#giải phóng mặt bằng
Dự án Đường trục trung tâm TP. Biên Hòa (từ đường Võ Thị Sáu đến đường Đặng Văn Trơn) chậm tiến độ do vướng mặt bằng. Ảnh: Như Nguyệt

Loạt dự án ở Đồng Nai tắc giải ngân vốn

(BĐT) - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cho thấy tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách dành cho giải phóng mặt bằng (GPMB) đang rất thấp. Tình trạng thiếu mặt bằng sạch dẫn tới nguy cơ chậm tiến độ các dự án xây dựng đang tạo áp lực rất lớn cho công tác giải ngân vốn đầu tư công của Đồng Nai trong các tháng còn lại năm 2024.
Bản tin thời sự sáng 18/3

Bản tin thời sự sáng 18/3

(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là Khánh Hòa kiểm tra toàn bộ dự án liên quan Tập đoàn Phúc Sơn; đề xuất chủ nhà trọ được vay ưu đãi giống chủ đầu tư nhà xã hội; nhà đất Quận 1 được đấu giá khởi điểm hơn 510 triệu đồng/m2; Thanh Hóa loại 70 dự án nhà ở thương mại chưa khả thi khỏi kế hoạch…
Đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất với đất chưa giải phóng mặt bằng là rất cần thiết

Đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất với đất chưa giải phóng mặt bằng là rất cần thiết

(BĐT) - Quy định giao đất, cho thuê đất thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất đối với trường hợp đất chưa giải phóng mặt bằng tại Điều 126 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là rất cần thiết và phù hợp với tình hình thực tiễn.
Ảnh minh họa: Nhã Chi

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu: Ngổn ngang mối lo đội chi phí mặt bằng

(BĐT) - Theo báo cáo mới nhất của Ban Quản lý dự án 85 (Bộ Giao thông vận tải), 2 gói thầu của Dự án thành phần 2 thuộc Dự án Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 gặp nhiều khó khăn dù đã khởi công hơn 6 tháng. Dự án có thể phát sinh nhiều chi phí giải phóng mặt bằng (GPMB) do công tác kiểm đếm, xác định nguồn gốc đất… chưa hoàn tất.
Nhiều hộ dân vẫn chưa nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng trên tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Bình Định. Ảnh: Hà Minh

Cao tốc Bắc - Nam qua Phú Yên, Bình Định: Quá hạn, vẫn chưa bàn giao xong mặt bằng

(BĐT) - Theo Nghị quyết số 18/NQ-CP về chủ trương đầu tư Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, đến 31/12/2023 các địa phương phải bàn giao 100% mặt bằng cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, một số địa phương như Bình Định, Phú Yên không thể hoàn thành đúng thời hạn.
Năm 2023, giải ngân vốn đầu tư công của nhiều địa phương đạt kết quả đáng ghi nhận. Ảnh: Lê Tiên

Nhiều kế sách làm nên “quả ngọt”

(BĐT) - Năm 2023 khép lại với nhiều kết quả đáng ghi nhận về con số giải ngân đầu tư công và tăng trưởng kinh tế. Đóng góp không nhỏ vào thành tựu chung đó là những nỗ lực thầm lặng của các địa phương với những cách làm riêng, sáng tạo, quyết liệt và hiệu quả. Trong số báo Chào năm mới 2024, Báo Đấu thầu trân trọng gửi tới quý độc giả một số cách làm hay từ địa phương và thành quả trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tại Dự án thành phần 3 - Vành đai 3 TP.HCM, tỉnh Đồng Nai phải giải phóng mặt bằng 65 ha với tổng số 749 hộ dân. Ảnh: Song Lê

Đồng Nai: Vướng mắc mặt bằng bủa vây dự án trọng điểm

(BĐT) - Tại Đồng Nai, hiện có 6 trên 7 dự án giao thông trọng điểm đang triển khai thi công gặp khó khăn về giải phóng mặt bằng (GPMB). Không chỉ vậy, 1 dự án thuộc nhóm khởi công năm 2023 và 3 dự án thuộc nhóm chuẩn bị khởi công cũng đang vướng GPMB. Do vậy, tỉnh Đồng Nai đang rất sốt ruột về tiến độ nhóm các dự án giao thông trọng điểm.
Bản tin thời sự sáng 31/10

Bản tin thời sự sáng 31/10

(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là đường sắt Bắc - Nam bị chia cắt do nhiều điểm sạt lở tại Hà Tĩnh; tổ hợp hóa dầu hơn 5 tỷ USD vận hành thương mại năm 2024; khánh thành đường Đông - Tây TP. Buôn Ma Thuột; Hòa Phát đạt 3.830 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế sau 9 tháng; hợp long cầu hơn 900 tỷ đồng ở cửa ngõ TP.HCM; Bộ Công Thương muốn điều chỉnh giá xăng dầu vào thứ Năm hàng tuần…
Năm 2022, trong số 2.086 dự án chậm tiến độ trong kỳ, có 1.514 dự án bị chậm có nguyên nhân do công tác giải phóng mặt bằng. Ảnh: Lê Tiên

Hợp sức gỡ nút thắt giải phóng mặt bằng

(BĐT) - Giải phóng mặt bằng (GPMB) chậm là “căn bệnh trầm kha” gây ra tình trạng chậm trễ trong giải ngân vốn đầu tư công. Ý thức tầm quan trọng của việc giải ngân đầu tư công trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn, rất cần động lực tăng trưởng từ dòng vốn nhà nước, nhiều giải pháp tháo gỡ rào cản đã được đề xuất, nhất là việc thúc đẩy GPMB. Bên cạnh sự nỗ lực của nhiều chủ thể, kỳ vọng lớn đặt vào việc sửa đổi Luật Đất đai tới đây sẽ gỡ được từ gốc nút thắt này.
Kế hoạch vốn năm 2023 của Bộ Giao thông vận tải là 94 nghìn tỷ đồng, gấp 1,7 lần năm 2022 Ảnh: Lê Tiên

Gỡ 3 “nút thắt” nhằm bứt phá giải ngân đầu tư công

(BĐT) - Những vướng mắc cản trở giải ngân đầu tư công tập trung vào 3 nhóm: thể chế chính sách, tổ chức thực hiện và phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương. Nút thắt thể chế đang được nỗ lực tháo gỡ nhưng không thể thay đổi trong một sớm một chiều, muốn bứt phá phải tập trung vào tổ chức thực hiện và nâng cao hiệu quả phối hợp. Thực tế đã chứng minh cùng một chính sách, cùng gặp những khó khăn, trở ngại tương tự, nhưng nơi nào tổ chức thực hiện tốt, nơi đó giải ngân nhanh.
Vốn cho Dự án Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành tăng hơn 8.000 tỷ đồng. Ảnh: Nhã Chi

Đội vốn giải phóng mặt bằng, giải pháp nào khắc chế?

(BĐT) - Thời gian qua có khá nhiều dự án trọng điểm quốc gia để xảy ra tình trạng đội vốn, phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, cạn kinh phí liên quan đến giải phóng mặt bằng (GPMB). Tình trạng này đặt ra vấn đề khâu chuẩn bị dự án, nghiên cứu khả thi cùng các phương pháp thu thập thông tin đầu vào dự án đang tồn tại nhiều bất cập.
Nhà thầu thi công hầm tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, vị trí giáp ranh giữa Quảng Ngãi và Bình Định. Ảnh: Hà Minh

Cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Nam Trung Bộ: “Chạy nước rút” giải phóng mặt bằng

(BĐT) - Những khó khăn cuối cùng trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), tái định cư (TĐC) tại Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 phải được tháo gỡ trong quý III/2023, đòi hỏi các địa phương liên quan phải tập trung cao độ cùng chủ đầu tư, nhà thầu để tháo gỡ vướng mắc, đưa Dự án đi đúng tiến độ.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Dự án Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc: Tìm lối ra sau 2 thập niên dang dở

(BĐT) - Dự án Đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQG) tại Hòa Lạc được phê duyệt từ năm 2003 với 13 dự án thành phần, tổng nhu cầu vốn đầu tư 7.230 tỷ đồng và tiến độ dự kiến hoàn thành năm 2015. Sau 20 năm triển khai chậm chạp với nhiều vướng mắc, đến nay, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) của Dự án mới đạt 78%, tổng nhu cầu vốn đã tăng lên 25.872,179 tỷ đồng nhưng nhiều hạng mục, dự án thành phần vẫn “chưa đâu vào đâu”.
Dự án đường Đông - Tây (giai đoạn I) Ninh Bình: Đề xuất tăng tổng mức đầu tư lên hơn 2.000 tỷ đồng

Dự án đường Đông - Tây (giai đoạn I) Ninh Bình: Đề xuất tăng tổng mức đầu tư lên hơn 2.000 tỷ đồng

(BĐT) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Ninh Bình vừa đề xuất điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường Đông - Tây (giai đoạn I) đã được phê duyệt từ 1.486 tỷ đồng lên 2.012,69 tỷ đồng (tăng 526,69 tỷ đồng) và phần kinh phí bổ sung này được sử dụng nguồn ngân sách Tỉnh.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Hà Nội: Khẩn trương thực hiện khu tái định cư Tân Châu để GPMB bằng đường Vành đai 4

(BĐT) - Văn phòng UBND TP. Hà Nội vừa ban hành văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông liên quan đến vị trí khu đất tái định cư cho các hộ dân thôn Tân Châu, xã Chu Phan, huyện Mê Linh (Hà Nội) để phục vụ giải phóng mặt bằng Dự án xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.