Nguồn thu của nhiều dự án BOT không đảm bảo trả nợ vốn vay theo phương án tài chính ban đầu. Ảnh: Lê Tiên

Nguy cơ gia tăng nợ xấu từ dự án BOT

(BĐT) - Với nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều dự án BOT đã và đang rơi vào tình trạng doanh thu thu phí thấp xa so với phương án tài chính, đẩy nhà đầu tư vào tình thế khó khăn, bế tắc, với các khoản vay tín dụng hàng nghìn tỷ cho dự án đang bên bờ vực nợ xấu.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, quy trình xác định giá trị quỹ đất, tài sản công thanh toán cho nhà đầu tư BT hiện nay không đảm bảo sát giá thị trường. Ảnh: Lê Tiên

Đấu thầu dự án BT kết hợp đấu giá quỹ đất thanh toán: Bộ Tài chính nói chưa có cơ sở pháp lý

(BĐT) - Về việc nghiên cứu cơ chế vừa đấu thầu dự án BT, vừa đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản công, Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì nghiên cứu khi xây dựng Dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (gọi tắt là Luật PPP).
Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai giúp giảm 50% thời gian đi từ Hà Nội đến Lào Cai. Ảnh: Lê Tiên

Xóa bỏ định kiến thiên lệch về nhà đầu tư BOT

(BĐT) - Thời gian qua, cùng với sự nhận diện những tồn tại, hạn chế của dự án BOT giao thông, ánh nhìn về nhà đầu tư BOT dường như đã thiên lệch về phía tiêu cực, hạn chế và đầy hoài nghi. Thậm chí có nhà đầu tư BOT lớn phải thốt lên rằng “chúng tôi bị coi như tội đồ”, không còn hào hứng đầu tư vào các dự án BOT nữa. 
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Người nghèo có phải “cõng” phí BOT?

(BĐT) - 30 triệu xe máy và xe thô sơ đi trên đường BOT nâng cấp, cải tạo không phải trả phí, phí BOT không tác động đến người thu nhập thấp. Chỉ 2,7 triệu xe ô tô là phải trả phí. Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cũng đã thực hiện miễn, giảm phí 50% đến 100% đối với người dân xung quanh trạm. 
Dự án PPP phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, từ giai đoạn xây dựng, hoạt động, vận hành đến rủi ro tài chính do lãi suất… Ảnh: Song Lê

Kinh nghiệm đầu tư PPP của Hàn Quốc: Chia sẻ rủi ro là nguyên tắc hàng đầu

(BĐT) - Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) đem đến nhiều hiệu quả tích cực đối với sự phát triển hạ tầng, kinh tế của Hàn Quốc. Với một đạo luật về PPP được ban hành sớm, kinh nghiệm của Hàn Quốc để dự án PPP thành công là cần trả lời cho được câu hỏi làm thế nào chia sẻ, giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư và làm thế nào để huy động được vốn dài hạn.
Dự thảo Luật PPP bổ sung nhiều chính sách mới hướng tới việc thu hút được nhiều hơn nguồn lực, trí tuệ của khu vực tư nhân đầu tư cho kết cấu hạ tầng, dịch vụ công. Ảnh: Lê Tiên

Luật PPP: Biến nguồn lực tư nhân thành động lực phát triển quan trọng

(BĐT) - Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (gọi tắt là Luật PPP) là rất cần thiết phải ban hành. Nếu làm tốt sẽ tạo ra chính sách mới huy động vốn ngoài xã hội, vốn quốc tế đầu tư sâu hơn vào kết cấu hạ tầng, dịch vụ công của đất nước, đồng thời góp phần thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển khu vực kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.
Dự thảo Luật PPP quy định, dự án do nhà đầu tư đề xuất phải được tổ chức đấu thầu rộng rãi. Ảnh: Lê Tiên

Hạn chế tối đa chỉ định nhà đầu tư dự án PPP

(BĐT) - Chỉ định nhà đầu tư dự án BOT, BT chiếm đa số trong giai đoạn vừa qua được cho là nguyên nhân dẫn đến nhiều hệ lụy về sau đối với các dự án này. Nếu tăng cường đấu thầu rộng rãi, cạnh tranh thực sự, chắc chắn hiệu quả sẽ được nâng lên và những mặt trái của dự án BOT, BT sẽ được hạn chế rất nhiều.
Các dự án BOT đã góp phần làm thay đổi bộ mặt giao thông và giảm gánh nặng đầu tư cho ngân sách nhà nước. Ảnh: Lê Tiên

Gỡ khó cho các dự án BOT: Khắc phục tình trạng “ăn đong thể chế”

(BĐT) - Từ thực tế triển khai các dự án BOT thời gian qua, nhiều chuyên gia, nhà quản lý, đại biểu tham dự Hội thảo “Truyền thông về hạ tầng giao thông: Nhìn nhận và định hướng” diễn ra ngày 4/9/2019 tại Hà Nội đều cho rằng, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án BOT, cần phải có giải pháp căn cơ, đồng bộ xây dựng thể chế minh bạch; chia sẻ rủi ro và đối xử bình đẳng với nhà đầu tư.
Đối với dự án công nghệ cao, cần tổ chức lựa chọn nhà đầu tư ngay sau khi quyết định chủ trương đầu tư

Dự án PPP: Đấu thầu theo đầu ra để phát huy trí tuệ của nhà đầu tư

(BĐT) - Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) không chỉ để thu hút tài lực, mà còn phát huy cả trí tuệ, công nghệ, đổi mới sáng tạo từ khu vực tư nhân, từ đó cung ứng được dịch vụ công đảm bảo chất lượng. Bước đấu thầu, vì thế cần sự thay đổi, để có thể lựa chọn được nhà đầu tư xây dựng dự án bằng nguồn lực, công nghệ của họ, thay vì lựa chọn một nhà thầu sắm vai nhà đầu tư.
Dự thảo Luật PPP vừa kế thừa, vừa có nhiều điểm mới để gỡ vướng trong thu hút vốn tư nhân, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, vào phát triển hạ tầng. Ảnh: Song Lê

Hoàn thiện khung pháp lý về PPP để thu hút đầu tư vào hạ tầng

(BĐT) - Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) dự kiến trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp đầu tiên của năm 2020 được kỳ vọng sẽ tạo ra một hành lang pháp lý hoàn thiện, không chỉ giải quyết nhiều bài toán về nguồn lực phía trước, mà còn có thể hiện thực hóa nhanh hơn những công trình hiện đại với dấu ấn của nhà đầu tư tư nhân.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Thiếu chia sẻ rủi ro, dự án PPP khó hút vốn ngoại

(BĐT) - Bài toán lợi - hại cần được cân nhắc, xuất phát từ việc xác định rõ Việt Nam cần gì khi thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Nếu cần thu hút nguồn vốn nước ngoài thì thiết kế chính sách ít nhất phải đủ để giới đầu tư, tài chính quốc tế có niềm tin khi rót vốn. Bởi khi niềm tin, sự an tâm không có, rất khó có những quyết định đầu tư “tỷ đô” vào những dự án cần hàng chục năm hoàn vốn.
Đầu tư theo hình thức PPP giúp Chính phủ các nước phát triển kết cấu hạ tầng mà không cần phải chi trả trước các khoản đầu tư lớn. Ảnh: Lê Tiên

Luật PPP nên được ưu tiên áp dụng khi có khác biệt

(BĐT) - Để tạo ra đột phá trong thu hút vốn đầu tư tư nhân, đặc biệt là vốn nước ngoài vào phát triển kết cấu hạ tầng, Luật về PPP có thể có những quy định vượt qua khung pháp lý hiện hành. Nguyên tắc áp dụng Luật như thế nào khi có sự xung đột với các luật liên quan là điều mà nhà đầu tư, giới chuyên gia, các tổ chức quốc tế rất quan tâm.
Các căn cứ làm cơ sở xác định giá đất theo giá thị trường rất khó thực hiện, có khu vực đã áp mức giá tối đa nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với thị trường. Ảnh: Lê Tiên

Quy định thanh toán dự án BT: Mấu chốt là xác định giá đất

(BĐT) - Nghị định 69/2019/NĐ-CP quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao đã có những quy định chặt chẽ, đặc biệt là yêu cầu đấu thầu rộng rãi dự án BT. Tuy nhiên, nghị định vẫn chỉ là giải pháp tình thế, về lâu dài cần nhanh chóng hoàn thiện ban hành Luật PPP.
Trong giai đoạn vừa qua, số lượng dự án BT chiếm hơn một nửa số dự án PPP đã triển khai. Ảnh: Lê Tiên

Cân nhắc thay đổi cách thức để duy trì hình thức BT

(BĐT) - Với tinh thần chung là cần huy động nhiều hơn nguồn lực, sự sáng tạo của khu vực tư nhân chung tay cùng Nhà nước hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công, hình thức đầu tư theo loại hợp đồng BT được đa số thành viên Chính phủ thống nhất nên tiếp tục triển khai.
Ngân hàng kiến nghị rất nhiều vấn đề cần phải được bảo đảm trước khi cho vay Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Ảnh: Song Lê

Tìm giải pháp lâu dài về vốn cho dự án BOT

(BĐT) - Nhìn vào câu chuyện Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, có thể thấy một trong những khó khăn lớn nhất chính là đảm bảo các điều kiện đủ để giải ngân vốn vay của hợp đồng tín dụng. 
Việc hình thành quỹ hỗ trợ các dự án PPP sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng. Ảnh: Lê Tiên

Cơ chế nào đối với vốn nhà nước tham gia vào dự án PPP?

(BĐT) - Theo nhiều ý kiến, việc xây dựng một cơ chế rõ ràng, khả thi cao đối với phần tham gia của Nhà nước vào dự án PPP sẽ góp phần thể hiện cam kết mạnh mẽ, sự nhập cuộc thực sự tích cực của Chính phủ trong vai trò đối tác với khu vực tư nhân để thực hiện dự án PPP.
Có ý kiến đề xuất rằng, đối với dự án PPP, Luật PPP sẽ phải được ưu tiên áp dụng, đặt trước luật chuyên ngành. Ảnh: Lê Tiên

Luật PPP phải đảm bảo tính khả thi trong thực hiện

(BĐT) - Tại Đối thoại cấp cao lần thứ hai về hợp tác phát triển PPP tại Việt Nam, các đối tác phát triển đã chia sẻ nhiều khuyến nghị để xây dựng Luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) không chỉ là một luật tốt trên giấy, mà sẽ được thực thi hiệu quả, thành công. 

Chuyên đề