#khu chế xuất
Hơn 176,7 triệu USD đầu tư vào khu công nghiệp ở TP.HCM

Hơn 176,7 triệu USD đầu tư vào khu công nghiệp ở TP.HCM

(BĐT) - Theo Ban Quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp TP.HCM, trong tháng 2 đầu năm, tổng vốn đầu tư thu hút (kể cả cấp mới và điều chỉnh) đạt 176,71 triệu USD, đạt 32,13% kế hoạch năm. Diện tích đất cho thuê đạt 0,81 ha; diện tích nhà xưởng cho thuê đạt 4.634 m2.
TP.HCM hiện có 17 khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy khoảng 80%. Ảnh: Lê Tiên

TP.HCM hoạch định “đường băng” phát triển KCN

(BĐT) - Sau thời gian dài thu hút đầu tư, TP.HCM đang hoạch định “đường băng” để phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN-KCX) tới năm 2030 theo hướng hiệu quả cao hơn. Trong đó, việc khắc phục những hạn chế hiện tại như công nghệ lạc hậu, thâm dụng lao động, giá trị gia tăng thấp, cạn dư địa tăng trưởng, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường… sẽ được Thành phố cân nhắc tính toán.
Đa số các khu nhà trọ dạng “dãy phòng trọ cho thuê” thường lụp xụp, không đảm bảo chất lượng, rất thiếu tiện ích, không đảm bảo an ninh, an toàn, phòng cháy chữa cháy. Ảnh: Internet

Kiến nghị bổ sung tiêu chuẩn tối thiểu đối với phòng trọ để công nhân "dễ thở"

(BĐT) - Hiện nay, hàng triệu công nhân, lao động sinh sống trong hàng trăm nghìn phòng trọ trên cả nước, vì vậy việc bổ sung quy định “tiêu chuẩn tối thiểu đối với phòng ở”, nhất là “tiêu chuẩn tối thiểu đối với phòng trọ thuộc khu nhà trọ cho thuê” vào “Dự thảo TCVN Nhà ở riêng lẻ - Yêu cầu chung về thiết kế” là cần thiết.
VASI đề nghị cho phép cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp, khu chế xuất tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người lao động, và đáp ứng yêu cầu “tối thiểu 10% người lao động có nguy cơ cao” thay vì 20%. Ảnh Lê Tiên

Phát huy vai trò chủ động của doanh nghiệp trong phòng chống dịch

(BĐT) - Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch (PCD) Covid-19 đang tổ chức lấy ý kiến rộng rãi về Hướng dẫn tạm thời Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Đây cũng là một trong những vấn đề được cộng đồng doanh nghiệp (DN) hết sức quan tâm hiện nay để sớm chủ động lên phương án sản xuất kinh doanh.
Hiện cả nước có 395 khu công nghiệp, 18 khu kinh tế ven biển, 26 khu kinh tế cửa khẩu, 3 khu công nghệ cao và 730 cụm công nghiệp, giải quyết việc làm cho khoảng 4,5 triệu lao động. Ảnh: Lê Tiên

Ưu tiên vắc xin cho khu công nghiệp để phục hồi sản xuất kinh doanh

(BĐT) - Ngày 20/9/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã chủ trì Hội nghị trực tuyến với các địa phương nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp sản xuất tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao và cụm công nghiệp.
Hiện nay, thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất là của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: Lê Tiên

Dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất: Đề xuất phân cấp cho địa phương quyết định chủ trương đầu tư

(BĐT) - Thực hiện chủ trương đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước cho địa phương và cải cách thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa đề xuất phân cấp cho UBND cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX).
Quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh (đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) là một trong những thủ tục hành chính được bãi bỏ. Ảnh: Lê Tiên

Bãi bỏ 58 thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư

(BĐT) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa ban hành Quyết định số 701/QĐ-BKHĐT công bố thủ tục hành chính mới, bãi bỏ trong lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ. Trong đó, công bố 55 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 58 thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư. Quyết định có hiệu lực từ ngày 2/6/2021.
Mạng lưới khu công nghiệp, khu chế xuất đã và đang phát huy vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động ở nước ta. Ảnh: Lê Tiên

Những khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất nổi bật ở một số địa phương

(BĐT) - Trên hành trình 30 năm xây dựng và phát triển, hệ thống khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), khu kinh tế (KKT) của Việt Nam không ngừng phát triển, trở thành nhân tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong xu thế dịch chuyển dòng vốn đầu tư hiện nay. Báo Đấu thầu trân trọng giới thiệu một số KCN, KCX, KKT nổi bật ở một số địa phương.

Các khu công nghiệp đang có xu hướng ưu tiên thu hút các dự án có hàm lượng công nghệ cao, ít ô nhiễm môi trường, không thâm dụng tài nguyên. Ảnh: Lê Tiên

Xanh hơn, sạch hơn để phát triển bền vững

(BĐT) - Sau 30 năm xây dựng và phát triển khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT), đến nay, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, thu hút các nguồn lực đầu tư trong và nước ngoài, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo hướng xanh, bền vững.

Tổng vốn đầu tư trong và ngoài nước đến nay vào khu công nghiệp, khu chế xuất tương đương 171 tỷ USD, trung bình 4,61 triệu USD/ha đất công nghiệp đã cho thuê. Ảnh: Lê Tiên

Bứt phá trong thu hút đầu tư

(BĐT) - Ước tính, đến nay các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) đã thu hút được gần 9.000 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 150.000 triệu USD. Trong 30 năm xây dựng và phát triển, KCN, KCX đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Thực tiễn đòi hỏi việc phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế cần được đổi mới mạnh mẽ để thích ứng với bối cảnh thế giới và trong nước. Ảnh: Lê Tiên

3 giai đoạn phát triển khu công nghiệp

(BĐT) - Để có 1 bộ mặt phát triển toàn diện, có chiều sâu trong thu hút đầu tư có chất lượng và trọng điểm như hiện nay, các khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) Việt Nam đã trải qua hành trình 30 năm xây dựng và không ngừng phát triển.

Việc phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế cần được hoạch định với sự liên kết vùng chặt chẽ, tạo hiệu ứng thúc đẩy phát triển kinh tế nội vùng và liên vùng một cách tích cực. Ảnh: Lê Tiên

Nhất quán với chủ trương phát triển bền vững

(BĐT) - Là một trong những người đóng góp ý kiến cho việc xây dựng mô hình khu chế xuất đầu tiên tại Việt Nam, ông Huỳnh Bửu Sơn, thành viên Nhóm Nghiên cứu Chuyên đề (do Thành ủy TP.HCM thành lập năm 1986) đã chia sẻ với Báo Đấu thầu những mặt được và chưa được của quá trình phát triển mô hình này để có định hướng phát triển tốt hơn cho giai đoạn sắp tới.

Các KCN của TP.HCM phân bố không tập trung và thiếu tính liên kết. Ảnh: Quang Tuấn

Gỡ khó phát triển KCN-KCX tại TP.HCM

(BĐT) - Là thành phố năng động bậc nhất cả nước, song đến thời điểm này chỉ có khoảng 60% diện tích khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN-KCX) tại TP.HCM được lấp đầy. Điều này cho thấy, việc phát triển KCN tại đầu tàu kinh tế cả nước còn nhiều hạn chế.
Nhà ở cho công nhân trong các KCN, KCX chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu thực tế. Ảnh: Đinh Tuấn

Dự án nhà công nhân khó gọi vốn

(BĐT) - Theo Bộ Xây dựng, hiện mới chỉ có 20% công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) có chỗ ở ổn định, số còn lại đang thuê trọ ở nhà dân bên ngoài KCN, KCX với chất lượng phòng thấp. Nhu cầu nhà ở công nhân lớn như vậy, nhưng thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn chưa mấy mặn mà. Nguyên nhân vì đâu?
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Phân phối hàng Việt “tắc” ở ngân hàng

(BĐT) - Các ngân hàng vẫn chưa thiết tha tham gia vào chương trình “Bán hàng trả chậm phục vụ công nhân khu chế xuất (KCX) - khu công nghiệp (KCN)” mà TP.HCM đang muốn thí điểm.