#giá điện
Thời gian điều chỉnh giá điện dự kiến sẽ giảm từ 6 tháng xuống còn 3 tháng để phù hợp hơn với bối cảnh thị trường. Ảnh: Lê Tiên

Điều chỉnh giá điện bán lẻ theo cơ chế thị trường

(BĐT) - Bộ Công Thương vừa có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo sửa đổi Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, trong đó, đề xuất Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được quyền quyết định tăng hoặc giảm giá điện ở mức dưới 5%; đồng thời rút ngắn thời gian điều chỉnh từ 6 tháng xuống 3 tháng. Nhiều ý kiến kỳ vọng đề xuất trên sẽ được chấp thuận để giá điện dần điều chỉnh theo cơ chế thị trường, tạo động lực thu hút đầu tư vào ngành điện.
Bản tin thời sự sáng 18/1

Bản tin thời sự sáng 18/1

(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là tăng tần suất xe buýt, taxi, xe công nghệ phục vụ chuyến bay đêm dịp Tết; xử phạt 21 cá nhân liên quan đến vụ thao túng cổ phiếu FIR; EVN được giao nghiên cứu giá điện hai thành phần; giá cà phê lập đỉnh mới; Gang Thép Thái Nguyên báo lỗ gần 180 tỷ đồng…
Bản tin thời sự sáng 10/12

Bản tin thời sự sáng 10/12

(BĐT) - Một số sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là khai trương Phố Việt Nam đầu tiên ở Thái Lan; gắn giá điện với trách nhiệm bộ điều hành cung ứng; nhập hơn 26 triệu tấn than cho sản xuất điện năm 2024; Bình Dương đồng ý chủ trương đầu tư 17.400 tỷ đồng làm 45,7 km cao tốc…
Một vài doanh nghiệp đã điều chỉnh giá bán thép thêm 100.000 đồng/tấn ở một số chủng loại sản phẩm sau khi giá điện tăng. Ảnh: Nhã Chi

Giá điện tăng, doanh nghiệp thêm áp lực

(BĐT) - Mặc dù biết trước giá điện sẽ tăng, nhưng theo nhiều doanh nghiệp (DN), việc giá điện tăng thêm 4,5% kể từ ngày 9/11/2023 khiến hoạt động kinh doanh của DN trong nhiều ngành chịu áp lực rất lớn. Những ngành chịu áp lực lớn nhất là sắt, thép, xi măng, hóa chất, do tính chất phải tiêu thụ điện năng lớn trong quá trình vận hành.
Vấn đề giá điện hiện nay là một điểm nghẽn trong thúc đẩy đầu tư nguồn điện

Giải bài toán giá điện để thúc đẩy đầu tư

(BĐT) - Tại Tọa đàm Cung ứng điện cho năm 2024 - Những vấn đề cấp bách đặt ra tổ chức chiều ngày 7/11, tại Hà Nội, các chuyên gia kinh tế, tài chính và năng lượng cho rằng, đang có những bất cập về giá điện. Theo PGS.TS. Bùi Xuân Hồi, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Điện lực miền Bắc, phải cân nhắc kỹ lưỡng bài toán giá điện, phản ánh hơi hướng của thị trường để đảm bảo ngành phát triển bền vững, từ đó nền kinh tế mới phát triển bền vững và an sinh xã hội được đảm bảo.
Ảnh minh họa: Internet

Bộ Công Thương đề nghị khẩn trương thống nhất giá điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp

(BĐT) - Bộ Công Thương vừa chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp thỏa thuận, thống nhất giá điện trên cơ sở căn cứ vào quy định tại Luật Điện lực, các hướng dẫn và các nội dung phù hợp với thực tế của nhà máy điện.
Nếu điều chỉnh ngay và thực hiện đúng nguyên tắc của Luật Giá thì giá điện sẽ tăng khoảng 15% so với giá bán hiện hành, khiến giá thành sản xuất xi măng tăng khoảng 2,25%. Ảnh: Lê Tiên

Nỗi lo hiệu ứng domino khi điện tăng giá

(BĐT) - Khả năng tăng giá điện trong tương lai gần là khó tránh khỏi. Nhiều chuyên gia cho rằng, giá điện là yếu tố đầu vào quan trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và chi phí của doanh nghiệp, nên cần cân nhắc kỹ lưỡng lộ trình và mức tăng.
Năm 2023, nếu giá bán lẻ điện giữ theo giá bình quân hiện hành, EVN cùng các công ty thành viên có thể lỗ sản xuất, kinh doanh khoảng 64.941 tỷ đồng. Ảnh: Lê Tiên

DN cần chủ động ứng phó tình huống giá điện tăng

(BĐT) - Bộ Công Thương đang yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẩn trương xây dựng phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023 ngay sau khi Chính phủ ban hành khung giá của mức bán lẻ điện bình quân mới. Căn cứ vào tình hình thực tế, khả năng giá điện sẽ tăng và nhiều doanh nghiệp (DN) đã lên phương án để chủ động ứng phó với bối cảnh mới.
10 tháng đầu năm 2022, EVN ghi nhận khoản lỗ 15.758 tỷ đồng. Ảnh: Nhã Chi

Tăng giá điện: Bao nhiêu, thời điểm nào?

(BĐT) - Năm 2022 là năm đầu tiên trong 5 năm gần đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải báo lỗ do biến động giá cả đầu vào khiến chi phí sản xuất và mua điện tăng mạnh. Với số lỗ hàng chục nghìn tỷ đồng, EVN đứng trước bài toán làm thế nào để cân bằng hiệu quả tài chính. Nếu tăng giá bán điện thì thời điểm tăng giá, tăng ở mức nào đang là những câu hỏi thách thức, trong bối cảnh “sức khỏe” của doanh nghiệp và người dân đang rất dễ bị tổn thương…
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Bộ Công Thương đề xuất rút phương án điện một giá

(BĐT) - Tại cuộc họp về việc hoàn thiện Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, đại diện Cục Điều tiết điện lực thuộc Bộ Công Thương đã đề xuất rút phương án 2A và 2B ra khỏi Dự thảo Quyết định.
Bộ Công Thương đề xuất giảm giá điện cho nhiều đối tượng khách hàng với tổng số tiền hỗ trợ gần 11.000 tỷ đồng. Ảnh: Nhã Chi

Bộ Công Thương đề xuất giảm 10% giá điện trong 3 tháng

(BĐT) - Bộ Công Thương vừa đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép giảm giá điện cho các đối tượng khách hàng sử dụng điện chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tổng số tiền miễn, giảm giá điện sinh hoạt cho người dân, hỗ trợ tiền điện cho các bệnh viện, cơ sở lưu trú, khách sạn tham gia chống dịch Covid-19 tới gần 11.000 tỷ đồng.
Trong tháng 5 có 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, trong đó nhóm giao thông tăng cao nhất. Ảnh: Lê Tiên

Giá điện, xăng dầu đẩy CPI tháng 5 tăng 0,49%

(BĐT) - Theo số liệu được Tổng cục Thống kê vừa công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2019 tăng 0,49% so với tháng trước và tăng 1,5% so với tháng 12/2018, tăng 2,88% so với cùng kỳ năm 2018.
Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam Dương Quang Thành giải trình thêm về việc tăng giá điện tại Phiên thảo luận tổ diễn ra sáng 22/5

Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Giá điện tăng do tăng chi phí của các yếu tố đầu vào

(BĐT) - Phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế - xã hội sáng 22/5 nóng lên với rất nhiều ý kiến liên quan việc tăng giá điện khiến người dân bức xúc thời gian qua. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ lý giải, Chính phủ chọn tăng giá điện vào tháng 3 do không dự báo được việc tháng 4 nóng như đổ lửa. “Cái này phải thông cảm cho Chính phủ” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ động nắm bắt thông tin về diễn biến giá thế giới để có phương án điều hành giá xăng dầu phù hợp (ảnh internet)

Kiểm soát lạm phát năm 2019 ở mức 3,3 - 3,9%

(BĐT) -“Chính phủ hoàn toàn có thể kiểm soát lạm phát của năm 2019 ở mức từ 3,3 - 3,9%, vượt yêu cầu của Quốc hội trên tinh thần chủ động theo dõi, phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, minh bạch và cung cấp thông tin kịp thời cho xã hội. Các bộ, ngành phải tính toán điều hành giá cả hàng hóa, dịch vụ công y tế, giáo dục theo tín hiệu của thị trường”.
Cách tốt nhất để doanh nghiệp tiết giảm chi phí khi giá điện tăng là đổi mới công nghệ. Ảnh: Lê Tiên

Giá điện tăng, doanh nghiệp lo giảm sức cạnh tranh

(BĐT) - Với mức tăng giá bán lẻ điện 8,36% từ ngày 20/3, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm nay ước tính chỉ tăng 3,3 - 3,9%. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong những lĩnh vực thiết yếu của nền kinh tế lo ngại về nguy cơ giảm sức cạnh tranh bởi chi phí điện năng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong giá thành sản xuất.
Chủ nhà trọ có trách nhiệm thu tiền điện của người thuê nhà theo đúng giá bán lẻ điện trong hoá đơn tiền điện hàng tháng cộng thêm 10% tổn thất điện năng và chi phí chung

Kiểm tra, xử lý vi phạm về giá điện nhà trọ

(BĐT) - Sau khi Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo làm rõ về việc giá bán điện sinh hoạt cho công nhân tại tỉnh Hà Nam cao hơn so với các hộ gia đình, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có thông tin chi tiết và triển khai ngay các biện pháp xử lý vấn đề này.
Giá điện là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát năm 2018. Ảnh: Huấn Anh

Giá dịch vụ công gây áp lực lên lạm phát năm 2018

(BĐT) - Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG), tiếp tục xu thế của năm 2017, lạm phát tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm trước tăng chủ yếu do giá dịch vụ y tế (tăng 38,71%, làm CPI tổng thể tăng 1,5 điểm %), nhóm giao thông (giá xăng tăng 3,94% so với cùng kỳ, đóng góp làm CPI tổng thể tăng 0,37 điểm %) và nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng (tăng 4,64%, đóng góp làm CPI tổng thể tăng 0,73 điểm %).