#Kinh tế Việt Nam
Hoạt động thương mại của Việt Nam chưa cho thấy dấu hiệu rõ rệt của phục hồi. Ảnh minh họa: Internet

HSBC kỳ vọng kinh tế Việt Nam quý IV sẽ chứng kiến sự phục hồi đáng kể

(BĐT) - Tại báo cáo với tựa đề "Mùa hè kém sôi động", HSBC nhận định, GDP quý II của Việt Nam tăng cao hơn dự kiến, đạt 4,1% so với cùng kỳ năm trước, nhưng những thách thức trên diện rộng vẫn kéo dài. Đồng thời, HSBC hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 xuống 5,0% (từ mức 5,2%) và kỳ vọng quý IV sẽ chứng kiến sự phục hồi đáng kể.
Vietnam Report: Thị trường chứng khoán sẽ tăng giảm đan xen trong nửa cuối năm nay

Vietnam Report: Thị trường chứng khoán sẽ tăng giảm đan xen trong nửa cuối năm nay

(BĐT) - Theo kết quả khảo sát của Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) tiến hành trong tháng 4 - 5/2023, 55,6% số doanh nghiệp đánh giá thị trường chứng khoán (TTCK) sẽ tăng giảm đan xen trong nửa cuối năm nay; trong khi 22,2% số doanh nghiệp nhận định, thị trường ở trạng thái trầm lắng, thanh khoản cầm chừng. Nhiều chuyên gia tham gia khảo sát của Vietnam Report cho rằng, TTCK có những tín hiệu để kỳ vọng vào diễn biến tích cực hơn trong nửa cuối năm 2023.
Việt Nam cần có những chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số mạnh mẽ hơn để giúp doanh nghiệp vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu. Ảnh: Lê Tiên

Trước bước ngoặt cải thiện vị thế

(BĐT) - Trò chuyện với Báo Đấu thầu, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, quá trình hội nhập và phát triển của kinh tế Việt Nam đã đạt được những bước tiến dài về nhiều mặt. Song, trước bối cảnh thế giới có nhiều bất định và cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng gay gắt, Việt Nam cần nhìn lại cách làm trong những năm qua, dấn bước mạnh mẽ hơn để bắt nhịp với sự phát triển của khu vực và trên thế giới.
Xây dựng nguồn nhân lực Việt Nam chất lượng cao là giải pháp cốt lõi để nền kinh tế nước ta mạnh lên từ nội lực

Vượt mọi thách thức, xây dựng Việt Nam hùng cường

(BĐT) - Sau gần 50 năm thống nhất đất nước, Đại hội Đảng lần thứ XIII thổi bùng ngọn lửa khát vọng xây dựng một Việt Nam hùng cường. Để hiện thực hóa khát vọng cao quý và vinh quang này trong bối cảnh thế giới có nhiều bất định, cơ hội và thách thức đan xen, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục xây dựng và phát triển nền kinh tế Việt Nam mạnh lên từ nội lực, độc lập, tự chủ trong hội nhập quốc tế.
Theo OECD, kinh tế Việt Nam đã chứng tỏ khả năng phục hồi trước những cú sốc, bao gồm cả đại dịch Covid-19. Ảnh: Nhã Chi

OECD dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,5% năm 2023

(BĐT) - Ngày 26/4/2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) chủ trì, phối hợp với Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và các bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức Lễ Công bố “Báo cáo Kinh tế của OECD: Việt Nam 2023”. Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương chủ trì buổi Lễ.
Năm 2022, vải thiều Việt Nam được xuất khẩu sang 30 nước trên thế giới . Ảnh: Phú An

Kinh tế Việt Nam sẽ “lách qua khe cửa hẹp”

(BĐT) - Hàng loạt dự báo của các định chế tài chính uy tín quốc tế về kinh tế thế giới, đặc biệt những nền kinh tế hàng đầu thế giới năm 2023 khá ảm đạm. Việt Nam đã tham gia sâu rộng với kinh tế toàn cầu, về lý thuyết, cũng chịu tác động tiêu cực. Tuy nhiên, theo đánh giá của TS. Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ: “Năm 2023, Việt Nam sẽ lách qua khe cửa hẹp”.
Khai phóng nguồn lực, tạo không gian phát triển mới cho đất nước

Khai phóng nguồn lực, tạo không gian phát triển mới cho đất nước

(BĐT) - Năm 2022, trong bối cảnh bầu trời kinh tế thế giới u ám và giông bão, Việt Nam nổi lên như một ngôi sao sáng. Việc vượt qua được những cơn gió ngược để tăng trưởng nhanh, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô đã góp phần khẳng định Việt Nam là địa chỉ đầu tư an toàn, điểm đến mới hấp dẫn. Trong lòng đất nước, Việt Nam đang tự chuyển mình mạnh mẽ, khai phóng các nguồn lực, tạo không gian phát triển mới, mở ra nhiều cơ hội tiến nhanh và vững chắc đến mục tiêu thịnh vượng.
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao và ổn định trong bối cảnh quốc tế đầy biến động. Ảnh: Đông Giang

Việt Nam - ngôi sao sáng trên trường quốc tế

(BĐT) - Những ngày cuối năm 2022, có một sự kiện được cộng đồng quốc tế đánh giá cao đó là việc Việt Nam - Hàn Quốc nâng tầm quan hệ hai nước lên “Đối tác chiến lược toàn diện”. Cùng với sự phục hồi kinh tế ngoạn mục, thành công trong chính sách đối ngoại, hội nhập quốc tế sâu rộng cho thấy con đường vươn tới thịnh vượng, hùng cường của đất nước tiếp tục tạo thêm những dấu mốc quan trọng.
Doanh nghiệp mong chờ những chính sách ổn định và tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Song Lê

Linh hoạt trong thực thi chính sách hỗ trợ DN

(BĐT) - Việc Trung Quốc mở cửa nền kinh tế và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự kiến tăng lãi suất là hai yếu tố quan trọng nhất tác động đến kinh tế Việt Nam trong năm nay. Để ứng phó với các biến động đó, giới chuyên gia khuyến nghị, cần nâng cao hiệu quả các chính sách hỗ trợ bằng cách tạo động lực thực thi từ các cấp, có thể tính đến việc nới lỏng chính sách tiền tệ ở thời điểm phù hợp và tạo dựng niềm tin để khơi thông thị trường vốn cho doanh nghiệp.
Tăng trưởng kinh tế năm 2023 có thể đạt 6,5 - 6,7% trong điều kiện quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi, các tác động từ bối cảnh quốc tế không quá lớn. Ảnh: Nguyễn Trí

“Vững tay chèo” trong cơn gió nghịch

(BĐT) - Những thách thức mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt trong năm 2023 đã được nhận diện khá rõ nét nên để “vững tay chèo” trong cơn gió nghịch, Việt Nam cần có các quyết sách linh hoạt ứng biến với bối cảnh toàn cầu. Các chuyên gia, nhà quản lý, đại diện doanh nghiệp chia sẻ một số nhận định và khuyến nghị chính sách cho năm 2023.
10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2022

10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2022

(BĐT) - Năm 2022, kinh tế Việt Nam có sự phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ, tiếp tục ghi dấu son về thành quả phát triển trên trường quốc tế. Với quyết tâm hiện thực hóa khát vọng phát triển Việt Nam trong trung và dài hạn, nhiều quyết sách của Đảng và Nhà nước đã được ban hành năm 2022, hướng đến mục tiêu khai phóng các nguồn lực, tạo không gian phát triển mới cho Đất nước. Dưới đây là 10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2022 do Báo Đấu thầu bình chọn.
Ảnh minh họa: Internet

HSBC cảnh báo thời kỳ xuất khẩu "ngủ đông" của Việt Nam

(BĐT) - Ngân hàng HSBC đánh giá, Việt Nam đã bị ảnh hưởng không nhẹ do thương mại toàn cầu chậm lại khi lần đầu tiên chứng kiến xuất khẩu sụt giảm đáng kể so với hai năm trở lại đây. Sự sụt giảm bắt nguồn từ suy thoái kinh tế ở Mỹ, điểm đến xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Mặc dù nhu cầu nội địa tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng trong tháng 11, lạm phát tiếp tục là một vấn đề đáng lưu tâm.
Năm 2022, kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng 8%, vượt trội so với các quốc gia khác trong khu vực nhờ xuất khẩu tăng mạnh, sự phục hồi của cầu tiêu dùng....Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Kinh tế Việt Nam năm 2023: Đối diện nhiều bất ổn trong và ngoài nước

(BĐT) - Năm 2022, kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng 8%, vượt trội so với các quốc gia khác trong khu vực nhờ xuất khẩu tăng mạnh, sự phục hồi của cầu tiêu dùng và hoạt động du lịch quốc tế dần trở lại. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, tăng trưởng toàn cầu chậm lại và rủi ro bất ổn tài chính gia tăng là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023 và 2024.
Ảnh minh họa

WB: Nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều lực cản

(BĐT) - Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đang đối mặt với nhiều lực cản mạnh. Trong đó, sức cầu bên ngoài chững lại trong khi điều kiện huy động tài chính toàn cầu bị thắt chặt gây ảnh hưởng đến tỷ giá; lạm phát giá tăng và điều kiện huy động tài chính trong nước cũng bị thắt chặt có thể ảnh hưởng đến cầu trong nước.
Hai khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp hiện nay là đứt gãy chuỗi cung ứng và chi phí sản xuất gia tăng. Ảnh: Lê Tiên

Nhận diện rõ nguy cơ để gỡ khó cho doanh nghiệp

(BĐT) - Kinh tế Việt Nam đang trên đà về đích vượt kế hoạch năm 2022, nhưng thách thức, nguy cơ với cộng đồng doanh nghiệp đang ngày một lớn. Tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội ngày 27/10, nhiều ý kiến cho rằng, các cơ quan chức năng cần nhìn thẳng vào nguy cơ để tìm ra những giải pháp hỗ trợ thiết thực, giúp khu vực doanh nghiệp (DN) trụ vững trên thương trường.
Trong ba trụ cột để đạt tới phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế là một điều kiện cần. Ảnh: Song Lê

Nâng tầm nền kinh tế, cần vững nguyên lý “kiềng ba chân”

(BĐT) - Nền kinh tế nước ta đang tăng lên về lượng với dấu ấn năm 2021, GDP danh nghĩa đạt 368 tỷ USD, đứng thứ 5 trong khu vực và đứng thứ 41 trên thế giới. Tháng 7 năm 2022, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo GDP toàn cầu sẽ đạt 104.000 tỷ USD vào cuối năm 2022, trong đó GDP Việt Nam đạt 409 tỷ USD, đứng thứ 39 trên thế giới.
Ảnh minh họa: Internet

FDI công nghệ cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

(BĐT) - Theo Chuyên gia Kinh tế trưởng của VinaCapital Michael Kokalari, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã và đang được đẩy nhanh vào năm 2022. Do đó, Ngân hàng Thế giới (WB), IMF và các tổ chức khác gần đây đã điều chỉnh mạnh mẽ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam, với ngày càng nhiều nhà kinh tế kỳ vọng mức tăng trưởng sẽ vượt 8% trong năm nay. Điều này khiến các nhà đầu tư đặt ra câu hỏi: Việt Nam có gì khác biệt và tại sao lại như vậy?
Xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài được kỳ vọng tiếp tục là động lực thúc đẩy đà phục hồi và tăng trưởng kinh tế năm 2022. Ảnh: Trần Ngọc

Phát huy nội lực để tăng trưởng bền vững

(BĐT) - Trải qua hai năm gian khó, kinh tế Việt Nam dần từng bước hồi phục nhờ những quyết sách đồng bộ và hiệu quả. Song, trước các thách thức của bối cảnh kinh tế mới, những nỗi lo cũ về nội lực của doanh nghiệp Việt vẫn còn đó. Do đó, bên cạnh việc tận dụng tốt cơ hội từ bên ngoài, cần nhìn nhận đúng và đủ về sức mạnh từ bên trong của nền kinh tế để phát huy các lợi thế, khắc phục những trở ngại để có những bước tiến bền vững trong thời gian tới.
Quyết tâm chuyển đổi nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh của Chính phủ sẽ tạo động lực cho tương lai tăng trưởng dài hạn của Việt Nam. Ảnh: Văn Cường

Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2022 - 2025

(BĐT) - Việt Nam kỷ niệm 77 năm lập quốc (2/9/1945 - 2/9/2022) diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế đang trở lại đà tăng trưởng nhanh sau biến cố đại dịch Covid-19. Với khát vọng tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt 6,8 - 7%; đến năm 2025, GDP đạt 4.500 USD/người, các động lực tăng trưởng cần được khơi dậy và lan tỏa, để tạo sức mạnh cộng hưởng cho nền kinh tế về đích thành công.
2 năm Covid-19, giá trị xuất nhập khẩu Việt Nam liên tục lập kỷ lục. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Nhiều dự báo lạc quan về kinh tế Việt Nam

(BĐT) - Standard Chartered, HSBC, SSI, VinaCapital… đã công bố những dự báo lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 - 2023, nhưng để hiểu và đặt niềm tin vào các dự báo thì người đọc cần nhìn vào cái gốc tạo nên tăng trưởng, đó là tổng cầu.