#EVFTA
Hành trình 01 năm Hiệp định Thương Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu diễn ra theo hình thức trực tuyến. Ảnh: Eurocham

Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – EU đạt 27 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2021

(BĐT) - Thông tin đưa ra tại Hội thảo trực tuyến Hành trình 01 năm Hiệp định Thương Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức ngày 30/7 cho thấy, hành trình 01 năm thực hiện Hiệp định đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
Trong thời đại toàn cầu hóa, con đường có thể chọn để đưa đất nước phát triển là con đường hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Ảnh: Nguyễn Trí

Hội nhập - lối rẽ khắt khe để phát triển

(BĐT) - Trò chuyện với Báo Đấu thầu, ông Nguyễn Đình Lương, Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Thương mại song phương (BTA) Việt Nam - Mỹ cho rằng, từ bước ngoặt BTA với Hoa Kỳ đến việc gia nhập WTO, ký kết EVFTA và các hiệp định thương mại tự do khác, không chỉ mở mang nhiều thị trường mới mà còn thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ, sâu rộng trong hệ thống luật pháp, nền kinh tế và toàn bộ xã hội Việt Nam. Đó thực sự là lối rẽ đầy thách thức và khắt khe để phát triển đất nước.
Trong quý I/2021, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU tăng 18% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 9,932 tỷ USD. Ảnh: Tiên Giang

Xuất khẩu sang EU tăng tốc

(BĐT) - Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) mới thực thi được khoảng 8 tháng (từ tháng 8/2020), nhưng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) đã dần được cải thiện. Đặc biệt, riêng 3 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu vào thị trường này tăng 18%.
Việt Nam có khoảng 800.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa chiếm 97%, đóng góp 45% GDP, 31% tổng thu ngân sách. Ảnh: Nhã Chi

Đề nghị EU hỗ trợ DNNVV Việt Nam tối đa lợi ích từ EVFTA

(BĐT) - Tại Hội nghị bàn tròn: “Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA)” diễn ra cuối tuần qua tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Duy Đông đề nghị Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tích cực nghiên cứu, phối hợp với Chính phủ Việt Nam nhằm hỗ trợ DN Việt Nam tối đa hóa lợi ích từ Hiệp định.
Có thiên thời, có địa lợi, mà không có nhân hòa thì cũng không thể thành công

Lòng dân và vận hội

(BĐT) - Chúng ta vừa kỷ niệm 75 năm ngày bầu cử Quốc hội đầu tiên 6/1/1946 - 6/1/2021. 75 năm Quốc hội cũng là 75 năm vận hành nền dân chủ đại diện, vận hành cơ chế quản trị quốc gia dựa vào lòng dân.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam được hưởng lợi từ EVFTA. Ảnh: Song Lê

Xuất hàng đi EU và sự lớn lên của doanh nghiệp Việt

(BĐT) - Kể về hành trình mang hạt gạo Việt đi chinh phục thị trường châu Âu, ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (TP. Cần Thơ) rất hào hứng. Theo ông Bình, từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực (ngày 1/8/2020), nhờ khai thác tốt những lợi thế, tăng trưởng xuất khẩu (XK) gạo của Công ty vào thị trường này lên tới 100%.
Nhiều doanh nghiệp châu Âu cho biết được hưởng lợi từ EVFTA. Ảnh: Internet

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về năm 2021

(BĐT) - Kết quả Chỉ số Môi trường kinh doanh (Business Climate Index - BCI) vừa được Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố cho thấy các doanh nghiệp châu Âu kết thúc năm 2020 với góc nhìn lạc quan về môi trường thương mại và đầu tư của Việt Nam, ghi nhận ở mức cao nhất kể từ thời điểm bùng phát dịch Covid-19.
Năm 2020, xuất khẩu vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng, ước đạt trên 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019; xuất siêu ở mức kỷ lục 19,1 tỷ USD. Ảnh: Nguyễn Trí

Mở rộng không gian phát triển từ các FTA

(BĐT) - Giai đoạn 2016 - 2020, công tác hội nhập kinh tế quốc tế đạt được nhiều kết quả quan trọng, trong đó có việc ký kết những hiệp định thương mại tự do (FTA) lớn, mở ra không gian mới để phát triển đất nước. Trong năm 2021 và những năm tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Công Thương triển khai có hiệu quả và khai thác tốt cơ hội thị trường do các FTA mang lại bên cạnh việc đẩy mạnh cơ cấu lại ngành công nghiệp, đổi mới sáng tạo…
Để đáp ứng yêu cầu của các hiệp định thương mại tự do đã ký kết, doanh nghiệp cần có chiến lược dài hạn giải quyết vấn đề lao động, môi trường, trách nhiệm xã hội. Ảnh: Lê Tiên

Nắm bắt xu thế để thích ứng, phát triển

(BĐT) - Dẫn câu nói của CEO Nokia: “Chúng tôi không có gì sai nhưng chúng tôi đã thất bại”, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận diện, nắm bắt xu thế, tận dụng lợi thế để thích ứng, phát triển. Doanh nghiệp sẽ cần tư duy lại, thiết kế lại, xây dựng lại trong một thế giới nhiều đổi thay.

Cần có chính sách hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn, kích cầu trong nước với trọng tâm là các ngành du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận tải... để đạt “mục tiêu kép”. Ảnh: Lê Tiên

Tăng tốc hoàn thành cao nhất các mục tiêu kinh tế - xã hội

(BĐT) - Qua 11 tháng của năm 2020, nhiều kết quả quan trọng đã đạt được, mang lại niềm tin về triển vọng phục hồi kinh tế Việt Nam. Tháng cuối năm, với khó khăn và cơ hội đan xen, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tinh thần tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, kể cả vấn đề đầu tư công và các mặt khác để tiếp tục giữ đà tăng trưởng.

Sản xuất công nghiệp tháng 10 tiếp tục khởi sắc, đặc biệt là ngành chế biến, chế tạo với mức tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Lê Tiên

Kinh tế 2020 tăng tốc để đạt kết quả tốt nhất

(BĐT) - Chỉ còn 2 tháng nữa là kết thúc năm 2020. Với kết quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng, có niềm tin về khả năng cán đích năm 2020 ở mức cao nhất trong một bối cảnh khó khăn chồng chất.
Thủy sản là một trong những lĩnh vực có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 10 tháng tăng mạnh. Ảnh: Lê Tiên

Tín hiệu tích cực từ hoạt động đăng ký DN

(BĐT) - Số doanh nghiệp (DN) thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong tháng 10 và 10 tháng năm 2020 tăng trên hầu hết các lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực chịu nhiều tác động bởi dịch Covid-19. Đây là tín hiệu cho thấy hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN Việt Nam đang hồi phục rõ nét.
Chi tiêu của Chính phủ được nhiều chuyên gia đề cập như một trong những động lực đóng góp cho tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn tới. Ảnh: Lê Tiên

Bối cảnh đặc biệt, cần chính sách đặc thù

(BĐT) - Đại dịch Covid-19 sẽ tiếp tục làm thay đổi kế hoạch và mục tiêu kinh tế trong nhiều năm tiếp theo. Trong bối cảnh mới, các chuyên gia cho rằng, đã đến lúc phải tăng chi tiêu của Chính phủ, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, cứu doanh nghiệp. Để làm được điều này, các quy tắc tài khóa, điều hành của Chính phủ cần cơ chế mới để có sự linh hoạt trong một khoảng thời gian nhất định.
Tháng 8, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đạt 3,25 tỷ USD, tăng 4,65% so với tháng 7 và tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2019. Ảnh: Lê Tiên

Tận dụng tốt cơ hội để vượt thách thức, khó khăn

(BĐT) - Nhiều doanh nghiệp đã tận dụng được cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), môi trường kinh doanh thuận lợi và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần được tiếp tục hỗ trợ, nhất là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh.
Trong những tháng cuối năm, dự kiến kim ngạch xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng trưởng khi việc khống chế dịch có nhiều tín hiệu tích cực, thương mại toàn cầu có dấu hiệu phục hồi. Ảnh: Tường Lâm

Xuất siêu kỷ lục: Mừng và lo?

(BĐT) - Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến xuất khẩu nhiều quốc gia giảm hoặc tăng trưởng chậm lại, xuất khẩu của Việt Nam giữ mức tăng trưởng khá ấn tượng. Chính điều này đã giúp cán cân thương mại hàng hóa thặng dự gần 17 tỷ USD (cùng kỳ năm trước là 7,27 tỷ USD). Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế cho rẳng chưa nên vội mừng với kỷ lục này.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại VRDF 2020. Ảnh: Lê TIên

VRDF 2020: “Phải có tư duy vượt lên trước, nhất quyết không chịu đi theo, đi sau”

(BĐT) -  “Chúng ta nhất thiết cần có được tư duy đột phá, quyết tâm và táo bạo, dám nghĩ, dám làm; phải có tư duy vượt lên trước chứ nhất quyết không chịu đi theo, đi sau. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể nắm chặt lấy các cơ hội, bắt kịp, tiến cùng sự phát triển của thế giới” . Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Diễn đàn thường niên về Cải cách và Phát triển Việt Nam lần thứ ba năm 2020 (VRDF 2020).
Thủ tướng yêu cầu quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy mạnh mẽ giải ngân vốn đầu tư công, nhất là nguồn vốn ODA, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ảnh: Lê Tiên

Phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu của năm 2020

(BĐT) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có Văn bản 1259/TTg-KTTH chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Bộ Kế hoạch và Đầu tư lên kế hoạch thực hiện EVFTA

(BĐT) - Kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) ban hành nhấn mạnh 4 nhóm hoạt động lớn để thực hiện đầy đủ, có hiệu quả Hiệp định.