Giá dầu giảm do lo ngại đồng USD mạnh lên, cổ phiếu dầu khí bị bán mạnh trong phiên giao dịch ngày 22.2

(BĐT) - Giá dầu Brent và WTI trong phiên giao dịch ngày 22.2 đều đồng loạt giảm do lo ngại đồng USD mạnh lên. Cụ thể, giá dầu WTI đóng cửa ở mức 61,01 USD/thùng, giảm 1,09%.

Giá dầu giảm do lo ngại đồng USD mạnh lên, cổ phiếu dầu khí bị bán mạnh trong phiên giao dịch sáng ngày 22.2

Giá dầu Brent và WTI trong phiên giao dịch ngày 22.2 đều đồng loạt giảm do lo ngại đồng USD mạnh lên. Cụ thể, giá dầu WTI đóng cửa ở mức 61,01 USD/thùng, giảm 1,09%.

Diễn biến giá dầu WTI trong vòng 1 tháng qua, nguồn Bloomberg

Còn dầu Brent đóng cửa ở mức 64,83 USD/thùng, giảm 0,9%.

Diễn biến giá dầu Brent trong vòng 1 tháng qua, nguồn Bloomberg

Với diễn biến tiêu cực của giá dầu thế giới cổ phiếu nhóm dầu khí như GAS, PLX, PVD, PVS, PVC, PVB… đều giảm khá sâu. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22.2, PVB đang giảm 600 đồng (3,3%) xuống 17.400 đồng, PVD đang giảm 1.300 đồng (6,3%) xuống 19.400 đồng/CP, GAS giảm 6.000 đồng (5,4%) xuống 106.000 đồng/CP, PVS giảm 1.000 đồng (4,4%) xuống 21.700 đồng/CP.

Giá dầu giảm trong bối cảnh Các quan chức từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày càng tỏ ra lạc quan về tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ, qua đó có thể buộc họ phải nâng lãi suất nhiều hơn nữa.

chỉ số đồng USD của Bloomberg, nguồn Bloomberg

Biên bản họp tháng 1/2018 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho thấy các quan chức tỏ ra lạc quan hơn về bức tranh kinh tế so với thời điểm cuối năm 2017. Thậm chí, một số thành viên còn nâng dự báo về tăng trưởng kinh tế Mỹ, qua đó có thể buộc họ phải nâng lãi suất nhiều hơn nữa. Các quan chức Fed cũng chỉ ra các yếu tố góp phần củng cố niềm tin để họ nâng lãi suất ít nhất 3 đợt trong năm nay. Đó là thị trường lao động mạnh hơn, tỷ lệ thất nghiệp ở mức 4.1%, chi tiêu của hộ gia đình gia tăng và các doanh nghiệp cũng đầu tư nhiều hơn.

Chỉ Dollar Index của Bloomberg cho thấy đồng USD đã phục hồi trở lại so với các đồng tiền chủ chốt trong rổ tiền tệ quốc tế sau khi giảm mạnh trong tuần trước (12.2.2018 – 16.2.2018).

Chuyên đề