Mua sắm bù từ đấu giá trực tuyến

Giới siêu giàu sẵn sàng bỏ ra hàng triệu USD để mua những chiếc vòng tay xa xỉ, hiếm có trên các trang đấu giá trực tuyến.

Theo Luxuo, thương mại và nền kinh tế toàn cầu bị chững lại vì ảnh hưởng của Covid-19. Lệnh giãn cách xã hội, cách ly tại nhà khiến giới siêu giàu thấy nhàm chán. Nhiều người dành toàn thời gian nuôi dạy con khu nghỉ dưỡng đắt đỏ như Yellowstone Ranch (Mỹ) hoặc bỏ 9 triệu USD mua xe hơi như siêu sao bóng đá Cristiano Ronaldo.

Qua trao đổi mới đây, công ty tài chính Bloomberg và Sotheby's - hãng bán đấu giá nổi tiếng - cho rằng mua sắm bù đang trở thành xu hướng. Giới siêu giàu sẵn sàng chi hàng trăm nghìn USD cho những món trang sức, kim cương từ các phiên đấu giá trực tuyến, xóa buồn chán trong thời gian chỉ ở nhà.

Giới siêu giàu sẵn sàng bỏ hàng triệu USD cho những chiếc vòng cổ đắt tiền. Ảnh: Luxuo.

Mùa đấu giá khởi đầu ảm đạm, nhiều phiên diễn ra hàng năm bị hủy bỏ do lệnh giãn cách nghiêm ngặt ở các thành phố tài chính lớn như: Zurich, Geneva (Thụy sĩ), London (Anh) và Hong Kong (Trung Quốc). Các chuyên gia cho rằng doanh số các mặt hàng trang sức năm 2020 sẽ chững lại như các lĩnh vực khác.

Giữa khó khăn, việc mua sắm vẫn diễn ra. Trong đó, buổi đấu giá của Antiqorum tại Geneva được tổ chức qua internet, điện thoại và đấu giá vắng mặt vào ngày 21/3, thu về 3,34 triệu USD. Ba trong năm lượt đấu thuộc về đồng hồ Patek Philippe. Theo Luxuo, tín đồ thời trang chi tiền "khủng" cho loạt đồng hồ Patek Philippe hiếm thấy. Tương tự, họ sẵn sàng trả khoản tiền sáu con số cho vòng tay và dây chuyền kim cương.

Mua sắm bù trở thành xu hướng khi giới siêu giàu chi hàng triệu USD cho những phiên đấu giá trực tuyến để xóa nỗi buồn chán.

Ban đầu, Sotheby’s dự kiến doanh số bán hàng trực tuyến ở mức 5,7 triệu USD, nhưng đã mang về cho công ty 6,1 triệu USD qua bốn buổi rao bán trực tuyến vào tháng 3, 4.

Theo Catharine Becket - chuyên gia "Magnificent Jewels" của Sotheby’s tại New York, sự tăng trưởng rõ rệt trong các giao dịch hạng sang là do khách hàng chỉ loanh quanh trong nhà và cuộc sống của họ tương đối buồn tẻ. "Mọi người đang chờ đợi dịch kết thúc, tôi nghĩ món trang sức triệu USD đang chờ đợi khiến họ thỏa mãn khi mọi thứ trở lại bình thường", ông nói với công ty tài chính Bloomberg.

Tạp chí WWD mới đây báo cáo Hermes mở lại cửa hàng flagship tại Quảng Châu (Trung Quốc), thu về 2,7 triệu USD trong ngày đầu. Về mặt tâm lý, giới thượng lưu có nhu cầu khẳng định vị thế của mình. Có người thích chi tiêu bù, người yêu nghệ thuật hay số khác thích thể hiện mình qua tài khoản ngân hàng.

Những chiếc vòng tay và dây chuyền kim cương luôn có sức hút đặc biệt. Ảnh: Luxuo.

Tại Nhật, Trung Quốc, giới giàu cũng bỏ ra số tiền lớn mua sắm bù. Nhiều ý kiến cho rằng sau trận động đất và sóng thần Tohoku năm 2011, nhiều người giàu tăng mua sắm và tận hưởng cuộc sống. Khi đối diện tương lai vô định, không ít người chọn sống ý nghĩa trong từng khoảnh khắc và chi tiêu tự do cho món đồ họ thích.

Theo số liệu do Cục Thống kê Singapore công bố trong tháng 4, tổng doanh thu bán lẻ trong tháng khoảng hơn 2 tỷ USD, 7,4% trong số đó đến từ bán hàng trực tuyến. Nước này sẽ thúc đẩy doanh số bằng mua sắm bù sau khi chấm dứt lệnh cách ly. Điều này có nghĩa giới siêu giàu Singapore sẽ tiêu khoản lớn trong thời gian cách ly.

Vòng đeo tay Cartier có từ những năm 1930, hiện được đấu giá trực tuyến tại Sotheby’s, ước tính từ 600.000 đến 800.000 USD. Phiên đấu giá kết thúc hôm 28/4. Ảnh: Sotheby’s.

Joolux là sàn giao dịch hàng hiệu chính hãng đã qua sử dụng, nơi cộng đồng đam mê hàng hiệu Việt có thể tham gia ký gửi, mua bán các sản phẩm cùng loạt dịch vụ hỗ trợ như: kiểm định, cho thuê và sửa chữa, phục hồi hàng hiệu.

Người tiêu dùng và độc giả có thể đóng góp ý kiến dưới mỗi bài viết để cùng chia sẻ, kết nối với cộng đồng yêu thích hàng hiệu và thời trang cao cấp.

Chuyên đề