#giải ngân đầu tư công
Lợi nhuận định mức tại các gói thầu xây lắp giao thông hiện khoảng 5%, không đủ để bù đắp những bất cập về đơn giá, định mức và biến động giá vật liệu xây dựng. Ảnh: Nhã Chi

Xây dựng, ban hành định mức, đơn giá xây dựng: Tâm lý ngại trách nhiệm bao trùm

(BĐT) - Việc định mức, đơn giá lạc hậu, không theo kịp sự thay đổi của công nghệ, biện pháp thi công, thực tiễn thi công, biến động giá cả là chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” của đầu tư xây dựng, nhất là đối với công trình giao thông. Cần có “thuốc chữa” kịp thời “căn bệnh kinh niên” này để gỡ khó cho nhà thầu, thúc đẩy giải ngân đầu tư công, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Bộ Giao thông vận tải là đơn vị dẫn đầu cả nước về giải ngân vốn đầu tư công, dự kiến giải ngân cả năm đạt trên 95%. Ảnh: Lê Tiên

Khơi thông cơ chế, tạo đột phá về hạ tầng

(BĐT) - Năm 2023, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) được Thủ tướng Chính phủ giao số vốn đầu tư công lớn nhất từ trước tới nay với 95.000 tỷ đồng, gấp 1,7 lần so với năm 2022. Đánh giá cao những nỗ lực của Bộ GTVT trong việc khởi công 26 dự án trọng điểm, đi đầu trong giải ngân đầu tư công năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần có những giải pháp hiệu quả trong điều hành, quản lý để chống tham nhũng, tiêu cực trong quá trình triển khai các dự án, tránh thất thoát và lãng phí đầu tư công.
Bản tin thời sự sáng 12/12

Bản tin thời sự sáng 12/12

(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là giải ngân đầu tư công qua Kho bạc Nhà nước đạt gần 642.870 tỷ đồng; xuất khẩu tôm năm nay ước đạt 3,6 tỷ USD; hủy quy hoạch Dự án Safari Hồ Tràm hơn 600 ha tại Bà Rịa - Vũng Tàu; Lâm Đồng từ chối đề nghị của ông Đặng Lê Nguyên Vũ…
Quy mô vốn đầu tư công năm 2023 tăng khoảng 130 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch năm 2022, tăng khoảng 250 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch năm 2021. Ảnh: Tường Lâm

Gỡ vướng, chạy nước rút giải ngân đầu tư công

(BĐT) - Nhiều bộ, cơ quan trung ương, địa phương có tỷ lệ giải ngân đầu tư công thấp hơn mức trung bình của cả nước, đòi hỏi phải bứt tốc nhanh hơn trong giai đoạn nước rút. Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, trong cùng hệ thống pháp luật, cùng điều kiện khó khăn chung, một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương vẫn có tỷ lệ giải ngân tốt, là điểm đáng học hỏi trong nỗ lực thúc đẩy vốn đầu tư công.
Năm 2023, TP.HCM được giao giải ngân hơn 68.000 tỷ đồng, đến nay mới giải ngân 24.199 tỷ đồng, đạt 35% kế hoạch. Ảnh: Nhã Chi

TP.HCM giữ mục tiêu giải ngân đầu tư công 2023

(BĐT) - Chỉ còn hơn 40 ngày để TP.HCM hoàn tất khối lượng công việc khổng lồ, hướng đến chạm mốc giải ngân 95% kế hoạch vốn đầu tư công. Áp lực giải ngân 44.000 tỷ đồng đang đè nặng lên các sở, ngành và chủ đầu tư trên địa bàn.
Nhiều dự án hạ tầng tại Đông Nam Bộ gặp vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của các địa phương. Ảnh: Như Nguyệt

Đông Nam Bộ “đau đầu” với bài toán giải ngân đầu tư công

(BĐT) -Điều chuyển kế hoạch vốn tập trung cho các dự án giải ngân cao, quyết liệt tháo gỡ vướng mắc, hay phát động chiến dịch “60 ngày chạy nước rút” giải ngân đầu tư công là các động thái mới nhất của TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai để hoàn thành mục tiêu giải ngân trên 95% kế hoạch vốn năm 2023. Theo số liệu mới nhất của Bộ Tài chính, 3 địa phương lớn này còn hơn 65.747 tỷ đồng chưa giải ngân. Giải ngân chậm trở thành điểm trừ trong bức tranh kinh tế đang trên đà phục hồi của đầu tàu Đông Nam Bộ.
Tính tới ngày 19/10, giải ngân vốn đầu tư công của Bình Dương khoảng hơn 11 nghìn tỷ đồng, đạt 50,9% kế hoạch năm 2023. Ảnh: Hoài Tâm

Bình Dương: Nhiều dự án trọng điểm tắc giải ngân

(BĐT) - Dù đã gần hết tháng 10, nhiều dự án trọng điểm của tỉnh Bình Dương có tỷ lệ giải ngân rất thấp bởi các vướng mắc chưa thể tháo gỡ để giải phóng nguồn vốn đã bố trí theo kế hoạch. Cũng vì vậy, Bình Dương đang đối diện với áp lực giải ngân đầu tư công rất lớn trong những tháng cuối năm 2023.
Cầu Vĩnh Phú qua Sông Lô kết nối tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ là công trình giao thông hoàn thành giải ngân 100% năm 2023. Ản: Internet

Vĩnh Phúc triển khai nhiều giải pháp để “bứt phá” giải ngân đầu tư công

(BĐT) - Với sự quyết tâm vào cuộc của các cấp, các ngành, đến hết tháng 9/2023, toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã giao chi tiết vốn kế hoạch đầu tư công năm 2023 hơn 11.000 tỷ đồng, giải ngân ước đạt trên 5.600 tỷ đồng, bằng 73,6% so với kế hoạch vốn Trung ương giao (tỷ lệ giải ngân cả nước trung bình đạt 51,38% ), là địa phương xếp thứ 12 về tỷ lệ giải ngân đầu tư công cao trong cả nước.
9 tháng đầu năm 2023, Vĩnh Phúc là tỉnh duy nhất trong nhóm 5 tỉnh tăng trưởng âm trong quý I/2023 đã có sự phục hồi tăng trưởng dương khi GRDP theo giá hiện hành đã tăng 3,1%.

Vĩnh Phúc: Nhiều khởi sắc trong bức tranh kinh tế

(BĐT) - Do là địa phương có độ mở kinh tế cao nên những tác động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước đã ảnh hưởng tới kinh tế của Vĩnh Phúc trong giai đoạn đầu năm, tạo áp lực cho các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế chủ lực của tỉnh. Tình hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc sau 9 tháng năm 2023 hiện đang có dấu hiệu phục hồi, nhiều khởi sắc song áp lực trong các tháng cuối năm là hết sức khó khăn, đòi hỏi các cấp, ngành tập trung thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp.
Năm 2022, trong số 2.086 dự án chậm tiến độ trong kỳ, có 1.514 dự án bị chậm có nguyên nhân do công tác giải phóng mặt bằng. Ảnh: Lê Tiên

Hợp sức gỡ nút thắt giải phóng mặt bằng

(BĐT) - Giải phóng mặt bằng (GPMB) chậm là “căn bệnh trầm kha” gây ra tình trạng chậm trễ trong giải ngân vốn đầu tư công. Ý thức tầm quan trọng của việc giải ngân đầu tư công trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn, rất cần động lực tăng trưởng từ dòng vốn nhà nước, nhiều giải pháp tháo gỡ rào cản đã được đề xuất, nhất là việc thúc đẩy GPMB. Bên cạnh sự nỗ lực của nhiều chủ thể, kỳ vọng lớn đặt vào việc sửa đổi Luật Đất đai tới đây sẽ gỡ được từ gốc nút thắt này.
Kế hoạch vốn năm 2023 của Bộ Giao thông vận tải là 94 nghìn tỷ đồng, gấp 1,7 lần năm 2022 Ảnh: Lê Tiên

Gỡ 3 “nút thắt” nhằm bứt phá giải ngân đầu tư công

(BĐT) - Những vướng mắc cản trở giải ngân đầu tư công tập trung vào 3 nhóm: thể chế chính sách, tổ chức thực hiện và phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương. Nút thắt thể chế đang được nỗ lực tháo gỡ nhưng không thể thay đổi trong một sớm một chiều, muốn bứt phá phải tập trung vào tổ chức thực hiện và nâng cao hiệu quả phối hợp. Thực tế đã chứng minh cùng một chính sách, cùng gặp những khó khăn, trở ngại tương tự, nhưng nơi nào tổ chức thực hiện tốt, nơi đó giải ngân nhanh.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Mạnh tay điều chuyển vốn, Tiền Giang tăng hơn 28% giá trị giải ngân đầu tư công

(BĐT) - Theo UBND tỉnh Tiền Giang, năm 2023, Tỉnh triển khai thực hiện 318 dự án, công trình với tổng nguồn vốn đầu tư công là 5.295 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, toàn Tỉnh giải ngân được trên 3.230 tỷ đồng, đạt hơn 61% kế hoạch, tăng hơn 28% so cùng kỳ năm trước. Tỉnh đặt ra mục tiêu đến cuối năm 2023 giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư công trên địa bàn.
Lũy kế đến 31/8/2023, Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 ước giải ngân được 32.702 tỷ đồng, đạt 59,7% tổng kế hoạch được giao. Ảnh: Song Lê

Áp lực lớn về tiến độ, chất lượng giải ngân đầu tư công

(BĐT) - Ước thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) từ đầu năm tới hết tháng 8 là 319.985 tỷ đồng, tương đương khoảng 39,41% tổng kế hoạch vốn năm 2023. Để hoàn thành mục tiêu năm 2023, số vốn cần phải giải ngân trong những tháng còn lại khoảng 491.912 tỷ đồng. Lãnh đạo nhiều địa phương đang quyết liệt đẩy vốn NSNN vào dự án đồng thời yêu cầu các chủ đầu tư cần bảo đảm chất lượng từng dự án được giao.
Bản tin thời sự sáng 8/9

Bản tin thời sự sáng 8/9

(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là Bộ Giao thông vận tải phải giải ngân 46.000 tỷ đồng trong 5 tháng cuối năm; chưa được cho phép tổ chức trông giữ xe dưới gầm cầu cạn ở Hà Nội; cưỡng chế hơn 10 tỷ tiền thuế với chủ dự án 'ôm' đất vàng ven biển Quảng Bình; Đà Nẵng phấn đấu giải ngân đầu tư công đạt 100% kế hoạch vốn 2023…