Thách thức nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN

(BĐT) - Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) vừa tổ chức buổi Đối thoại chính sách với chủ đề: “Những khó khăn, thách thức trong thành lập cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu nhà nước”. 
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Buổi đối thoại nhằm trao đổi, thảo luận, lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và chuyên gia về việc soạn thảo Nghị định về tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và phần vốn nhà nước tại DN.

Theo đại diện CIEM, khi thành lập cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu chắc chắn ảnh hưởng nhiều mặt đến bộ máy cơ quan nhà nước và DN hiện nay. Ở mô hình mới sẽ có nhiều “được” và “mất”. Chẳng hạn như mối quan hệ trực tiếp, thân thuộc giữa DN với bộ máy nhà nước có thẩm quyền phân bổ nguồn lực quốc gia có thể gặp khó khăn.

Số liệu tổng hợp của CIEM cho thấy, hiện Nhà nước đang đầu tư một khối lượng lớn về vốn và tài sản hữu toàn dân vào sản xuất kinh doanh tại các DN. Trong năm 2014, tổng tài sản nhà nước tại 781 DN 100% sở hữu nhà nước là 3.105.453 tỷ đồng (trong đó, tập đoàn, tổng công ty và công ty mẹ - con chiếm 90%); vốn chủ sở hữu là 1.233.723 tỷ đồng (tập đoàn chiếm 65,5%; tổng công ty chiếm 25,2%; khối công ty mẹ - con chiếm 2,3%). Nếu tính toàn bộ các DN có 100% và trên 50% sở hữu nhà nước thì tổng nguồn vốn kinh doanh hay tổng tài sản lên đến 5.408 nghìn tỷ đồng.   

Chuyên đề