng, đòi hỏi cần số tiền lớn với thủ tục vay nhanh nhóng.

Rõ ràng, cơ hội chỉ đến với những người có chuẩn bị. Ngay từ hôm nay, việc chuẩn bị kế hoạch tài chính thông minh bảo vệ toàn diện cho bản thân và gia đình khi rủi ro không may ập tới là điều bạn nên cân nhắc. Với kế hoạch đó, bạn có thể bảo hiểm trước rủi ro, tích lũy trong hiện tại, đầu tư cho tương lai và an yên tận hưởng cuộc sống.

Chuyên đề