#Dự án PPP
Cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu dự án PPP được khu vực tư nhân đặt nhiều kỳ vọng nhưng vẫn còn vướng mắc trong thực tiễn triển khai. Ảnh: Lê Tiên

Tháo gỡ đồng bộ vướng mắc để thu hút đầu tư PPP

(BĐT) - Việc thúc đẩy dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) đem lại nhiều lợi ích, có vai trò rất quan trọng trong cải thiện chất lượng hạ tầng, dịch vụ công, phát triển kinh tế - xã hội. Dù vậy, theo nhiều ý kiến, vẫn còn một số vướng mắc nếu được tháo gỡ đồng bộ sẽ góp phần cởi bỏ nút thắt về tâm lý, dòng vốn, tạo thuận lợi hơn trong thu hút dòng vốn tư nhân đầu tư theo phương thức PPP.
Nhiều nước thành lập một quỹ riêng hoặc có dòng ngân sách lớn để thực hiện nghĩa vụ của Nhà nước tại các dự án PPP. Ảnh: Lê Tiên

Vướng mắc cơ chế chia sẻ rủi ro giảm doanh thu dự án PPP: Vẫn là câu hỏi tiền đâu?

(BĐT) - Với Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Nhà nước khẳng định sẽ chia sẻ với nhà đầu tư trong trường hợp giảm doanh thu. Cơ chế này được giới đầu tư đánh giá cao, nhưng còn vướng mắc để thực thi hiệu quả. Theo nhà đầu tư, chuyên gia, ngoài vấn đề quy trình phức tạp, nguồn vốn để hiện thực hóa nghĩa vụ của Nhà nước khi phát sinh rủi ro giảm doanh thu lại rất mong manh, khiến nhà đầu tư còn e ngại tham gia.
Quy trình, thủ tục đầu tư theo phương thức PPP tại Việt Nam đã khá bài bản, dự án PPP sẽ ổn định và chắc chắn hơn nhiều so với cách thức mời gọi đầu tư theo “danh mục” dự án đầu tư trước đây. Ảnh: Lê Tiên

Thu hút vốn nước ngoài đầu tư hạ tầng: Bài toán hài hòa lợi ích - rủi ro

(BĐT) - Việc huy động được các nguồn vốn bên ngoài sẽ tạo thêm nhiều cơ hội mới để phát triển hạ tầng quốc gia trong bối cảnh nhu cầu đầu tư lớn và ngân sách hạn hẹp. Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) tạo khung pháp lý ổn định, được nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao, tuy nhiên, dòng vốn nước ngoài đầu tư vào hạ tầng vẫn chưa có chuyển biến lớn, đòi hỏi thêm nhiều nỗ lực, trên tinh thần hài hòa lợi ích - rủi ro.
Từ thời điểm Luật PPP có hiệu lực thi hành (1/1/2021) đến tháng 11/2022, hơn 58.574 tỷ đồng vốn đầu tư tư nhân đã được huy động thông qua các dự án PPP. Ảnh: Lê Tiên

Vì sao nhà đầu tư chưa mặn mà với dự án PPP?

(BĐT) - Mặc dù Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là đột phá quan trọng về mặt pháp lý, nhưng bản thân Luật này sẽ không tự động tạo chuyển biến thành công cho một loạt dự án hạ tầng thu hút đầu tư tư nhân tại Việt Nam.
IDICO-IDI đang “mắc cạn” tại Dự án Cầu Tân Kỳ - Tân Quý dù đã khởi công được gần 5 năm, khối lượng thi công đạt hơn 70%. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Vì sao TP.HCM muốn phát triển dự án PPP trên tuyến hiện hữu?

(BĐT) - Sau 6 năm triển khai các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), TP.HCM đã đưa nhiều công trình hạ tầng giao thông đi vào hoạt động, phát huy hiệu quả kênh dẫn vốn từ khu vực tư nhân. Tuy nhiên, do nhiều thay đổi về chính sách, điều chỉnh hợp đồng, không ít dự án dù đã triển khai nhưng vẫn ngổn ngang, chưa có lối thoát.
TP.HCM đang có danh mục nhiều dự án lớn, quan trọng về văn hóa, với vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng, nhưng vốn đầu tư công mới bố trí được phần nhỏ. Ảnh: Giang Sơn Đông

Mở cơ chế, tăng cơ hội hút vốn tư nhân

(BĐT) - Không chỉ hạ tầng giao thông, nhiều lĩnh vực khác có nhu cầu đầu tư lớn cần dựa cả vào nguồn lực của Nhà nước và nguồn lực của xã hội. Trong đó, lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao đang được nhiều địa phương đề xuất áp dụng đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Phối cảnh Dự án đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô.

Đề xuất lập Hội đồng thẩm định nhà nước Dự án PPP đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô

(BĐT) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước để tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 3 - đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức PPP thuộc Dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội.
Tỉnh Bình Dương vừa ban hành các văn bản chấp thuận đề xuất lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 2 dự án giao thông trọng điểm theo phương thức đối tác công tư. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Bình Dương xúc tiến 2 dự án PPP giao thông trọng điểm

(BĐT) - Tỉnh Bình Dương vừa ban hành các văn bản chấp thuận đề xuất lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 2 dự án giao thông trọng điểm gồm Dự án cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành và Dự án đường Vành đai 4 đoạn từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn theo phương thức đối tác công tư (PPP). Nhà đầu tư đề xuất là Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp (Becamex IDC Corp).
Dự án PPP hầu hết tập trung trong lĩnh vực giao thông, chưa được triển khai nhiều trong các lĩnh vực khác. Ảnh: Lê Tiên

Tiếp tục gỡ rào cản hút vốn tư nhân đầu tư hạ tầng

(BĐT) - Hai năm thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) đã ghi nhận một số kết quả nhất định, nhưng theo nhiều ý kiến, vẫn còn những khó khăn cản bước doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng. Cần sớm gỡ điểm nghẽn và có thêm nhiều giải pháp để hướng tới mục tiêu thu hút hiệu quả dòng vốn tư nhân chung tay đầu tư hạ tầng quốc gia, tránh tình trạng Luật PPP thì mở nhưng chính sách khác vẫn đóng.
Nhiều dự án giao thông lớn đã được phê duyệt chủ trương đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Ảnh minh họa: Lê Tiên

Gỡ vướng dự án PPP, mở đường hút vốn đầu tư mới

(BĐT) - Nhiều dự án giao thông lớn đã được phê duyệt chủ trương đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và đang tích cực triển khai các bước tiếp theo với quyết tâm rất lớn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thấy những chuyển động tích cực từ khi Luật PPP có hiệu lực thi hành (ngày 1/1/2021). Dù vậy, việc triển khai các dự án PPP vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc, nếu được tháo gỡ hiệu quả sẽ mở ra nhiều cơ hội thu hút nguồn vốn tư nhân hơn trong thời gian tới.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Hoàn thiện báo cáo về dự án PPP cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương gần 18.000 tỷ đồng

(BĐT) - Hội đồng thẩm định cấp cơ sở thuộc UBND tỉnh Lâm Đồng vừa đề nghị Ban Quản lý dự án giao thông Tỉnh hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức đối tác công tư (PPP). Cao tốc này có chiều dài tuyến 73,64 km chia làm 2 giai đoạn. Tổng mức đầu tư Dự án giai đoạn 1 dự kiến là 12.532 tỷ đồng và giai đoạn 2 khoảng 5.420 tỷ đồng.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Công bố chủ trương đầu tư dự án PPP cao tốc Dầu Giây - Tân Phú

(BĐT) - Ban Quản lý dự án Thăng Long vừa công bố chủ trương đầu tư Dự án Xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT. Dự án có sơ bộ tổng mức đầu tư 8.365,651 tỷ đồng, đi qua tỉnh Đồng Nai và được thực hiện từ nay đến năm 2025.
Rác được chôn lấp, phủ bạt tại bãi rác Khánh Sơn, TP. Đà Nẵng. Ảnh: Hà Minh

Dự án PPP xử lý chất thải rắn tại Đà Nẵng: Hơn 5 năm chưa xong thủ tục

(BĐT) - Lượng rác thải liên tục tăng tại TP. Đà Nẵng khiến các hộc chôn lấp rác liên tiếp phải cơi nới, hệ thống xử lý nước rỉ rác phải nâng cấp để bảo đảm sức chứa và vệ sinh môi trường. Trong khi đó, Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn 1.000 tấn/ngày đêm được đề xuất đầu tư đã hơn 5 năm vẫn chưa xong thủ tục.
Tình trạng hụt thu, khó khăn của các dự án PPP đã và đang triển khai để lại hệ lụy là nhiều nhà đầu tư có năng lực không còn hào hứng tham gia. Ảnh: Lê Tiên

Đâu là rào cản dự án PPP?

(BĐT) - Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) không phải là công cụ để biến một dự án tồi thành một dự án tốt. Bên cạnh chính sách, còn nhiều yếu tố quan trọng khác để quyết định thành công một dự án PPP.
Đầu tư các dự án hạ tầng giao thông lớn sẽ tạo sức bật cho phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh minh họa: Lê Tiên

Nhiều địa phương khởi động dự án PPP

(BĐT) - Trong khi nguồn vốn đầu tư công có hạn, việc huy động đa dạng các nguồn vốn từ khu vực tư nhân dường như là cánh cửa duy nhất để nhiều địa phương thực hiện được những dự định đầu tư hạ tầng mang tính đột phá. Hiện nhiều dự án đang được đề xuất, xúc tiến đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Thiếu nguồn vật liệu đất đắp vẫn là một trong những trở ngại đối với nhiều dự án giao thông. Ảnh minh họa: ST

Nhiều công trình giao thông trọng điểm chậm tiến độ

(BĐT) - Tiến độ thi công các dự án trọng điểm ngành giao thông trong tháng 2/2022 dù có chuyển biến so với tháng 1 song không ít dự án vẫn chậm so với kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu là thiếu nguồn vật liệu đất đắp, vướng di dời hạ tầng kỹ thuật, giải phóng mặt bằng, nhà thầu chậm huy động thiết bị, nhân lực.
Bản tin thời sự sáng 23/2

Bản tin thời sự sáng 23/2

(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là Bộ Công an cấp tài khoản định danh điện tử cho công dân; lập đỉnh mới, giá vàng tiến sát 64 triệu đồng; kiến nghị bố trí vốn chuẩn bị đầu tư 12 dự án PPP; Việt Nam nối lại 20 đường bay quốc tế; Abbott thu hồi sữa bột Alimentum nghi nhiễm khuẩn; sắp bán đấu giá hàng trăm triệu lít xăng RON 92 từ kho dự trữ quốc gia…