#FTA
Ảnh minh họa: Internet

Cần chính sách đột phá để thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp bền vững

(BĐT) - Mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ đề ra cho ngành nông nghiệp năm 2023 là đạt được 55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu. Đây là một thách thức lớn, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có nhiều bất ổn, thắt chặt chi tiêu, gây khó khăn cho thị trường đầu ra. Để đạt được mục tiêu đề ra cũng như thu hút doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp bền vững, nhiều ý kiến cho rằng, cần có những giải pháp đột phá để phá vỡ điểm nghẽn.
Việc tháo gỡ có hiệu quả các vướng mắc về giải ngân đầu tư công sẽ giúp nguồn vốn này trở thành cú hích cần thiết để kích hoạt các động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Ảnh: Lê Tiên

Kỳ vọng cú hích tăng trưởng GDP nửa cuối năm

(BĐT) - Tăng trưởng kinh tế quý II và cả năm nay của Việt Nam được dự báo thấp hơn so với mục tiêu trong bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước gặp nhiều thách thức. Tuy nhiên, giới nghiên cứu kỳ vọng tình hình sẽ cải thiện từ quý III nhờ cú hích từ các giải pháp hỗ trợ hiệu quả, đặc biệt là giải ngân đầu tư công.
5 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 136,17 tỷ USD, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 126,37 tỷ USD, giảm 17,9%. Ảnh: Lê Tiên

Xuất siêu gần 10 tỷ USD - mừng hay lo?

(BĐT) - Bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, nhưng cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam 5 tháng năm 2023 tiếp tục tích cực với số liệu xuất siêu 9,8 tỷ USD. Song nhiều ý kiến cho rằng, con số này chưa hẳn đáng mừng vì kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh hơn xuất khẩu, chủ yếu là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất đồng nghĩa với việc doanh nghiệp (DN) rất khó khăn.
Các FTA thế hệ mới là cơ hội để Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu. Ảnh: Huấn Anh

Doanh nghiệp Việt Nam vững vàng trong hội nhập

(BĐT) - Để phát triển vững vàng trong năm 2023 và xa hơn, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng cơ hội mà các hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại, chọn lựa mô hình và mục tiêu phát triển bền vững. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm xây dựng năng lực cạnh tranh cốt lõi và thực hành các chuẩn mực đạo đức doanh nhân, văn hóa kinh doanh tiến bộ.
Việc tìm kiếm giải pháp thúc đẩy ngành logistics tận dụng cơ hội từ EVFTA, nhằm hỗ trợ các DN tăng sức cạnh tranh là câu chuyện rất nóng. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Đi tìm “chìa khóa” thúc đẩy ngành logistics vươn xa

(BĐT) - Quá trình tham gia và thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và các đối tác, trong đó có Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), đang bộc lộ những thách thức mà ngành logistics Việt Nam phải đối mặt bên cạnh những cơ hội. Việc tìm kiếm giải pháp thúc đẩy ngành logistics tận dụng cơ hội từ EVFTA, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) ngành này nói riêng và DN Việt Nam nói chung tăng sức cạnh tranh là câu chuyện rất nóng hiện nay.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng trưởng cao nhưng giá trị gia tăng mang lại chưa cao. Ảnh: Tiến Tân

Động lực tăng trưởng của xuất khẩu chưa bền vững

(BĐT) - Thời gian qua, xuất khẩu (XK) đã trở thành động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế nước ta với những bước tiến nhảy vọt. Tuy nhiên, theo nhiều ý kiến, hoạt động XK trong thời gian tới đòi hỏi những giải pháp đột phá để nâng cao hiệu quả, khai thác tốt cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), thúc đẩy XK bền vững.
Quý I/2022 doanh nghiệp trong nước đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu tăng 22% so với cùng kỳ năm 2021, cao hơn mức tăng 10% của doanh nghiệp FDI. Ảnh: Lê Tiên

Tối ưu hóa cơ hội của FTA

(BĐT) - Kinh tế đang trên đà hồi phục, trong đó hoạt động xuất khẩu (XK) với nhiều điểm sáng nhờ bước đầu khai thác tốt cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là các FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia. Tận dụng tối đa các cơ hội từ FTA sẽ là động lực, là cú huých để nền kinh tế phục hồi, phát triển bền vững.
Hiện hàng hóa từ các nước thành viên trong khối RCEP đang chiếm khoảng 70% tổng nhập khẩu của Việt Nam. Ảnh: Nhã Chi

Thực thi hiệu quả RCEP: Thêm động lực cho phục hồi kinh tế

(BĐT) - Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 đã mở thêm “sân chơi” rộng lớn cho doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Đặc biệt, theo nhiều chuyên gia kinh tế, việc thực thi hiệu quả Hiệp định trong bối cảnh hiện nay sẽ giúp Việt Nam “chung nhịp đập” phục hồi kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trong khu vực cũng như trên thế giới.
Năm 2021, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đạt khoảng 40,07 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2020. Ảnh: Lê Tiên

Tận dụng cơ hội từ các FTA để phục hồi kinh tế

(BĐT) - Hai năm đại dịch hoành hành, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, sức chống chịu của nền kinh tế, doanh nghiệp (DN) từng bước được cải thiện. Nền kinh tế tiếp tục hội nhập ngày càng sâu rộng, thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2022 của ngành công thương là thực hiện đồng bộ và triển khai hiệu quả các FTA, tối ưu hóa cơ hội cho nền kinh tế.
Mục tiêu cao nhất của Nghị định là bảo đảm hiệu quả thực thi cam kết quốc tế, từ đó tận dụng được lợi ích tối đa cho công tác đấu thầu trong nước. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Thống nhất pháp luật về đấu thầu theo các FTA

(BĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 09/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2020/NĐ-CP nhằm tích hợp “3 trong 1” - hướng dẫn việc đấu thầu mua sắm theo các hiệp định CPTPP, EVFTA và UKVFTA. Mục tiêu cao nhất của Nghị định là bảo đảm hiệu quả thực thi cam kết quốc tế, từ đó tận dụng được lợi ích tối đa cho công tác đấu thầu trong nước.
Việt Nam cần hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo người lao động thích ứng nền kinh tế số. Ảnh: Lê Tiên

Kịp thời nắm cơ hội từ sự phục hồi của đối tác lớn

(BĐT) - Nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới cũng là đối tác của Việt Nam đang phục hồi khá khả quan. Với những lợi thế của mình, Việt Nam cần có bước đi kịp thời, nhanh nhạy để tận dụng được cơ hội đẩy mạnh thương mại, đầu tư, nâng cao vị thế trên trường quốc tế.
Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi đã ký hàng loạt hiệp định thương mại tự do trong thời gian vừa qua. Ảnh: Hà Thanh

Lạc quan về triển vọng kinh tế trung và dài hạn

(BĐT) - Nền kinh tế Việt Nam năm 2021 đang gặp nhiều khó khăn, thách thức do tác động của dịch bệnh Covid-19, song nhiều chuyên gia, doanh nghiệp chia sẻ góc nhìn tương đối lạc quan về triển vọng trung và dài hạn của kinh tế Việt Nam sau khi vượt qua đại dịch.
Nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng cao trong nửa cuối năm 2021, đặc biệt là mặt hàng điện tử, máy móc thiết bị, đồ gỗ, hàng dệt may, thủy sản... Ảnh: Lê Tiên

Xuất siêu sẽ sớm trở lại

(BĐT) - 6 tháng đầu năm 2021, Việt Nam nhập siêu 1,47 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm trước xuất siêu gần 5,9 tỷ USD. Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, tại thời điểm này, nhập siêu trở lại là vấn đề cần lưu ý, nhưng chưa đáng ngại. Đây chỉ là bước chạy đà cho phục hồi kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu trong nửa cuối năm.
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, tạo việc làm cho hơn 600.000 lao động. Ảnh: Lê Tiên

Thêm “chất xúc tác” phát triển công nghiệp hỗ trợ

(BĐT) - Những năm qua, doanh nghiệp (DN) công nghiệp hỗ trợ (CNHT) của Việt Nam đã phát triển cả về số lượng và chất lượng, tham gia ngày càng sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Tuy vậy, năng lực của DN CNHT vẫn còn hạn chế. Gần đây, Chính phủ đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp quan trọng này.
Một số ngành hàng đang được hưởng lợi từ sự phục hồi mạnh mẽ của các thị trường xuất khẩu chủ lực như châu Âu, Mỹ. Ảnh: Lê Tiên

Cầu thế giới tăng, cần gỡ lực cản trong nước

(BĐT) - Nhu cầu hàng hóa đang hồi phục mạnh mẽ ở các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Bên cạnh đó, các hiệp định tự do thương mại (FTA) tiếp tục tạo cơ hội rộng mở cho hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu thị trường và nắm bắt cơ hội phát triển, doanh nghiệp Việt cần các giải pháp hỗ trợ phù hợp hơn.
Từ khi CPTPP được thực thi, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các nước trong khối tăng mạnh. Ảnh: Lê Tiên

Hơn 2 năm CPTPP có hiệu lực: Yêu cầu cải cách mạnh mẽ hơn

(BĐT) - Bộ Công Thương đang gấp rút hoàn thiện báo cáo đánh giá tổng kết 2 năm thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Thông tin đánh giá chưa được tiết lộ, song theo nhiều chuyên gia cũng như doanh nghiệp, bước đầu, xuất khẩu vào một số thị trường mới trong CPTPP có sự tăng trưởng, nhưng cơ hội thị trường vẫn còn rất lớn. Điều này đặt ra yêu cầu cải cách mạnh mẽ để khai thác tốt hơn cơ hội từ thị trường rộng lớn này.
Việt Nam tham gia nhiều FTA tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng thị trường mới. Ảnh: Lê Tiên

Việt Nam và những cơ hội chưa từng có

(BĐT) - Bằng việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA), nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng tích cực và bền vững. Để tận dụng triệt để cơ hội từ các FTA này, cần nỗ lực hơn nữa trong việc cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh.
Doanh nghiệp Việt cần tận dụng triệt để cơ hội từ các FTA để duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu và xuất siêu bền vững. Ảnh: Lê Tiên

Vẫn nhiều nỗi lo với xuất khẩu

(BĐT) - Xuất khẩu đã và sẽ tiếp tục là một động lực quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay và những năm sau. Tuy nhiên, sự thiếu đa dạng về thị trường, doanh nghiệp nội chậm cải thiện về tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu là một số điểm hạn chế đáng chú ý trong thực trạng hoạt động kinh tế đối ngoại hiện nay.
Năm 2020, xuất khẩu vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng, ước đạt trên 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019; xuất siêu ở mức kỷ lục 19,1 tỷ USD. Ảnh: Nguyễn Trí

Mở rộng không gian phát triển từ các FTA

(BĐT) - Giai đoạn 2016 - 2020, công tác hội nhập kinh tế quốc tế đạt được nhiều kết quả quan trọng, trong đó có việc ký kết những hiệp định thương mại tự do (FTA) lớn, mở ra không gian mới để phát triển đất nước. Trong năm 2021 và những năm tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Công Thương triển khai có hiệu quả và khai thác tốt cơ hội thị trường do các FTA mang lại bên cạnh việc đẩy mạnh cơ cấu lại ngành công nghiệp, đổi mới sáng tạo…