#doanh nghiệp xây dựng
Doanh nghiệp xây dựng chật vật vì trượt giá

Doanh nghiệp xây dựng chật vật vì trượt giá

(BĐT) - Năm 2023 là một năm vô cùng khó khăn, vất vả đối với doanh nghiệp nói chung và đặc biệt vất vả với doanh nghiệp là nhà thầu xây dựng. Giá cả một số vật liệu chính liên tục thay đổi, tăng cao.
Nhiều doanh nghiệp xây dựng kỳ vọng vào doanh thu từ hoạt động xây lắp hạ tầng tại các dự án đầu tư công. Ảnh: Lê Tiên

Doanh nghiệp xây dựng phân hóa hiệu quả quý I

(BĐT) - Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình vừa công bố lợi nhuận quý I/2023 với khoản lỗ hơn 442,6 tỷ đồng và là quý lỗ thứ hai liên tiếp. Không chỉ có Xây dựng Hòa Bình, nhiều doanh nghiệp xây dựng dân dụng khác cũng ghi nhận kết quả kinh doanh kém khả quan do ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường bất động sản (BĐS). Trong khi đó nhà thầu xây dựng hạ tầng có kết quả tích cực hơn nhờ nguồn thu từ các công trình giao thông lớn.
Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình ghi nhận lỗ 1.140 tỷ đồng năm 2022. Ảnh: Lê Tiên

Báo động sức khỏe tài chính nhiều doanh nghiệp xây dựng

(BĐT) - Kết thúc năm 2022, sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp - nhà thầu xây dựng lớn xấu đi rõ rệt, với lợi nhuận từ mảng kinh doanh chính suy giảm; dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm trong khi quy mô vốn lưu động tăng, phải tăng vay nợ để bù đắp dẫn đến chi phí lãi vay tăng cao. Với bối cảnh hiện tại, việc tìm lời giải cho bài toán duy trì lợi nhuận, bảo toàn nền tảng tài chính đang là thách thức lớn với các doanh nghiệp này…
Nhà thầu xây dựng hạ tầng được kỳ vọng hưởng lợi từ kế hoạch đẩy mạnh giải ngân đầu tư công. Ảnh: Nhã Chi

Doanh nghiệp xây dựng chờ “mùa nắng” 2023

(BĐT) - “Mùa đông khắc nghiệt” là cụm từ được Công ty CP Chứng khoán VNDirect dùng làm tựa đề trong báo cáo ngành bất động sản dân cư phát hành tháng 12/2022. VNDirect bày tỏ không lạc quan về sự phục hồi trong ngắn hạn do rủi ro mất khả năng thanh toán của chủ đầu tư vẫn là mối lo lớn nhất. Tuy nhiên, với việc Chính phủ kiên định thúc đẩy đầu tư công trung hạn, doanh nghiệp ngành xây dựng, nhất là khối xây dựng hạ tầng hy vọng sẽ khởi sắc trong thời gian tới đây.
Lợi nhuận sụt giảm, dòng tiền kinh doanh âm, nợ vay tăng là câu chuyện chung của nhiều doanh nghiệp ngành xây dựng. Ảnh: Lê Tiên

Doanh nghiệp xây dựng chưa thấy “cửa sáng” năm 2023

(BĐT) - Lãi suất tăng cao, khối lượng công việc ký mới giảm, chi phí gia tăng và rủi ro phát sinh công nợ khó đòi khi thị trường bất động sản “ngủ đông” là những khó khăn hiện hữu của doanh nghiệp (DN) ngành xây dựng. Nhiều DN công bố kết quả kinh doanh kém khả quan với lợi nhuận sụt giảm, dòng tiền kinh doanh âm và nợ vay tăng mạnh sau 3 quý đầu năm 2022. Tình trạng khó khăn dự kiến còn thấy rõ trong báo cáo quý IV/2022, thậm chí kéo sang năm 2023 sắp đến.
Nhiều doanh nghiệp xây dựng lớn của Việt Nam có thể đảm nhiệm phát triển dự án quy mô lớn, với chất lượng không thua kém các tập đoàn xây dựng nước ngoài. Ảnh: Lê Tiên

Nhà thầu Việt và hoài bão vươn ra thế giới

(BĐT) - Nhiều công trình lớn đã và đang được xây dựng bằng bàn tay, trí tuệ, bản lĩnh của doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập, không ít DN xây dựng nuôi dưỡng hoài bão vươn ra thị trường quốc tế, xây nhà cho thế giới, để vừa mang đến lợi ích cho DN, vừa đóng góp nhiều hơn cho đất nước...
Hầu hết các doanh nghiệp xây dựng hiện nay đều bị nợ đọng xây dựng, có những doanh nghiệp bị nợ đọng tới hàng nghìn tỷ đồng từ các chủ đầu tư. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Nhà thầu đối mặt nguy cơ phá sản vì nợ đọng xây dựng

(BĐT) - Theo thống kê của Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), hầu hết các doanh nghiệp xây dựng hiện nay đều bị nợ đọng xây dựng, có những doanh nghiệp bị nợ đọng tới hàng nghìn tỷ đồng từ các chủ đầu tư. Thực trạng này khiến nhiều doanh nghiệp xây dựng đối mặt với nguy cơ phá sản và đang mong chờ giải pháp tháo gỡ hữu hiệu từ các cơ quan có thẩm quyền.
Vinaconex dự kiến lợi nhuận ròng năm 2022 tăng trưởng 169% so với năm ngoái. Ảnh: Nhã Chi

Nhiều “ông lớn” ngành xây dựng kỳ vọng bứt phá

(BĐT) - Sau những khó khăn do dịch Covid-19, đầu tư công được đẩy mạnh ngay từ đầu năm 2022 trở thành động lực tăng trưởng chính cho ngành xây dựng hạ tầng. Trước triển vọng kinh doanh tích cực, nhiều doanh nghiệp trong ngành đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh trong năm nay.
Nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành xây dựng chỉ đạt khoảng 75 - 80% chỉ tiêu kế hoạch về doanh thu, giá trị sản lượng của năm 2021. Ảnh: Lê Tiên

Doanh nghiệp xây dựng đối mặt khó khăn kép

(BĐT) - Năm 2021, doanh nghiệp xây dựng phải đối phó với khó khăn kép: chịu tác động của dịch bệnh Covid-19 như tất cả các ngành nghề khác, đồng thời còn phải chống đỡ hai cơn bão giá vật liệu tăng cao chưa từng có. Đến thời điểm này, các doanh nghiệp này gần như vẫn tự chống đỡ và đang rất kỳ vọng có sự tháo gỡ để nhanh chóng phục hồi, đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng kinh tế.
Quý III/2021 là quý đầu tiên Công ty CP Xây dựng Coteccons báo lỗ kể từ khi đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán (năm 2010). Ảnh: Lê Tiên

Doanh nghiệp xây dựng khốn đốn trong quý III/2021

(BĐT) - Không chỉ chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, giá nguyên vật liệu tăng cao bất thường từ đầu năm đã khiến doanh nghiệp xây dựng gặp khó khăn, đặc biệt là trong quý III/2021 khi làn sóng Covid-19 lần thứ tư bùng phát. Điều này được phản ánh trong kết quả kinh doanh quý III/2021 của doanh nghiệp trong ngành.
Ông Nguyễn Khắc Hải, Phó Tổng giám đốc thay mặt Tổng công ty CP Vinaconex đón nhận Chứng nhận của Ban tổ chức

Vinaconex lọt Top 5 Doanh nghiệp xây dựng lớn nhất Việt Nam

(BĐT) - Ngày 8/1/2021, tại Lễ công bố Bảng xếp hạng VNR 500 - Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam kỳ công bố năm 2020, Vinaconex tiếp tục nằm trong Top 5 Doanh nghiệp Xây dựng lớn nhất Việt Nam theo đánh giá của Vietnam Report.
Sau quý III/2020 kinh doanh kém tích cực, không nhiều doanh nghiệp xây dựng kỳ vọng vào quý cuối năm khả quan hơn. Ảnh: Tiên Giang

Lợi nhuận doanh nghiệp xây dựng “lao dốc”

(BĐT) - Kết thúc quý III/2020, không ít doanh nghiệp xây dựng lớn, từng là điểm sáng trên thị trường ghi nhận kết quả kinh doanh không mấy khả quan. Khảo sát mới đây của Tổng cục Thống kê cho thấy, hơn 3.300 doanh nghiệp xây dựng đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tiếp tục khó khăn trong quý cuối cùng của năm.
Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình có mức lợi nhuận thấp kỷ lục trong quý đầu năm 2020 với 5,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Tiên

Doanh nghiệp xây dựng “lao đao”

(BĐT) - Thị trường bất động sản bão hòa từ cuối năm 2018 kéo theo nhu cầu về xây dựng sụt giảm, bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 tác động lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh càng khiến các doanh nghiệp ngành xây dựng rơi vào tình cảnh “lao đao”.