#kinh tế
Bức tranh kinh tế 9 tháng năm 2018 có nhiều điểm nhấn ấn tượng. Ảnh: Lê Tiên

Kinh tế đi đúng hướng, tạo đà cho năm sau

(BĐT) - Nền kinh tế đang đi đúng hướng, nhiều chỉ tiêu những năm trước khó đạt, năm nay đều hoàn thành. Trong đó, sự ổn định kinh tế vĩ mô là thành tựu quan trọng, cùng với tăng trưởng cao, tạo tiền đề phát triển bền vững trong những năm sau.
Phương án phân vùng hiện tại đặt nặng tính đồng nhất về điều kiện tự nhiên, chưa tính đầy đủ đến tính liên kết và thị trường. Ảnh: Tường Lâm

Phân lại vùng kinh tế để tạo không gian phát triển

(BĐT) - Các quy hoạch vùng được lập trước đây chỉ còn hiệu lực đến năm 2020. Để triển khai thực hiện Luật Quy hoạch sao cho quy hoạch vùng phù hợp với bối cảnh phát triển mới, tạo ra không gian mới cho tăng trưởng, cải cách kinh tế, hội nhập quốc tế, thì phải tiến hành phân vùng để lập các quy hoạch vùng cho giai đoạn 2021 - 2030.
Thể chế, chính sách vượt trội sẽ thu hút được nguồn lực đầu tư rất lớn từ tư nhân vào các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Ảnh: Lâm Thanh Sơn

Đặc khu sẽ đem lại nhiều lợi ích

(BĐT) - Một số chuyên gia kinh tế đặt dấu hỏi, liệu lợi ích mà các khu hành chính - kinh tế đặc biệt (đặc khu) mang lại có tương ứng với chi phí bỏ ra hay không? Song ở chiều ngược lại, rất nhiều nhà đầu tư đánh giá cao và cho rằng, việc xây dựng 3 đặc khu sẽ tạo ra sức hấp dẫn mới thu hút nguồn vốn nước ngoài. 
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp về xây dựng kết cấu hạ tầng

Tìm nguồn lực mới phát triển kết cấu hạ tầng

(BĐT) - Ngày 28/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về việc thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TƯ về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, áp dụng chuẩn mực quốc tế, chuẩn hóa quy trình và ứng dụng công nghệ hiện đại vào ngành thống kê. Ảnh: Lê Tiên

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: “Số liệu nào, chính sách đó”

(BĐT) - Mặc dù không chạy theo số lượng tăng trưởng nhưng con số này lại ảnh hưởng đến nhiều chỉ tiêu chất lượng khác của nền kinh tế. Do đó, với việc lần đầu tiên có kịch bản tăng trưởng hàng quý đã giúp Thủ tướng Chính phủ đánh giá được thực chất hoạt động từng ngành. Từ đó, có những chỉ đạo cụ thể với từng bộ trưởng, trưởng ngành, góp phần đạt được thành tích tăng trưởng trong năm 2017.
Công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2017 có sự đóng góp lớn của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài là Samsung. Ảnh: Đức Thanh

6,81% - con số mang lại nhiều cảm xúc

(BĐT) - Kết quả tăng trưởng đạt được trong năm nay lên đến 6,81% đã vượt mục tiêu Quốc hội đề ra và cao hơn mức tăng trưởng của các năm từ 2011 - 2016. Kết quả này khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành các địa phương cùng nỗ lực thực hiện.
Ảnh Internet

IMF: Kinh tế Australia phát triển với tốc độ “khiêm tốn”

(BĐT) - Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cho biết, nền kinh tế Australia dự kiến sẽ tăng tốc với tốc độ “khiêm tốn” do sự tăng trưởng về tiền lương thấp ảnh hưởng tiêu cực đến tiêu dùng, đòi hỏi nới lỏng tiền tệ và các biện pháp tài chính.
Chính phủ xác định mục tiêu hàng đầu của năm 2018 không phải là tăng trưởng cao, mà tạo chuyển biến rõ nét, thực chất trong thực hiện các đột phá chiến lược. Ảnh: Trần Vũ

Thời cơ nâng chất lượng tăng trưởng

(BĐT) - Kinh tế năm 2017 đạt tốc độ tăng  trưởng cao, đồng thời chuyển dịch tích cực, sẽ tạo nền tảng tốt để năm 2018 có điều kiện tập trung nhiều hơn cho cải thiện chất lượng tăng trưởng, đảm bảo phát triển bền vững.
Sau 5 năm triển khai Chương trình Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng đã giải ngân cho vay 44.183 khách hàng với số tiền lên đến 761.805 tỷ đồng. Ảnh: Lê Tiên

Doanh nghiệp không lo thiếu vốn

(BĐT) - Chương trình Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp (Chương trình) được triển khai vào tháng 7/2012 tại TP.HCM trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nợ xấu “như cục máu đông”. 
Hội nghị khẳng định hợp tác kinh tế Việt Nam - Singapore đã phát triển mạnh mẽ trên cả 6 lĩnh vực hợp tác. Ảnh: Lê Tiên

Tầm nhìn mới quan hệ kinh tế Việt Nam – Singapore

(BĐT) - Hôm qua (17/10), Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 13 về kết nối kinh tế Việt Nam - Singapore đã diễn ra tại Hà Nội với sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Việt Nam Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng Bộ Công Thương Singapore Lim Hng Kiang. Hội nghị đã tiếp tục củng cố, làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7%, vẫn phải nỗ lực phấn đấu rất nhiều, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế cần đạt tăng trưởng 7,31% trong quý IV. Ảnh: Phạm Hương

Kịch bản sáng cho kinh tế cuối năm

(BĐT) - GDP quý III/2017 đã có sự bứt tốc ấn tượng, tạo niềm tin cho nhiều dự báo lạc quan. Với đà tăng trưởng mạnh mẽ này, dù còn nhiều thách thức phía trước, song một kết thúc tốt đẹp đối với kinh tế Việt Nam vào quý IV và trong cả năm 2017 có cơ sở để kỳ vọng.
Điểm sáng trong tăng trưởng của khu vực công nghiệp và xây dựng là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với mức tăng 12,77% . Ảnh: Lê Tiên

Tín hiệu tốt về tốc độ, chất lượng tăng trưởng

(BĐT) - Sau 2 quý đầu năm với những băn khoăn về khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng năm nay (6,7%), sáng 29/9, Tổng cục Thống kê (TCTK) đã công bố số liệu tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2017 với nhiều điểm sáng. 
Tăng trưởng trong quý II/2017 và cả năm lần lượt ở mức 5,7% và 6,1%. Ảnh: Tường Lâm

VEPR hạ dự báo tăng trưởng quý II/2017 xuống mức 5,7%

(BĐT) - Nhóm nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội vừa công bố dự báo tăng trưởng trong quý II/2017 và cả năm lần lượt ở mức 5,7% và 6,1%. Đây là mức dự báo thấp hơn 0,3 điểm % so với dự báo trước đó của nhóm nghiên cứu này và thấp hơn đáng kể so với mục tiêu 6,7% của Chính phủ đặt ra cho cả năm.
Nhập siêu quý I/2017 là 1,9 tỷ USD, bằng 4,3% kim ngạch xuất khẩu. Ảnh: Lê Tiên

Nhận diện khó khăn của nền kinh tế

(BĐT) - Những số liệu kinh tế của quý I cho thấy nền kinh tế đã trải qua 3 tháng đầu năm không thuận lợi. Đó có thể là phù hợp quy luật chu kỳ kinh tế nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nền kinh tế đang đối diện với nhiều thách thức.
Triển lãm quốc tế lần thứ 9 về ngành Công nghiệp Nhựa, In ấn và đóng gói bao bì

Triển lãm quốc tế lần thứ 9 về ngành Công nghiệp Nhựa, In ấn và đóng gói bao bì

(BĐT) - Triển lãm quốc tế lần thứ 9 về ngành Công nghiệp Nhựa, In ấn và đóng gói bao bì tại Hà Nội, sẽ diễn ra vào ngày 22-25 tháng 3 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (I.C.E., Ha Noi). Triển lãm được tổ chức dưới sự hợp tác của Chi nhánh Công ty Cổ phần Quảng cáo & Hội chợ thương mại (VINEXAD), Công ty Quốc tế Chan Chao, Công ty Thương mại và Dịch vụ tiếp thị Yorkers Việt Nam...
Dệt may là một trong những ngành hưởng lợi nhờ EVFTA. Ảnh: Tường Lâm

Việt Nam có thể lạc quan với EVFTA

(BĐT) - Nhiều chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp đã có mặt tại Hội thảo "EVFTA và những tác động thay đổi vị thế của Việt Nam trong khối ASEAN" do Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) phối hợp với Mạng lưới Doanh nghiệp EU - Việt Nam (EVBN) tổ chức. 
Cần thiết có chính sách để các doanh nghiệp start-up tìm kiếm được nguồn vốn, hỗ trợ về nơi làm việc chung

Bệ phóng mới cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

(BĐT) - Tiếp thêm niềm tin, kỳ vọng vào một bệ phóng mới cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong tương lai, để đây thực sự trở thành một động lực mới giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đưa đất nước phát triển bền vững.