#Kinh tế Việt Nam
Ảnh minh họa: Internet

Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi mạnh mẽ trong tháng 8

(BĐT) - Ngân hàng Standard Chartered dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục giữ đà tăng trong tháng 8 khi quá trình phục hồi kinh tế đã cho thấy những tín hiệu lan tỏa. Ngân hàng này duy trì dự báo tăng trường GDP của Việt Nam sẽ đạt 10,8% trong quý III/2022 và 3,9% trong quý IV/2022, đưa tăng trưởng GDP cả năm đạt 6,7%.
Ảnh minh họa: Internet

Standard Chartered: Việt Nam trong xu hướng phục hồi mạnh mẽ

(BĐT) - Ngân hàng Standard Chartered tiếp tục duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 ở mức 6,7% và năm 2023 ở mức 7%. Dự báo này được đưa ra trong báo cáo kinh tế vĩ mô toàn cầu do Ngân hàng phát hành gần đây với tựa đề “Global Focus - Economic Outlook Q3-2022: Near the tipping point”.
Tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng cuối năm phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, cầu trong nước và đầu tư công. Ảnh: Lê Tiên

Kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm: Cẩn trọng với những thách thức, rủi ro

(BĐT) - Kinh tế Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, các tổ chức quốc tế và giới chuyên gia cho rằng, cần thận trọng, ứng phó linh hoạt và kịp thời với các thách thức và rủi ro từ cả bên ngoài và bên trong nền kinh tế để duy trì đà tăng trưởng tích cực trong năm nay và những năm tiếp theo.
Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam đạt 6,5% năm 2022 và 6,7% năm 2023. Ảnh: Lê Tiên

Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội: Khởi đầu tốt, cẩn trọng trước rủi ro gia tăng

(BĐT) - Theo các tổ chức quốc tế, kinh tế Việt Nam đã lấy lại đà phục hồi ổn định, có thể đạt mức tăng trưởng 5,3% - 6,5% trong năm nay. Tuy nhiên, cần cẩn trọng trước những trở ngại và rủi ro đang gia tăng. Việc triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cần có các tiêu chí rõ ràng và được giám sát chặt chẽ.
Thủy sản là ngành hàng có tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan EVFTA cao, trên 70%. Ảnh: Lê Tiên

Tác động của Covid-19 tới thực thi EVFTA: Linh hoạt ứng phó trong dài hạn

(BĐT) - Rất nhiều bằng chứng cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của Covid-19 tới hiệu quả thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) là có tính dài hạn làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự phục hồi kinh tế của Việt Nam. Nếu dịch Covid-19 kéo dài tới năm 2025, thậm chí hơn nữa thì cần có những giải pháp ứng phó kịp thời nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng, xuất khẩu, đầu tư của Việt Nam thông qua EVFTA.
Khơi mạch nguồn dân tộc, hồi phục nền kinh tế

Khơi mạch nguồn dân tộc, hồi phục nền kinh tế

(BĐT) - Trước thềm xuân mới, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã chia sẻ với Báo Đấu thầu những cảm nhận về một năm rất đặc biệt vừa qua và giải pháp để phục hồi, phát triển nền kinh tế trong thời gian tới.
Việt Nam đã tham gia rất nhiều hiệp định thương mại tự do và cần nỗ lực thực thi cam kết và cải cách thể chế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước vượt lên. Ảnh: Tiên Giang

Tăng trưởng dưới tiềm năng, cần đẩy mạnh cải cách

(BĐT) - Kinh tế Việt Nam tăng trưởng dưới tiềm năng của nền kinh tế. Cải cách thể chế là khâu then chốt để khơi dậy, phát huy tốt hơn nữa tiềm năng tăng trưởng. TS. Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế vĩ mô nhận định tại Tọa đàm Những xu thế kinh tế - chính trị lớn của năm 2022 do Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chiến lược Việt Nam tổ chức ngày 19/1/2022.
Nền kinh tế Việt Nam năm 2022 có thể đạt mức tăng trưởng trong khoảng 5,8 - 6,3%, nếu không có thêm những yếu tố tác động mới đáng kể xuất hiện. Ảnh: Lê Tiên

Năm 2022: Kỳ vọng tăng trưởng cao hơn

(BĐT) - “Con tàu” kinh tế Việt Nam đã đi qua một năm “sóng gió” chưa từng có tiền lệ. Năm 2022, những cơ hội, thách thức nào sẽ đến, triển vọng tăng trưởng kinh tế ra sao? Báo Đấu thầu đã có cuộc trao đổi với TS. Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam xung quanh câu chuyện này.
Trải qua đại dịch Covid-19 càng làm rõ hơn quan điểm về tăng trưởng gắn với việc lấy con người làm trung tâm và tăng sức chống chịu của nền kinh tế. Ảnh: Nguyễn Trí

Vượt khó và không ngừng cải cách

(BĐT) - Chia sẻ với Báo Đấu thầu về tác động của dịch Covid -19 với kinh tế Việt Nam, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, kinh tế Việt Nam đã không ít lần phải vượt khó và cải cách để đạt được thành tựu tăng trưởng trong nhiều năm qua.
Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi đã ký hàng loạt hiệp định thương mại tự do trong thời gian vừa qua. Ảnh: Hà Thanh

Lạc quan về triển vọng kinh tế trung và dài hạn

(BĐT) - Nền kinh tế Việt Nam năm 2021 đang gặp nhiều khó khăn, thách thức do tác động của dịch bệnh Covid-19, song nhiều chuyên gia, doanh nghiệp chia sẻ góc nhìn tương đối lạc quan về triển vọng trung và dài hạn của kinh tế Việt Nam sau khi vượt qua đại dịch.
Để giữ vững đà tăng trưởng kinh tế, phải vừa chống dịch, vừa hỗ trợ địa phương, các khu công nghiệp và doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhanh chóng phục hồi sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Lê Tiên

Tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm: Nhận diện thách thức và cơ hội

(BĐT) - Đợt bùng phát dịch Covid-19 từ cuối tháng Tư đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, gây khó khăn cho nỗ lực đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong quý II và cả năm nay. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, vẫn có nhiều yếu tố hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục hoạt động và tận dụng các cơ hội phát triển khi dịch bệnh được khống chế.
Việc duy trì hoạt động bình thường tại các khu công nghiệp, các nhà máy sản xuất là một trong những yếu tố hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế. Ảnh: Lê Tiên

Đón đầu sự phục hồi nhu cầu trên thế giới: Giảm thiểu tác động của dịch đến năng lực sản xuất

(BĐT) - Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư có thể sẽ cản trở sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, vẫn có những yếu tố tích cực, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, nếu duy trì được hoạt động sản xuất trong các khu công nghiệp và bảo đảm nguồn cung vắc xin thì nhiệm vụ thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch hiệu quả, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vẫn khả thi.
Trong 4 tháng, cả nước có 51,5 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 23,3% so với cùng kỳ năm 2020. Ảnh: Thúy Hằng

Thách thức lớn trong thực hiện mục tiêu kép

(BĐT) - Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), mục tiêu tăng trưởng cả năm 6,5% đặt ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP là thách thức không nhỏ vì các động lực tăng trưởng mới vẫn cần thời gian để định hình rõ nét, trong khi xuất khẩu, tiêu dùng, đầu tư tư nhân và FDI vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi diễn biến phức tạp của đại dịch.
Năm 2021 là thời điểm thuận lợi để Việt Nam có bước nhảy mới vượt lên khó khăn, vươn mạnh ra thế giới. Ảnh: Vũ Long

Kỳ vọng lớn trước thềm xuân mới

(BĐT) - Năm 2021 được đánh giá sẽ là năm phục hồi và tăng tốc trở lại của nền kinh tế Việt Nam nhờ những nền tảng quan trọng đã tạo dựng được trong năm 2020. Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng dự báo năm 2021 vẫn còn nhiều thách thức, rủi ro tiềm ẩn đối với tăng trưởng kinh tế. Báo Đấu thầu ghi lại một số dự cảm của chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp (DN) về triển vọng của kinh tế Việt Nam trước thềm xuân mới.
Lĩnh vực sản xuất sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính

Standard Chartered: Năm 2021, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt 7,8%

(BĐT) - Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021, đạt 7,8% so với mức 2,9% trong năm 2020. Lĩnh vực sản xuất sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính, giúp Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng vượt trội hơn so với các nền kinh tế khác tại châu Á.
Đầu tư công sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong phục hồi, tăng trưởng kinh tế năm 2021. Ảnh: Lê Tiên

Giải pháp nào để kinh tế phục hồi và tăng tốc?

(BĐT) - Theo nhiều chuyên gia, cuộc khủng hoảng Covid-19 sẽ còn tác động đến kinh tế Việt Nam không chỉ năm 2021 mà có thể cả giai đoạn 2021 - 2025. Trong một bối cảnh rủi ro và bất định, khả năng tăng trưởng cao trong giai đoạn này trở nên khó khăn hơn, đòi hỏi những chính sách và cơ chế thực thi mạnh mẽ hơn.
Sự phục hồi nhu cầu tiêu dùng trong nước, làn sóng đầu tư FDI, lực lượng lao động trẻ sẽ tiếp tục là động lực thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam vào năm 2021. Ảnh: Tường Lâm

Tìm kiếm, phát huy những động lực tăng trưởng mới

(BĐT) - Đến thời điểm này, hầu hết các dự báo đều cho rằng năm 2021, nền kinh tế Việt Nam sẽ có khả năng phục hồi khá mạnh. Chính phủ cũng thể hiện quyết tâm cao đạt mức tăng trưởng 6 - 6,5% để tạo nền tảng cho giai đoạn phát triển mới. Vậy đâu sẽ là những động lực quan trọng để đạt được mục tiêu của năm 2021 và duy trì bền vững trong dài hạn?
Năm 2021, kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, nhưng trong đó cũng ẩn chứa không ít cơ hội để bứt phá, tăng tốc. Ảnh: Tường Lâm

Nền tảng vững chắc cho chu kỳ tăng trưởng mới

(BĐT) - Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Trong bối cảnh nhiều biến động, cơ hội và thách thức đan xen, Nhà nước và doanh nghiệp cần phải làm gì để vượt qua khó khăn, tạo ra động lực cho tăng trưởng của nền kinh tế. Báo Đấu thầu trân trọng gửi tới quý độc giả một số ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp trước thềm chu kỳ tăng trưởng mới.
Nhiều dự báo cho rằng GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 3% trong năm 2020. Ảnh: Lê Tiên

Kinh tế 2021: Những tín hiệu lạc quan

(BĐT) - Kinh tế Việt Nam được đánh giá là đạt bước tiến vững chắc trong trạng thái “bình thường mới”. Nhiều dự báo cho rằng, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay nhờ sức bền của kinh tế trong nước và kinh tế đối ngoại. Kết quả này được coi là nền tảng quan trọng giúp kinh tế Việt Nam hồi phục và tạo đà tăng trưởng cao sau dịch Covid-19.
Nền kinh tế Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh lớn nhờ kiểm soát được đại dịch. Ảnh: Lê Tiên

Phục hồi xanh cũng cấp thiết như ứng phó Covid-19

(BĐT) - Việt Nam đang có những cơ hội để phục hồi nền kinh tế sau đại dịch và phục hồi xanh cần là ưu tiên của Chính phủ Việt Nam để phát triển nhanh, bền vững, hướng tới mục tiêu phát triển vào năm 2045. Việt Nam đã đi đầu trong ứng phó với đại dịch Covid-19, nhưng trong vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu vẫn còn đi chậm. Những bài học, kỳ tích từ ứng phó Covid-19 có thể áp dụng để ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi xanh.