Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Giảm phí BOT bằng cách nào?

(BĐT) - Nhiều chuyên gia cho rằng, phí BOT đắt đỏ có nguyên nhân từ việc dự án BOT bị “tính thừa” chi phí đầu tư và phong trào làm đường bộ theo hình thức PPP (hợp đồng BOT) ồ ạt dẫn đến giai đoạn này các dự án đều chạy đua hoàn vốn. Giải quyết hai vấn đề này, sẽ thấy cơ sở cho giảm phí BOT.
Đối với một số vị trí trạm thu phí chưa đảm bảo khoảng cách, Bộ GTVT sẽ tiếp tục rà soát sắp xếp cho phù hợp. Ảnh: Tất Tiên

Rà soát dự án BOT và việc thu phí

(BĐT) - Một loạt vấn đề của ngành giao thông đang thu hút sự quan tâm của dư luận như: thu phí BOT, tìm nguồn lực đầu tư vào hạ tầng, tiếp tục cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp (DN) ra sao…  Báo Đấu thầu đã phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Hồng Trường xung quanh những vấn đề này.
Nhà đầu tư phải đặc biệt quan tâm đến phương án tài chính khi tham gia vào những dự án đường cao tốc. Ảnh: Lê Tiên

Đầu tư cao tốc và những rủi ro tài chính

(BĐT) - Tình trạng thiếu vốn đầu tư đang là thách thức lớn đối với việc phát triển hệ thống đường cao tốc tại Việt Nam. Quy hoạch đã có nhưng mức độ thực hiện còn khiêm tốn vì hạn chế về nguồn lực, đặc biệt là vốn đầu tư vì xây dựng đường cao tốc cần một khoản tiền khổng lồ và cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Vốn ngân hàng đã góp phần quan trọng hoàn thành các công trình giao thông BOT. Ảnh: Đức Thanh

Cho vay dự án BOT giao thông: “Chọn mặt gửi vàng”

(BĐT) - Trước mắt, vốn tín dụng vẫn là nguồn lực quan trọng để thực hiện các dự án BOT giao thông do khi nhà đầu tư trong nước chưa đủ năng lực tài chính. Nhưng các tổ chức tín dụng không nên vung tiền theo phong trào, chạy đua để đạt mức tăng trưởng tín dụng, mà cần “chọn mặt gửi vàng”, chọn dự án kỹ càng trước khi rót vốn...
Ảnh minh họa.

Tasco nhận được gì từ các dự án BOT?

(BĐT) - Trong lần đăng đàn mới đây, ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tasco (mã chứng khoán HUT) đã có phát ngôn gây sốc khi cho rằng dư luận, báo chí nói về các dự án BOT như tội đồ, khiến các doanh nghiệp không còn hưng phấn đầu tư nữa.
Dự án BOT, vay càng nhiều càng tốt?

Dự án BOT, vay càng nhiều càng tốt?

(BĐT) - Phát biểu tại Hội nghị Đánh giá công tác đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT và BT giai đoạn 2011 - 2015 do Bộ GTVT quản lý, đại diện Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) đã đưa một số luận điểm tương đối bất ngờ.
Các chuyên gia khuyến nghị phải thay đổi cách làm hiện nay để tăng tính minh bạch trong việc thu phí và giám sát nguồn thu tại các trạm thu phí BOT. Ảnh: Tất Tiên

BOT, BT: Từ bức xúc đến yêu cầu minh bạch

(BĐT) - Sau khi tập trung “mổ xẻ” những tồn tại, bức xúc trong thực tiễn triển khai các dự án BOT, BT thời gian qua, các chuyên gia, nhà đầu tư và nhà quản lý đã đi đến nhận định rằng, để mô hình đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) được áp dụng một cách hiệu quả và chuyên nghiệp hơn trong thời gian tới thì phải thay đổi cách làm theo hướng chặt chẽ và minh bạch hơn.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Phía sau “nội chiến” BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ: Chỉ định thầu và khoảng trống thông tin

(BĐT) - Dự án Đầu tư nâng cấp đường Pháp Vân - Cầu Giẽ theo hình thức Hợp đồng BOT (Dự án BOT PV-CG) với nhiều lợi thế đặc biệt như vị trí dự án nằm ở cửa ngõ Thủ đô với lượng xe qua lại được cho là lớn nhất miền Bắc, được triển khai trên nền một dự án đã được Nhà nước đầu tư hàng chục triệu USD trước đó không lâu, nhà đầu tư dự án đã được chỉ định và sau đó lại chỉ định thầu hàng loạt gói thầu với tổng trị giá lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ có một lợi thế đặc biệt khi triển khai trên nền một dự án cũ đã được Nhà nước đầu tư hàng chục triệu USD trước đó không lâu. Ảnh: Lê Tiên

Phía sau “nội chiến” bot Pháp Vân - Cầu Giẽ: “Miếng bánh” BOT ngon nhất?

(BĐT) - Không như các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) “chuẩn chỉnh” được nhà đầu tư làm mới từ đầu, Dự án Đầu tư nâng cấp đường Pháp Vân - Cầu Giẽ theo hình thức Hợp đồng BOT (Dự án BOT PV-CG) có một lợi thế đặc biệt khi nhà đầu tư được triển khai trên nền một dự án cũ - tuyến tránh đoạn Hà Nội - Cầu Giẽ.
Nội bộ nhà đầu tư Dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ đang tố cáo sự thiếu minh bạch trong quá trình thu phí hoàn vốn dù mới vận hành được nửa năm. Ảnh: A.M

Biến dạng tại dự án BOT giao thông (Kỳ 5)

Việc triển khai công tác xã hội hóa đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng giao thông theo hình thức BOT đang cần một “chiếu nghỉ” để rà soát, sửa lỗi trước khi tính tới chuyện đi xa hơn.
Dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ có lượng xe qua lại lớn nhất miền Bắc. Ảnh: Lê Tiên

Phía sau “nội chiến” BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ: Nhà đầu tư được chỉ định ra sao?

(BĐT) - “Cuộc chiến” giữa nội bộ liên danh nhà đầu tư thực hiện Dự án Đầu tư nâng cấp đường Pháp Vân - Cầu Giẽ theo hình thức Hợp đồng BOT (BOT PV-CG) diễn ra khi giai đoạn 2 của Dự án, với tổng mức đầu tư tới hơn 4.757 tỷ đồng, mới bắt đầu. Phía sau “cuộc nội chiến” này, một câu hỏi khiến nhiều người quan tâm là nhà đầu tư dự án được lựa chọn như thế nào?
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Công ty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn chỉ định thầu hơn 352 tỷ đồng

(BĐT) - Công ty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn vừa chỉ định thầu trong nước 4 gói thầu thuộc Dự án Đầu tư xây dựng công trình tuyến cao tốc Bắc Giang - TP. Lạng Sơn đoạn Km45+100 - Km108+500, kết hợp tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 đoạn Km1+800 - Km106+500, tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn theo hình thức hợp đồng BOT. Trong đó, loại hợp đồng của 3 trong số 4 gói thầu này là trọn gói.
Việc cần 100 tỷ đồng để khắc phục hằn lún sẽ làm biến dạng phương án tài chính Dự án BOT Quốc lộ 1 Phan Thiết - Đồng Nai.

Biến dạng tại dự án BOT giao thông (Phần 4)

(BĐT) Đi cùng với hàng dài các dự án BOT khởi công, động thổ là những cam kết cho vay hàng trăm ngàn tỷ đồng của các ngân hàng. Song bên cạnh đó là nỗi lo tăng trưởng tín dụng quá nóng với dòng vốn vay ngắn hạn được bơm cho các dự án có thời gian hoàn vốn hàng chục năm.
Trạm thu phí Phả Lại sắp được “gả” cho một nhà đầu tư khác để hoàn vốn cho Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Bắc Ninh - Hạ Long. Ảnh: Đức Thanh

Biến dạng tại dự án BOT giao thông (Phần 2)

Công tác tuyên truyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đủ thuyết phục người đóng phí, cơ chế vận hành dự án giao thông chưa hài hòa được lợi ích của xã hội - doanh nghiệp - người dân là những nguyên nhân khiến BOT bị ác cảm.
Phí chỉ là một yếu tố khiến các dự án BOT giao thông trong giai đoạn này đột ngột trở nên hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư.

Biến dạng tại dự án BOT giao thông (kỳ 1)

Hàng trăm ngàn tỷ đồng được huy động, “trùng điệp” nhà thầu chuyển thành nhà đầu tư, hàng chục trạm thu phí BOT xuất hiện đồng loạt là những gì dễ nhận thấy nhất trên các quốc lộ huyết mạch trong 5 năm trở lại đây.

Chuyên đề