#EVFTA
Xuất khẩu của Việt Nam đang phải đối mặt với việc đứt gãy cầu khi dịch bệnh Covid-19 lan rộng sang các nước châu Âu và Mỹ. Ảnh: Lê Tiên

EVFTA - Cú hích cho xuất khẩu sau đại dịch Covid-19

(BĐT) - Dự kiến Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) sẽ được trình Quốc hội thảo luận, biểu quyết phê chuẩn vào những ngày đầu Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV. Nếu được phê chuẩn, EVFTA sẽ có hiệu lực vào tháng 7 năm nay, được kỳ vọng là “cú hích” cho xuất khẩu những tháng cuối năm sau ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Thị trường EU chiếm khoảng 18 - 19% kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong mấy năm qua. Ảnh: Lê Tiên

Làm gì để không chậm chân khi EVFTA có hiệu lực?

(BĐT) - Tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “EVFTA - Cao tốc hiện đại nối liền Việt Nam - EU” diễn ra ngày 23/3, các ý kiến đều nhấn mạnh, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (Hiệp định EVFTA) mang lại cơ hội lớn song thách thức không nhỏ, nhất là trong bối cảnh khó khăn trên thị trường thế giới do những ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Vì vậy, Việt Nam cần chủ động thực hiện các giải pháp tốt nhất để nắm bắt cơ hội từ hiệp định này.
Mở cửa lĩnh vực tài chính - ngân hàng là bài toán phức tạp, đòi hỏi quá trình tự do hóa mạnh mẽ trong lĩnh vực này. Ảnh: Minh Dũng

Đón vốn ngoại vào các ngân hàng: Mở đến mức nào?

(BĐT) - Quá trình mở cửa đón dòng vốn ngoại đổ vào các ngân hàng Việt Nam được kỳ vọng sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng, cần thận trọng để tính toán kỹ khả năng hấp thụ và sẵn sàng đối phó với những rủi ro từ bên ngoài.

Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới từ EU

(BĐT) - Năm 2020, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) sẽ kỷ niệm 30 năm quan hệ hợp tác. Sự kiện Nghị viện châu Âu chính thức thông qua 2 hiệp định kinh tế quan trọng với Việt Nam, trong đó có Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) được kỳ vọng sẽ xóa bỏ tâm lý dè dặt của nhà đầu tư EU, tạo nên một làn sóng đầu tư mới từ thị trường này vào Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh thông báo về Hiệp định EVFTA, EVIPA đã chính thức thông qua tại cuộc họp báo. Ảnh: Việt Anh

Nghị viện châu Âu thông qua EVFTA và EVIPA

(BĐT) - Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) vừa  chính thức được Nghị viện châu Âu thông qua vào lúc 18 giờ Việt Nam ngày 12/2/2020.
EVFTA có thể giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 42,7% vào năm 2025 so với không có Hiệp định. Ảnh: Lê Tiên

Đòn bẩy tăng trưởng từ các FTA mới

(BĐT) - Theo dự báo của nhiều chuyên gia, việc ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới trong thời điểm cuối chặng đường 2016 - 2020 là một trong những nhân tố tác động sâu, rộng tới kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới. Nhờ đó, tăng trưởng GDP có thể đạt 7%/năm giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam có thể gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2025.
Doanh nghiệp viễn thông trong nước sẽ phải đối mặt với thách thức ngày càng lớn trong bối cảnh các nhà đầu tư EU đang có xu hướng nhắm vào thị trường dịch vụ gia tăng cao. Ảnh: Lê Tiên

EVFTA tạo sức ép cạnh tranh dịch vụ tài chính, viễn thông

(BĐT) - Tác động trực tiếp từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) đối với các ngành tài chính, viễn thông là không quá lớn, nhưng sức ép cạnh tranh gián tiếp từ các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài đối với doanh nghiệp (DN) nội trong các ngành này là rất mạnh, nhất là về tính đa dạng và chất lượng dịch vụ.
Với việc thực thi EVFTA, môi trường kinh tế - xã hội Việt Nam sẽ có những đổi thay tích cực trong thời gian tới. Ảnh: Trương Gia

EVFTA - tham vọng để tiến nhanh hơn

(BĐT) - Trong cuộc trao đổi với Báo Đấu thầu, bà Miriam Garcia Ferrer, Tham tán thứ nhất, Trưởng ban Kinh tế và Thương mại của Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam cho rằng, với việc thực thi và vượt qua các thách thức của EVFTA, kinh tế - xã hội Việt Nam sẽ có những bước tiến toàn diện.
Cộng đồng doanh nghiệp Việt sẽ bước vào sân chơi rộng lớn dành cho nhà thầu của các quốc gia là thành viên của CPTPP và EVFTA

Cầu nối thông tin thị trường mua sắm công

(BĐT) - Việc Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã mở ra cho các nhà thầu Việt Nam một sân chơi rộng lớn với gần 40 quốc gia thành viên.
Lao động đã trở thành vấn đề đau đầu với các doanh nghiệp dệt may. Ảnh: Lê Tiên

Để hưởng lợi từ EVFTA, dệt may còn nhiều mối lo

(BĐT) - Dù ngành dệt may đã có nhiều bước cải thiện để đáp ứng các tiêu chuẩn của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), nhưng nguồn nguyên liệu sản xuất, lao động và sự hỗ trợ từ các địa phương, các cơ quan chức năng vẫn là những điểm đáng quan ngại hiện nay.
Theo quy định của EVFTA, thuế suất đối với nhôm Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ về 0% trong vòng 8 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực. Ảnh: Nhã Chi

Xuất khẩu nhôm sang EU sẽ bứt phá?

(BĐT) -  Kim ngạch xuất khẩu nhôm sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) hiện chiếm 5% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) vừa ký kết, thuế suất đối với nhôm Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ về 0% trong vòng 8 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực. Đây vừa là thách thức song cũng là cơ hội để các doanh nghiệp (DN) nhôm Việt nâng cao sức cạnh tranh.
Các cụm và khu công nghiệp của Việt Nam đang ngày càng thu hút sự quan tâm của giới đầu tư

EVFTA có tác động lớn đến thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam

(BĐT) - Theo Savills Việt Nam, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) là một hiệp định có tính cột mốc, thúc đẩy mạnh mẽ các lĩnh vực công nghiệp và xuất khẩu tại Việt Nam thông qua việc gỡ bỏ 99% thuế quan với hàng hóa. Các cụm và khu công nghiệp của Việt Nam từ đó ngày càng thu hút sự quan tâm của giới đầu tư.
 
Thị trường M&A sẽ tiếp tục sôi động trong thời gian tới. Ảnh: Song Lê

Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài chuyển dịch mạnh

(BĐT) - Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) về tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong nửa đầu năm 2019 cho thấy, vốn góp, mua cổ phần gia tăng mạnh mẽ, vượt vốn đầu tư đăng ký mới hay điều chỉnh mở rộng. Điều này chứng tỏ thị trường mua bán, sáp nhập (M&A) tại Việt Nam ngày càng hấp dẫn, tuy giá trị giao dịch chưa cao.
Trong EVFTA, các cơ quan mua sắm không được đối xử không công bằng với nhà thầu cho dù nhà thầu đó là ở nước sở tại hay đến từ các nước thành viên. Ảnh: Lê Tiên

Mua sắm Chính phủ trong EVFTA: Công khai thông tin trên Báo Đấu thầu

(BĐT) - Một trong những cam kết mở cửa theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) là mua sắm chính phủ (MSCP). Theo đó, các thông tin về MSCP như: thông báo mời thầu, thông báo tóm tắt, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, các thông tin sau khi trao hợp đồng… sẽ được đăng tải công khai trên Báo Đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đang chật vật với những rào cản kỹ thuật rất lớn ngay trên “sân nhà”. Ảnh: Lê Tiên

Nắm cơ hội từ các FTA mới: Hóa giải “rào cản” kỹ thuật

(BĐT) - Cùng với Hiệp đinh Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đã đưa Việt Nam hội nhập sâu hơn với thế giới, hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp (DN) trong nước.
Với 2 hiệp định vừa được ký kết, các nhà đầu tư EU sẽ thấy an toàn hơn khi đầu tư vào Việt Nam. Ảnh: Tường Lâm

Kích hoạt làn sóng FDI mới từ Liên minh châu Âu

(BĐT) - Hiện các nhà đầu tư thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã có 2.244 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 24,67 tỷ USD, chưa tính một số dự án lớn khác thông qua quốc gia hoặc vùng lãnh thổ thứ ba.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Lễ ký kết

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: EVFTA và IPA góp phần giúp Việt Nam tăng tốc tiến trình cải cách

(BĐT) - Chiều nay 30/6, Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA và IPA) đã chính thức được ký kết. Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng, cùng với thúc đẩy thu hút đầu tư, thương mại, hai hiệp định sẽ góp phần quan trọng giúp Việt Nam tăng tốc tiến trình cải cách, hội nhập của nền kinh tế.
 
Việc ký kết EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020 (Ảnh: Internet)

Mở đường ký kết Hiệp định EVFTA và IPA vào ngày 30/6

(BĐT) - Ngày 25/6, Hội đồng châu Âu đã thông qua nội dung của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (gọi tắt là EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (gọi tắt là IPA), mở đường cho việc ký kết các hiệp định. Dự kiến, các hiệp định này sẽ được hai bên ký kết đồng thời vào ngày 30/6/2019 tại Hà Nội.