#Dự án PPP
Một trong những vấn đề vướng mắc cần sớm được tháo gỡ là việc xác định giá dịch vụ sử dụng đường bộ đối với dự án PPP. Ảnh: Lê Tiên

Gỡ vướng để thúc đẩy dự án PPP

(BĐT) - Mặc dù Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) đã ban hành, nhưng theo nhiều ý kiến, vẫn còn một số vấn đề vướng mắc ở quy định pháp luật liên quan, cần có sự tháo gỡ, sửa đổi đồng bộ để tạo thuận lợi hơn trong thực hiện, thúc đẩy dự án PPP trong thời gian tới.
Phối cảnh Cảng hàng không Quảng Trị.

Chuẩn bị đầu tư Dự án PPP Cảng hàng không Quảng Trị gần 5.823 tỷ đồng

(BĐT) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Trị vừa công bố nội dung quyết định chủ trương đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị theo phương thức đối tác công tư (PPP) với tổng mức đầu tư dự kiến 5.822,9 tỷ đồng.
Nhiều dự án kết cấu hạ tầng lớn dự kiến được triển khai đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Ảnh: Tấn Tiên

Tạo thuận lợi hơn nữa trong lựa chọn nhà đầu tư

(BĐT) - Kể từ ngày 1/1/2022, Thông tư số 09/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), dự án đầu tư có sử dụng đất sẽ có hiệu lực thi hành. Nhiều hướng dẫn mới tại Thông tư được kỳ vọng sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi hơn cho công tác lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án PPP và dự án đầu tư có sử dụng đất.
Thu hút vốn tư nhân thông qua phương thức PPP là giải pháp được kỳ vọng bù đắp thiếu hụt nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trong giai đoạn tới. Ảnh minh họa: Lê Tiên

Ưu tiên nguồn lực thực hiện dự án PPP có hiệu quả

(BĐT) - Từ những bản quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thời gian qua, đến danh mục quốc gia các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2025 và dự kiến của một số địa phương, đều kỳ vọng rất lớn vào phương thức đối tác công tư (PPP) để thu hút nguồn lực tư nhân. Để kỳ vọng thành hiện thực, việc ưu tiên bố trí một phần vốn nhà nước để chuẩn bị tốt dự án, sẵn sàng nguồn lực tham gia vào dự án là rất cần thiết.
Ảnh minh họa: Internet

Phòng ngừa rủi ro phát sinh trong hợp đồng PPP năng lượng và hạ tầng giao thông

(BĐT) - Cấu trúc hợp đồng của dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) là một là một mạng lưới hợp đồng liên quan lẫn nhau và có ràng buộc quan hệ pháp lý giữa các bên. Do có nhiều loại hình hợp đồng khác nhau như vậy, nên có thể có nhiều loại tranh chấp. Vì vậy, việc nhận diện được các rủi ro phát sinh trong các giao dịch PPP để thiết kế các biện pháp phòng ngừa và xử lý tranh chấp trong quy định pháp luật và trong thỏa thuận hợp đồng là rất cần thiết.
Ảnh minh họa: Internet

Điểm sáng thu hút đầu tư bền vững từ các dự án sử dụng đất

(BĐT) - Việc thu hút đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thông qua việc mời gọi nhà đầu tư vào các dự án đối tác công tư, dự án sử dụng đất đang được nhiều địa phương đẩy mạnh. Ngoài thu hút đầu tư vào các dự án hạ tầng để góp phần thay đổi diện mạo đô thị, nhiều địa phương còn định hướng thu hút nguồn vốn tư nhân phát triển lĩnh vực tăng trưởng xanh, bền vững.
Nhiều dự án hạ tầng giao thông đầu tư mới đã minh chứng được tính hiệu quả của phương thức PPP, giúp người dân có sự lựa chọn tốt hơn khi lưu thông và góp phần kích hoạt kinh tế địa phương. Ảnh: Tiên Giang

“Không tháo được cơ chế vốn cho dự án PPP thì rất khó”

(BĐT) - Thông qua các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), diện mạo hạ tầng giao thông đường bộ của Việt Nam đã có nhiều đổi thay. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực này dường như trầm lắng hơn. Nguyên nhân vì sao, và làm thế nào để các dự án PPP giao thông đường bộ hấp dẫn nhà đầu tư, các bên cho vay? 
Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn là sân bay quốc tế đầu tiên tại Việt Nam do tư nhân đầu tư với diện tích 325 ha và tổng mức đầu tư 7.463 tỷ đồng. Ảnh: Tuấn Minh

Thu hút đầu tư qua PPP: Một chặng đường nhìn lại

(BĐT) - Trong bối cảnh ngân sách nhà nước hạn hẹp, thông qua thu hút đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), một lượng vốn lớn từ khu vực tư nhân đã được huy động để góp phần giải quyết nhu cầu cấp bách về đầu tư hạ tầng, cải thiện đáng kể chất lượng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, năng lượng của đất nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, chất lượng sống của người dân.
Việc đầu tư phát triển hệ thống xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ trước tới nay chủ yếu huy động nguồn vốn ngân sách nhà nước. Ảnh minh họa: Đông Anh

Nhân rộng dự án PPP lĩnh vực môi trường

(BĐT) - Theo thống kê của Bộ Xây dựng, đến nay đã có 18 dự án cấp, thoát nước, môi trường với tổng mức đầu tư 21.716 tỷ đồng được triển khai theo phương thức đối tác công tư (PPP). So với lĩnh vực khác, đây là con số không nhỏ, cho thấy sức hấp dẫn của dự án môi trường đối với nhà đầu tư. Làm thế nào để ngày càng nhiều nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực này?
Các nhà đầu tư quan tâm đến dự án PPP hạ tầng giao thông chủ yếu là các nhà đầu tư từng thực hiện dự án BOT trước đây nên khó tiếp tục huy động tín dụng. Ảnh: Tường Lâm

Vì sao các dự án PPP cao tốc kém hấp dẫn?

(BĐT) - Thực tế thu hút đầu tư vào các dự án đường bộ cao tốc theo phương thức đối tác công tư (PPP) thời gian qua cho thấy, cả nhà đầu tư và ngân hàng cho vay vốn đều không “mặn mà” vì tổng vốn đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn kéo dài và có nhiều rủi ro về phương án tài chính trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay.
Khi lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất, nếu chỉ có chỉ có 1 nhà đầu tư đáp ứng sơ bộ năng lực, kinh nghiệm thì chuyển sang thủ tục chấp thuận đầu tư. Ảnh: Lê Tiên

Không tính m3 nếu 1 nhà đầu tư đáp ứng sơ bộ năng lực, kinh nghiệm

(BĐT) - Đây là một trong những nội dung được nêu tại Dự thảo (lần 3) Thông tư hướng dẫn chi tiết lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), dự án đầu tư có sử dụng đất được Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) công bố lấy ý kiến.
Trong năm 2020, có 96% số dự án PPP được đấu thầu rộng rãi, bao gồm cả đấu thầu rộng rãi quốc tế, song không có nhà đầu tư nước ngoài được lựa chọn. Ảnh: Lê Tiên

Thu hút gần 6.500 tỷ đồng cho 25 dự án PPP

(BĐT) - Năm 2020, thông qua đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP), cả nước đã thu hút được tổng mức đầu tư khoảng 6.482 tỷ đồng với 25 dự án PPP tại 16 địa phương, trong đó có 24 dự án PPP (chiếm 96%) được đấu thầu rộng rãi, 1 dự án PPP tại tỉnh Lào Cai áp dụng chỉ định thầu.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Bắc Ninh: Dự án PPP phát huy hiệu quả cao

(BĐT) - Theo UBND tỉnh Bắc Ninh, tính chung đến nay địa bàn Tỉnh có 41 dự án hợp đồng BT và 1 dự án hợp đồng BOT. Đến hết năm 2020, 16 dự án (gồm 15 dự án BT, 1 dự án BOT) cơ bản hoàn thành, với tổng mức đầu tư khoảng 5.935 tỷ đồng, trong đó, có 8 dự án đã quyết toán công trình BT. Các dự án bàn giao đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường; đóng góp đáng kể vào sự phát triển của Tỉnh.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Thanh Hóa mời sơ tuyển nhà đầu tư dự án giao thông hơn 3.372 tỷ đồng

(BĐT) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông số 2 Thanh Hóa (Bên mời thầu) đang phát hành hồ sơ mời sơ tuyển để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Tuyến đường bộ ven biển đoạn Hoằng Hóa - Sầm Sơn và đoạn Quảng Xương - Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn).
Ước tính tổng vốn đầu tư để hoàn thành 5.000 km đường cao tốc là khoảng 844.263 tỷ đồng. Ảnh: Song Lê

Mục tiêu hoàn thành 5.000 km đường cao tốc vào năm 2030: Khai thác nguồn lực từ địa phương

(BĐT) - Việc Chính phủ có chủ trương giao và trao quyền cho địa phương làm chủ đầu tư để triển khai các tuyến cao tốc được xem là giải pháp mạnh trong việc hiện thực hóa mục tiêu hoàn thành 5.000 km đường cao tốc vào năm 2030 mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.
Dự thảo Thông tư hướng dẫn các nội dung liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất, bao gồm xác định danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất. Ảnh: Nhã Chi

Lấy ý kiến thông tư hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP, dự án sử dụng đất

(BĐT) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có công văn gửi các bộ, ngành, địa phương, Sở KH&ĐT các tỉnh, thành phố đề nghị góp ý về Dự thảo Thông tư hướng dẫn chi tiết lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), dự án đầu tư có sử dụng đất.
Ảnh minh họa: Internet

Nhiều điểm mới trong quản lý tài chính dự án PPP

(BĐT) - Theo Nghị định số 28/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 quy định cơ chế quản lý tài chính đối với các dự án đầu tư theo phương thức PPP đã được Chính phủ ban hành, quy định quản lý tài chính dự án PPP có nhiều nội dung mới so với giai đoạn trước.
Kết quả khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc áp dụng sơ tuyển, lựa chọn nhà đầu tư trong nước, quốc tế đối với dự án PPP. Ảnh: Lê Tiên

Đơn giản hóa thủ tục lựa chọn nhà đầu tư PPP

(BĐT) - Nghị định 35/2021/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành ngày 29/3/2021 đã có những hướng dẫn cụ thể về quy trình lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Trong đó, nhiều quy định được xây dựng theo hướng đơn giản thủ tục, tiết kiệm thời gian đồng thời nâng cao hiệu quả của quá trình lựa chọn nhà đầu tư.
Sơ bộ tổng nhu cầu vốn đầu tư tối thiểu giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông vận tải khoảng 358 nghìn tỷ đồng, lớn hơn rất nhiều so với khả năng cân đối nguồn lực. Ảnh: Lê Tiên

Đa dạng loại hợp đồng để tăng sức hút cho PPP giao thông

(BĐT) - Thời gian qua, đa phần các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) trong lĩnh vực hạ tầng giao thông thực hiện theo loại hợp đồng BOT, BT. Trong bối cảnh nguồn lực ngân sách nhà nước hạn hẹp, muốn đáp ứng nhu cầu phát triển hạ tầng, phương thức PPP tiếp tục được xem là giải pháp quan trọng.