#đầu tư công
Tính đến hết tháng 1/2023, tổng số vốn đầu tư công thuộc nguồn ngân sách nhà nước năm 2023 đã phân bổ là 638.613,081 tỷ đồng, đạt 90,32% kế hoạch vốn Thủ tướng giao. Ảnh: Lê Tiên

Đẩy sớm vốn đầu tư công vào nền kinh tế

(BĐT) - Năm 2023, số vốn đầu tư công cần giải ngân là hơn 700 nghìn tỷ đồng. Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, việc giải ngân nhanh chóng ngay từ đầu năm nguồn vốn đầu tư công được đánh giá sẽ bổ trợ tích cực cho chính sách tiền tệ đang còn ít dư địa, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, duy trì tăng trưởng theo mục tiêu đề ra. Ý nghĩa lớn, sức ép cũng rất lớn, đòi hỏi công tác chỉ đạo điều hành, giám sát, triển khai thực hiện cần phải đồng bộ.
Bản tin thời sự sáng 4/2

Bản tin thời sự sáng 4/2

(BĐT) - Một số sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là nhà thầu cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn lo thiếu vật liệu; 93% lao động trong khu công nghiệp ở Bình Dương trở lại làm việc sau Tết; Công an đề nghị giám định giá mua sắm loạt máy móc y tế tại Gia Lai; hàng trăm doanh nghiệp xăng dầu gửi kiến nghị tới Thủ tướng; chiều 3/2, mạng VinaPhone mất sóng hơn 1 giờ không thể kết nối…
Khi triển khai một dự án đầu tư trên đất cần phân tích thấu đáo chi phí - lợi ích về cả 3 mặt kinh tế, xã hội, môi trường. Ảnh: Lê Tiên

Để nguồn lực tiềm ẩn trong đất lan tỏa giá trị

(BĐT) - Chính sách đất đai được coi là một trong những chính sách quan trọng nhất trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Với quan điểm nước ta có vượt được “bẫy thu nhập trung bình”, trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045 hay không cũng dựa một phần vào pháp luật đất đai, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võ đã có những chia sẻ với Báo Đấu thầu xung quanh câu chuyện khai thác hiệu quả nguồn lực tiềm ẩn trong đất.
Thanh toán vốn đầu tư công tính đến ngày 31/12/2022 là 435.689,97 tỷ đồng, đạt 75,11% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Ảnh: Lê Tiên

Quyết tâm cao nhất cho tháng cao điểm giải ngân đầu tư công Đầu tư công

(BĐT) - Chỉ còn 22 ngày nữa để hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 (kết thúc niên độ giải ngân ngày 31/1/2023). Nhiều địa phương đang rốt ráo, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ giải ngân theo tinh thần “Tháng thi đua cao điểm giải ngân vốn đầu tư công” mà Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát động ngày đầu năm 2023, làm việc xuyên Tết, xuyên nghỉ lễ, không ngại khó, không ngại khổ...
Bình Dương bố trí nguồn ngân sách gần 8.000 tỷ đồng cho nhóm dự án giao thông khởi công mới năm 2023. Ảnh: Nhã Chi

Bình Dương dồn lực đầu tư hạ tầng giao thông Đầu tư công

(BĐT) - Năm 2023, tỉnh Bình Dương tập trung nguồn vốn ngân sách địa phương đầu tư cho lĩnh vực hạ tầng giao thông. Tính riêng các công trình trọng điểm, nguồn vốn đã lên tới hơn 9.909 tỷ đồng, trong đó lượng vốn lớn được tập trung vào 2 dự án thành phần Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua tỉnh Bình Dương.
Rất nhiều lĩnh vực có thể áp dụng đầu tư PPP, từ hợp tác quản lý trụ sở đến công viên, sân vận động…

Sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển

(BĐT) - Cần tiếp tục có giải pháp sử dụng, khai thác hiệu quả nhất hai nguồn lực quan trọng của đất nước cho phát triển kinh tế - xã hội, đó là nguồn lực đầu tư phát triển của Nhà nước và nguồn lực huy động từ khu vực tư nhân. Khi hai nguồn lực này được sử dụng hiệu quả, hạ tầng giao thông, văn hóa, xã hội phát triển thì doanh nghiệp sẽ tự đến đầu tư, đất nước sẽ có thêm nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn.
Tổng số vốn kế hoạch đầu tư công năm 2023 là trên 700.000 tỷ đồng, tăng khoảng 140.000 tỷ đồng so với kế hoạch năm 2022. Ảnh: Lê Tiên

Nguồn vốn lớn, cần giải pháp đột phá

(BĐT) - Giải ngân số vốn kế hoạch đầu tư công tăng khoảng 25% so với năm 2022 cùng toàn bộ số vốn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trọng tâm và đầy thách thức trong năm 2023. Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Quốc Phương, để thực hiện thành công nhiệm vụ này, đòi hỏi tinh thần đổi mới, quyết tâm chính trị cao, trách nhiệm hơn nữa của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương.
Giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước 11 tháng năm 2022 ước đạt 338.319,81 tỷ đồng, bằng 58,33% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Ảnh: Tường Lâm

Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, tạo động lực tăng trưởng năm 2023

(BĐT) - Tổng số vốn đầu tư công phải giải ngân năm 2023 là hơn 700 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 25% so với năm 2022. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân và nâng cao hiệu quả đầu tư công sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi kinh tế và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước và thế giới tiếp tục biến động nhanh, phức tạp, khó lường với các yếu tố rủi ro gia tăng.
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng, giải pháp tốt nhất để thúc đẩy giải ngân vốn năm 2023 là phân công lãnh đạo phụ trách từng dự án. Ảnh: Internet

Bà Rịa - Vũng Tàu: Quy trách nhiệm đối với người đứng đầu nếu không hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công

(BĐT) - Tỷ lệ giải ngân vốn đối với các dự án đầu tư công tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2022 đạt kết quả cao hơn năm 2021. Trong điều kiện vừa bảo đảm kiểm soát dịch bệnh, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Chính phủ, kết quả trên rất đáng khích lệ.
Việc điều chỉnh giảm kế hoạch vốn đầu tư công làm ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư dự án, gây lãng phí nguồn lực quốc gia. Ảnh: Lê Tiên

Hiện tượng nhiều bộ, ngành, địa phương trả lại kế hoạch vốn đầu tư công: Không thể cứ khó tiêu là xin trả

(BĐT) - Năm nay là năm thứ ba liên tiếp xuất hiện tình trạng nhiều bộ, cơ quan trung ương và địa phương có văn bản đề nghị “trả lại” kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương (NSTW), đặc biệt là nguồn vốn nước ngoài… Theo nhiều ý kiến, chuyện xin trả vốn gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng nguồn lực công, vì thế cần siết chặt kỷ luật, kỷ cương đầu tư, không để “điệp khúc” này tiếp tục lặp lại.
Ảnh Internet

Hà Nội triển khai kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2023

(BĐT) - Sáng 12/12, UBND TP. Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán thu chi ngân sách, tổng biên chế hành chính, sự nghiệp, khoa học - công nghệ năm 2022 và phát động phong trào thi đua năm 2023.
Bản tin thời sự sáng 9/12

Bản tin thời sự sáng 9/12

(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là TP.HCM hoàn thành đề án đưa 5 huyện lên quận hoặc thành phố trong quý 1/2023; chi sai hơn 200 tỷ đồng trong phòng, chống dịch Covid-19 ở Khánh Hòa; Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo đề nghị đưa cổ phiếu ITA ra khỏi diện cảnh báo; Khánh Hòa muốn phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu…
Đến nay, Hậu Giang đã giải ngân được hơn 2.582 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt 69,18% kế hoạch năm 2022. Ảnh minh họa

“Cỗ xe tam mã” giúp Hậu Giang thúc đẩy đầu tư công

(BĐT) - Tỉnh Hậu Giang có đà bứt tốc giải ngân vốn đầu tư công từ quý III và nửa đầu quý IV/2022 ấn tượng và đang nỗ lực về đích giải ngân 100% vốn đầu tư được Thủ tướng Chính phủ giao. Chú trọng khâu lựa chọn nhà thầu, theo sát tiến độ thi công, thanh toán dứt điểm, đồng thời không để công tác giải phóng mặt bằng ngưng trệ là 3 giải pháp chính, được ví như “cỗ xe tam mã” thúc đẩy công tác giải ngân vốn đầu tư công tại Hậu Giang về đích.
Tại Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), một trong những điểm mới là bổ sung quy định yêu cầu công khai nội dung, kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu, trong đó có nội dung về chất lượng hàng hóa, dịch vụ, công trình. Ảnh: Tường Lâm

Sửa đổi toàn diện Luật Đấu thầu: Nhiều nhóm chính sách nâng cao hiệu quả đầu tư công

(BĐT) - Việc ban hành và thực hiện Luật Đấu thầu đã góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, mua sắm bằng nguồn ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, những khó khăn, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết sửa đổi toàn diện Luật Đấu thầu, vừa tiếp tục nâng cao hiệu quả đấu thầu, ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, vừa phù hợp với “sân chơi” mới, tạo hành lang pháp lý giúp huy động hiệu quả hơn nữa các nguồn lực cho phát triển.
Tình trạng công trình chờ vốn, vốn chờ công trình không phải là hiếm. Ảnh: Tường Lâm

Giám sát “tới nơi tới chốn” để giảm thiểu lãng phí

(BĐT) - Tình trạng lãng phí, nhất là trong thực hiện các dự án đầu tư công, là vấn đề nổi cộm được các đại biểu Quốc hội thảo luận tại phiên họp ngày 31/10 của Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV. Trong quan điểm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thì “một tỷ đồng mà thực sự cần thiết thì chi ngay, nhưng một đồng mà không cần thiết thì cũng không chi”. Theo đó, phương châm được lựa chọn để giảm thiểu lãng phí là giám sát “tới nơi tới chốn” vì mục tiêu kiến tạo và phát triển.
Đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc là công trình được bố trí lượng vốn đầu tư công lớn của tỉnh Quảng Ngãi (khoảng 1.500 tỷ đồng). Ảnh: Hà Minh

Quảng Ngãi: Nhẹ nỗi lo giải ngân vốn đầu tư công chậm tiến độ Đầu tư công

(BĐT) - Kết quả giải ngân vốn đầu tư công đạt được trong 9 tháng đầu năm 2022 đã đưa Quảng Ngãi vào Top 10 địa phương giải ngân đầu tư công tốt nhất trên cả nước. Nỗi lo chậm tiến độ đã vơi nhẹ trên vai lãnh đạo Tỉnh và thay vào đó là những giải pháp quyết liệt hướng đến mục tiêu về đích 100% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công đúng hẹn 31/12/2022.
Nhiều dự án lớn tại Bình Dương được tăng vốn trong kỳ điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2022 và trung hạn 2021 - 2025. Ảnh minh họa: Nhã Chi

Bình Dương điều chỉnh kế hoạch đầu tư công: Hướng dòng vốn vào dự án hấp thụ tốt, hiệu quả Đầu tư công

(BĐT) - Tỉnh Bình Dương vừa lên phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2022 và trung hạn 2021 - 2025. Trong kỳ điều chỉnh này, có 191 dự án được tăng vốn với tổng giá trị hơn 10 nghìn tỷ đồng, 218 dự án được điều chỉnh giảm vốn hơn 3.304 tỷ đồng. Qua đó, Bình Dương kỳ vọng hướng dòng vốn đầu tư công vào các dự án trọng điểm, hấp thụ vốn tốt, góp phần thực hiện thành công kế hoạch đầu tư công năm 2022 và các năm tiếp theo.