#giải ngân đầu tư công
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Đồng Tháp giải ngân đầu tư công đạt 62,33%

(BĐT) - Thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp cho biết, tính đến ngày 28/8, công tác giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 4.052 tỷ đồng, tương đương 62,33%, cao hơn 23,12% so với cùng kỳ năm 2022.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Bình Định: Giải ngân đầu tư công thuộc nhóm khá

(BĐT) - Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tỉnh Bình Định cho biết, đến thời điểm hiện tại, tổng giá trị giải ngân kế hoạch vốn năm 2023 đã thực hiện là hơn 3.103 tỷ đồng, đạt 32,3% kế hoạch vốn được giao. Dự kiến đến ngày 30/9, giá trị giải ngân chung nguồn ngân sách Tỉnh quản lý là 62,8% và phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư công do Tỉnh quản lý trong năm 2023.
Giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng năm 2023 ước đạt trên 267.625 tỷ đồng, bằng 37,85% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Ảnh: Tiên Giang

Gỡ vướng, dồn lực giải ngân đầu tư công

(BĐT) - Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 2 tháng gần đây đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, áp lực giải ngân vốn đầu tư công trong các tháng còn lại năm 2023 rất lớn, rất nhiều khó khăn, đặc biệt trong mùa mưa, lũ tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Các tháng cuối năm, các chủ đầu tư cần dồn lực tăng tốc giải ngân, góp phần hỗ trợ tổng cầu, tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.
Giải ngân đầu tư công được đánh giá là động lực tăng trưởng hàng đầu trong thời gian tới. Ảnh: Trần Chiến

Kích hoạt các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng

(BĐT) - Theo Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm sút tiếp tục có tác động tiêu cực đáng kể với nền kinh tế Việt Nam. Triển vọng tăng trưởng của Việt Nam tiếp tục ở mức thấp với dự báo chỉ đạt 4,7% trong năm 2023. Lạm phát dự báo ở mức 3,5% năm 2023 và 3% trong năm 2024, 2025. Trước đó, WB dự báo tăng trưởng GDP trong năm nay của Việt Nam ở mức 6%...
Nhiều doanh nghiệp vẫn còn khó khăn do tình trạng thiếu đơn hàng kéo dài và buộc phải thu hẹp sản xuất. Ảnh: Tiên Giang

Thúc đẩy “đầu tàu” kinh tế Đông Nam Bộ: Quyết liệt đưa nhanh giải pháp vào thực tiễn

(BĐT) - Bức tranh “đầu tàu” Đông Nam Bộ tiếp tục có những chuyển biến tích cực khi một số chỉ số kinh tế trọng yếu tháng 7 cải thiện hơn so với các tháng trước. Tuy nhiên, hoạt động tại nhiều doanh nghiệp vẫn rất khó khăn, đang tạo thách thức lớn cho việc thực thi mục tiêu tăng trưởng 8 - 8,5%/năm (giai đoạn 2021 - 2030) của khu vực này.
Đến cuối tháng 6/2023, Bình Dương mới giải ngân được 5,2 nghìn tỷ đồng, đạt 24,2% kế hoạch HĐND Tỉnh giao. Ảnh: Hoài Tâm

Bình Dương: Áp lực giải ngân đầu tư công còn rất lớn

(BĐT) - Trong 2 tháng gần đây, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Bình Dương đã được cải thiện, nhưng theo đánh giá của UBND Tỉnh, áp lực giải ngân trong các tháng còn lại là rất lớn nếu muốn hoàn thành mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao. Một lượng vốn khá lớn chưa được giải ngân, tập trung ở các công trình, dự án trọng điểm.
Trong nửa đầu năm 2023, khối lượng giải ngân đầu tư công của tỉnh Quảng Nam đạt 20,8%, thấp hơn mức bình quân của cả nước. Ảnh: L.P

Quảng Nam: Vốn chờ dự án hoàn thiện thủ tục, điều chỉnh tiến độ

(BĐT) - Năm 2023, Quảng Nam được bố trí tổng nguồn vốn đầu tư công mới là 7.949,015 tỷ đồng và 1.700 tỷ đồng chuyển từ năm 2022 sang. Theo ông Nguyễn Hồng Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, trong 6 tháng đầu năm, khối lượng giải ngân đầu tư công đạt 20,8%, thấp hơn mức bình quân của cả nước do thủ tục hồ sơ dự án chậm và phải điều chỉnh.
Nỗ lực khơi thông các hoạt động của nền kinh tế

Nỗ lực khơi thông các hoạt động của nền kinh tế

(BĐT) - Trao đổi với Báo Đấu thầu về bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm nay, TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, tổng cầu suy giảm là điều đáng quan ngại nhất đối với nền kinh tế nói chung và cộng đồng doanh nghiệp. Mục tiêu tăng trưởng GDP trong cả năm nay sẽ rất thách thức, song cần tiếp tục nỗ lực khơi thông các hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt là giải ngân đầu tư công.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Giải ngân đầu tư công vốn nước ngoài đạt thấp

(BĐT) - Theo Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), 6 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài của các địa phương rất thấp, chỉ đạt 6,32%. Trong đó, có 8/50 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 15% và có đến 16/50 địa phương chưa thực hiện giải ngân.
Ảnh minh họa: Internet

Xem xét hủy, chuyển dự toán các dự án không đủ khả năng giải ngân

(BĐT) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài của các bộ, ngành 6 tháng ước đạt 27,2% (tương đương 3.225 tỷ đồng). Để thúc đẩy giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài, một trong những kiến nghị đáng chú ý của Bộ Tài chính là các cơ quan chủ quản xem xét để đề nghị hủy, chuyển dự toán đối với các dự án không đủ khả năng giải ngân do vướng mắc đã quá lâu.
Việc lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực thi công có ý nghĩa rất quan trọng đối với chất lượng, hiệu quả của dự án đầu tư công. Ảnh: Huyền Trang

Nhiều địa phương tăng cường giám sát chất lượng đấu thầu

(BĐT) - Để tiến độ giải ngân đầu tư công về đích kế hoạch năm 2023, khâu chuẩn bị dự án, lựa chọn nhà thầu thi công luôn có vai trò rất quan trọng. Lãnh đạo một số địa phương như Long An, Bình Thuận, Lâm Đồng cho biết, sẽ giám sát chặt chẽ hoạt động thầu, yêu cầu hồ sơ mời thầu đảm bảo đúng quy định, khách quan, công bằng, thu hút sự tham gia cạnh tranh rộng rãi của các nhà thầu, tránh tình trạng đưa ra các tiêu chí cục bộ để chỉ nhà thầu tại địa phương mới đáp ứng được...
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Đồng Nai: Giải ngân đầu tư công đạt chưa tới 10%

(BĐT) - Theo UBND tỉnh Đồng Nai, tổng nguồn vốn đầu công trên địa bàn Tỉnh năm 2023 là gần 13 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay mới giải ngân đạt gần 1,3 nghìn tỷ đồng, chưa tới 10% kế hoạch. Trong đó, vốn ngân sách trung ương gần 600 tỷ đồng, giải ngân được hơn 25 tỷ đồng, đạt hơn 4,2% kế hoạch.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Long An: Giải ngân đầu tư công đạt 37,1% kế hoạch

(BĐT) - Theo UBND tỉnh Long An, tình hình đầu tư công trên địa bàn Tỉnh thời gian qua đã được tập trung chỉ đạo quyết liệt, tỷ lệ giải ngân đạt khá cao so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, tính đến hết tháng 4/2023, Tỉnh đã giải ngân 3.257,0 tỷ đồng, đạt 37,1% kế hoạch (cùng kỳ năm 2022 là 16,9%).
Nhiều dự án hạ tầng trọng điểm đang được tỉnh Sóc Trăng đốc thúc đẩy nhanh tiến độ. Ảnh minh họa: Nhã Chi

Sóc Trăng: Nhiều giải pháp thúc tiến độ giải ngân đầu tư công Đầu tư công

(BĐT) - Ông Lâm Hoàng Nghiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, nhằm tăng cường hiệu quả, tăng tốc giải ngân đầu tư công, Tỉnh chú trọng thực hiện nhiều giải pháp. Đặc biệt, Tỉnh tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý đất đai, nhất là nguồn gốc đất, quy hoạch sử dụng các loại đất nhằm hạn chế tối đa việc điều chỉnh phương án đền bù.
Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công sẽ góp phần phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh của khối doanh nghiệp tư nhân, tạo tác động tăng cầu nền kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng tín dụng. Ảnh: Song Lê

Kinh tế trông chờ kích cầu và giải ngân đầu tư công

(BĐT) - 4 tháng đầu năm 2023, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế mới đạt 2,66%, chưa bằng một nửa con số của cùng kỳ năm 2022. Diễn tiến này cho thấy tình hình sản xuất - kinh doanh đang rất khó khăn, sức cầu của nền kinh tế suy yếu. Trong bối cảnh hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, các chính sách kích cầu và thúc đẩy đầu tư công cần phát huy hiệu quả thực tế mới có thể cải thiện tăng trưởng tín dụng, tạo động lực cho nền kinh tế đạt được các chỉ tiêu đã đặt ra.