#Lãi suất
Triển vọng kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định, lạm phát ở nhiều nước tiếp tục duy trì ở mức cao. Ảnh: NC st

“Trận chiến” với lạm phát

(BĐT) - Trong hơn 18 tháng qua, lạm phát ở mức cao chính là cơn đau không dứt với các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, trở thành bóng ma ám ảnh thị trường tài chính và tạo sức nặng lên tâm trí không chỉ giới đầu tư mà còn cả người tiêu dùng toàn cầu. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, lịch sử của thế giới hậu đại dịch sẽ được định nghĩa bằng câu chuyện về cuộc chiến của các ngân hàng trung ương với lạm phát.
Bảo đảm thanh khoản và an toàn của hệ thống tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế. Ảnh: Lê Tiên

Ứng phó biến động tài chính - tiền tệ thế giới: Giám sát chặt chẽ, kịp thời hành động

(BĐT) - Trong vòng 1 tuần qua, đã có 3 ngân hàng của Mỹ phải “đóng cửa” do mất thanh khoản. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là do tình trạng lơ là kiểm soát với hệ thống ngân hàng. Mặt khác, một lực đẩy khiến các ngân hàng này “rơi xuống vực” là chính sách tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED). Đây là những vấn đề được đặt lên bàn cơ quan giám sát hệ thống tài chính của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Ảnh Internet

Fed được dự đoán sẽ tăng lãi suất thêm 3 lần trong năm nay

(BĐT) - Goldman Sachs và Bank of America (BofA) dự báo, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất thêm 3 lần nữa trong năm nay, sau khi những dữ liệu được công bố mới đây cho thấy, lạm phát vẫn còn dai dẳng và thị trường lao động phục hồi.
Hiện tại, NIM bình quân của các NHTM Việt Nam vào khoảng 3,2%-3,4%, cao hơn khá nhiều so với các ngân hàng tại Thái Lan, Singapore, Trung Quốc

Dự báo lãi suất huy động sẽ hạ nhiệt kể từ quý II/2023

(BĐT) -  Khối Phân tích Công ty Chứng khoán VNDIRECT (VNDS) vừa công bố Báo cáo thị trường tiền tệ với dự báo lãi suất huy động sẽ hạ nhiệt kể từ quý II/2023. Lãi suất huy động bình quân kỳ hạn 12 tháng kỳ vọng về mức 7,5%/năm vào cuối năm 2023, thấp hơn dự báo trước đó là 8,0-8,5%/năm.
Với diễn biến trên thế giới và kinh tế trong nước, việc bảo đảm ổn định hệ thống các tổ chức tín dụng tiếp tục là mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Ảnh: Tiên Giang

Áp lực điều hành chính sách tiền tệ

(BĐT) - Áp lực tỷ giá, lãi suất, lạm phát, nhu cầu vốn của nền kinh tế khiến chính sách tiền tệ có sự giằng co rõ nét trong năm 2022. Dự báo áp lực tỷ giá, lãi suất năm 2023 sẽ giảm nhiệt song vẫn còn quan ngại về rủi ro từ kinh tế thế giới, đòi hỏi công tác điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục linh hoạt, hiệu quả, lựa chọn mục tiêu ưu tiên trong sự cân bằng chung giữa các yêu cầu vĩ mô.
Ảnh Internet

Fed sẽ sớm giảm nhịp độ tăng lãi suất

(BĐT) - Theo biên bản cuộc họp tháng 11 của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vừa công bố hôm 23/11, đầu tháng này, các quan chức Fed đã nhất trí việc sớm thực hiện các đợt tăng lãi suất nhỏ hơn sau khi đánh giá tác động của chính sách đến nền kinh tế.
Doanh nghiệp khó tiếp cận vốn do nhiều ngân hàng đã hết hạn mức tín dụng. Ảnh: Lê Tiên

Cấp thiết giảm áp lực lãi suất với doanh nghiệp

(BĐT) - Đã có ngân hàng tăng lãi suất huy động lên mức 9,5%/năm, lãi suất cho vay cũng đã vượt qua ngưỡng 11%. Nhiều doanh nghiệp rất khó khăn trong việc tìm nguồn vốn từ tín dụng ngân hàng. Khi không còn nhiều “dư địa” giữ mặt bằng lãi suất ở mức thấp, nhiều ý kiến mong rằng, các chính sách hỗ trợ khác sẽ được Chính phủ và các bộ, ngành đẩy mạnh hơn nữa để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Ảnh Internet

Kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái trong 12 tháng tới

(BĐT) - Theo khảo sát được tờ The Wall Street Journal thực hiện, các chuyên gia kinh tế dự báo, Mỹ sẽ rơi vào suy thoái trong 12 tháng tới trong bối cảnh lạm phát dai dẳng, nền kinh tế thu hẹp và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng như một hệ quả tất yếu.
Tính đến ngày 23/9/2022, các tổ chức tín dụng mới giải ngân được khoảng 9.820 tỷ đồng trong gói hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp. Ảnh: Lê Nhã Chi

Lãi suất còn tăng, doanh nghiệp thêm khó

(BĐT) - Giá vốn tín dụng đã tăng lên mức mới và dự báo sẽ còn cao hơn trong thời gian tới, khiến doanh nghiệp (DN) càng thêm khó khăn. Để hỗ trợ DN tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng, bên cạnh việc chỉ đạo các tổ chức tín dụng giảm chi phí để giảm lãi vay, cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện gói hỗ trợ lãi suất.
Bản tin thời sự sáng 23/9

Bản tin thời sự sáng 23/9

(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là Ngân hàng Nhà nước tăng trần lãi suất huy động; dự án BOT Cai Lậy sẵn sàng thu phí thử vào ngày 25/9; Bắc Ninh bổ sung hơn 100 dự án vào kế hoạch sử dụng đất năm 2022; hàng ngày sẽ có tàu hỏa đi Lào Cai phục vụ khách du lịch Sapa…
Từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9, nhiều nhà băng đã điều chỉnh lãi suất huy động với mức tăng từ 0,2 đến 1 điểm phần trăm. Ảnh: Tấn Tiên

Áp lực tăng lãi suất vẫn lớn

(BĐT) - Đợt tăng lãi suất huy động vừa diễn ra được cho là do cung cầu nguồn vốn bất cân đối tại một số ngân hàng. Mặt khác, các ngân hàng nỗ lực chuẩn bị nguồn tiền với kỳ vọng tiếp tục được nới hạn mức tín dụng và dự phòng nguồn lực để bảo đảm cơ cấu vốn đáp ứng quy định. Nhiều ý kiến dự báo, từ nay đến cuối năm, áp lực tăng lãi suất vẫn lớn, cần chính sách điều hành phù hợp để giảm tác động đến hoạt động của doanh nghiệp và nền kinh tế.
Có ý kiến cho rằng, NHNN nên cân nhắc nới hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại để cung ứng vốn kịp thời cho nền kinh tế. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Có nên nới hạn mức tín dụng?

(BĐT) - Khi áp lực lạm phát hạ nhiệt, diễn biến tỷ giá USD/VND bớt căng thẳng, có ý kiến cho rằng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nên cân nhắc nới hạn mức (room) tín dụng cho các ngân hàng thương mại để cung ứng vốn kịp thời cho nền kinh tế. Trong khi đó, một số quan điểm cho rằng không nên chạy theo nhu cầu thị trường bởi có thể gây rủi ro với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và tính nhất quán trong điều hành chính sách tiền tệ.
Từ đầu tháng 7 đến nay, nhiều ngân hàng thương mại quyết định tăng lãi suất huy động từ 0,6 - 0,9%/năm tùy theo kỳ hạn. Ảnh: Nhã Chi

Khó kìm đà tăng lãi suất trước áp lực lớn

(BĐT) - Nhu cầu tín dụng tăng mạnh trong thời gian gần đây và dự kiến sẽ còn tiếp tục ở mức cao trong nửa cuối năm. Đây được coi là lực đẩy chủ đạo đối với mặt bằng mặt lãi suất trong thời gian tới. Nhiều ý kiến dự đoán, để thích ứng với bối cảnh mới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thể phải điều chỉnh lãi suất điều hành trong thời gian tới song mức tăng sẽ rất thận trọng để giảm tác động tiêu cực với doanh nghiệp và nền kinh tế.
Việt Nam cần nỗ lực kiểm soát tỷ giá, lãi suất. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Lường trước các tác động từ việc Fed tăng mạnh lãi suất

(BĐT) - Động thái tăng mạnh lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể giúp giảm đà tăng của lạm phát, song nền kinh tế lớn nhất thế giới nhiều khả năng rơi vào suy thoái, từ đó tác động bất lợi đến rất nhiều nền kinh tế, trong đó có Việt Nam. Nhiều ý kiến cho rằng, để ổn định vĩ mô, Việt Nam cần nỗ lực kiểm soát tỷ giá, lãi suất dù không dễ dàng trong giai đoạn hiện nay.