#đầu tư công
Nhóm vật liệu xây dựng, đặc biệt là ngành đá xây dựng sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ việc đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng. Ảnh: Nhã Chi

Ngành nào hưởng lợi từ đầu tư công?

(BĐT) - Đầu tư công đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh các động lực khác như tiêu dùng, xuất nhập khẩu và đầu tư tư nhân gặp khó khăn. Giải ngân đầu tư công tạo hiệu ứng lan tỏa tới nhiều ngành nghề, doanh nghiệp, nền kinh tế. Trong đó, ngành vật liệu xây dựng (VLXD), xây dựng hạ tầng được đánh giá hưởng lợi trực tiếp; lĩnh vực bất động sản (BĐS), logistics sẽ gián tiếp hưởng lợi.
Lũy kế đến ngày 31/5, TP.HCM mới giải ngân được 3.815 tỷ đồng, đạt 5,41% tổng kế hoạch vốn của năm 2023. Ảnh: Anh Tú

Hai gam màu sáng, tối giải ngân các tỉnh phía Nam Đầu tư công

(BĐT) - Số liệu trong báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) lũy kế tới cuối tháng 5/2023 thể hiện rõ 2 gam màu sáng - tối trong bức tranh giải ngân của các tỉnh phía Nam.
5 tháng đầu năm 2023, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 177 nghìn tỷ đồng, bằng 25,5% kế hoạch, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh:Lê Tiên

Kỳ vọng tăng tốc đầu tư công

(BĐT) - Nhiều bộ, ngành, địa phương trong tháng 5 đã tăng tốc thực hiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước. Theo đặc thù thực hiện giải ngân nguồn vốn đầu tư công, các tháng đầu năm thường là thời gian chuẩn bị và tăng tốc vào nửa cuối năm, đặc biệt là quý cuối cùng của năm.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: quochoi.vn

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Đã triệt để phân cấp, phân quyền về đầu tư công

(BĐT) - "Thủ tục đầu tư công đến nay đã phân cấp phân quyền triệt để, giao hết quyền cho bộ, ngành, địa phương từ lựa chọn, lập dự án, chuẩn bị dự án, giải ngân, giải phóng mặt bằng, đấu thầu,…", Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định lại, khi giải trình trước Quốc hội tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội ngày 1/6/2023.
Vốn đầu tư công được xem là “vốn mồi” kích thích tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng việc giải ngân nguồn vốn này đang gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Lê Tiên

Giải phóng các động lực phát triển, vực dậy nền kinh tế

(BĐT) - Khó khăn và nhiều yếu tố bất lợi xuất hiện trong giai đoạn cuối năm 2022 kéo sang những tháng đầu năm 2023 đang tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh các yếu tố khách quan không thay đổi được, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần sớm giải phóng các nguồn lực trong nước để hỗ trợ nhiều hơn cho người dân và doanh nghiệp (DN) vượt thách thức, hoàn thành mục tiêu.
Từ đầu năm 2023, Thủ tướng, tổ trưởng các tổ công tác đã nhiều lần kiểm tra hiện trường dự án, làm việc với địa phương để kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, đôn đốc giải ngân đầu tư công. Ảnh: Dương Giang

Quyết liệt gỡ rào cản phát triển

(BĐT) - Trong bối cảnh nền kinh tế nhiều thách thức, doanh nghiệp bị bủa vây bởi khó khăn chưa từng có trong những năm qua, Chính phủ đã phản ứng chính sách linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, quyết liệt chỉ đạo tháo gỡ rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển.
Tỷ lệ giải ngân đầu tư công của các bộ, địa phương phân hóa mạnh bộc lộ yếu tố thực thi ảnh hưởng tới hiệu quả giải ngân. Ảnh: Lê Tiên

Siết kỷ cương công vụ, thúc đẩy đầu tư công Đầu tư công

(BĐT) - Theo báo cáo của Bộ Tài chính gửi Thủ tướng Chính phủ, tới cuối tháng 3/2023, chỉ có 2 bộ và 15 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 15% kế hoạch, trong khi có tới 49 bộ và 24 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 9%, đặc biệt đầu tàu kinh tế Đông Nam Bộ là TP.HCM chỉ đạt vỏn vẹn 0,89% kế hoạch.
Toàn cảnh Hội thảo Góp ý Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) sáng 13/4 tại Hà Nội

Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi): Mong các doanh nghiệp góp ý để hoạt động đấu thầu tăng hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế

(BĐT) - Sáng ngày 13/4, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cục Quản lý đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam cùng Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) nhằm thảo luận, góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật.
Dòng vốn đầu tư công được khơi thông tại các địa phương sẽ tạo đà hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân trở lại nhịp tăng trưởng. Ảnh: Lê Tiên

Thúc đẩy đầu tư công để vực dậy tăng trưởng

(BĐT) - Đi qua quý I/2023 với tăng trưởng thấp, khu vực kinh tế tư nhân bộc lộ rất nhiều khó khăn, đang chờ đợi những giải pháp kịp thời về chính sách. Ở khu vực công, đầu tư công (ĐTC) được Chính phủ nhận diện và kỳ vọng là 1 trong 3 động lực thúc đẩy tăng trưởng, song tỷ lệ giải ngân vốn ĐTC quý I/2023 đang ở mức thấp. Việc tìm kiếm giải pháp thúc đẩy tăng trưởng là bài toán lớn với lãnh đạo các địa phương…
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 3 dự án hồ chứa nước do Bộ quản lý còn hàng loạt vướng mắc chưa được tháo gỡ. Ảnh: Hồng Thái

Loạt dự án thủy lợi “đứng hình”, kẹt giải ngân đầu tư công

(BĐT) - Tính đến hết ngày 31/1/2023, giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) quản lý ước đạt trên 75% kế hoạch. Con số này dù thấp hơn năm 2021 song vẫn đạt trên mức trung bình của cả nước. Kết quả giải ngân không như kỳ vọng một phần xuất phát từ vướng mắc của loạt dự án thủy lợi trọng điểm chiếm tỷ trọng vốn lớn, trong đó có những dự án chuyển tiếp sau hàng chục năm khởi động đầu tư đến nay vẫn chưa thể cán đích.
Quý I/2023, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giải ngân vốn đầu tư công đạt 10,35% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Ảnh: LTT

Thúc đầu tư, giải phóng động lực tăng trưởng

(BĐT) - Nguồn vốn đầu tư công còn rất lớn tiếp tục được thúc đẩy giải ngân nhanh, mạnh cũng như các dự án đầu tư đang ách tắc nếu được tháo gỡ kịp thời sẽ ngay lập tức giải phóng một nguồn vốn rất lớn, tác động lan tỏa tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Đây là dư địa, động lực cho tăng trưởng kinh tế năm nay.
Đầu tư công là động lực quan trọng để tạo đột phá, thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Ảnh: Lê Tiên

Kinh tế Việt Nam năm 2023: Ba đột phá để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5%

(BĐT) - Kinh tế Việt Nam đang ngấm sâu những ảnh hưởng do suy thoái kinh tế thế giới, chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt và tác động lan tỏa từ căng thẳng địa chính trị toàn cầu. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ tăng trưởng thông qua việc nới lỏng tiền tệ và khối lượng lớn vốn đầu tư công kỳ vọng được giải ngân năm 2023, cùng với việc mở cửa trở lại của Trung Quốc, sẽ giúp Việt Nam đương đầu với những bất lợi này để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5%.
Đến hết ngày 31/3, TP.HCM ước giải ngân đạt 624,631 tỷ đồng vốn đầu tư công, tương đương 0,89% kế hoạch năm. Ảnh: Lê Tiên

Thúc đẩy đầu tư công tại TP.HCM, động lực vực dậy tăng trưởng

(BĐT) - Theo số liệu của Bộ Tài chính, ước thanh toán vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước tới ngày 31/3 của TP.HCM đạt 0,89% kế hoạch vốn năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ giao. Hơn 38,39% số vốn kế hoạch của TP.HCM, tương đương 27,074 nghìn tỷ đồng chưa được triển khai, phân bổ. Trong bối cảnh kinh tế quý I tăng trưởng thấp, TP.HCM cần có giải pháp quyết liệt thúc đẩy đầu tư công, tạo động lực để vực dậy tăng trưởng kinh tế.
Ảnh minh họa: Internet

Cà Mau tìm nhà thầu cho 3 dự án y tế dùng vốn Chương trình phục hồi kinh tế

(BĐT) - Dự án Đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho 10 bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế (TTYT) tuyến huyện vừa được UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu (LCNT) của 35 gói thầu (gồm: 4 gói thầu xây lắp, 8 gói thầu mua sắm hàng hóa, còn lại là gói thầu tư vấn và gói thầu phi tư vấn).
Các nhà thầu tập trung nguồn lực, tranh thủ thời tiết thuận lợi tổ chức tăng ca, tăng kíp để hoàn thiện cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Ảnh: Tứ Quý

Không vì tiến độ mà ảnh hưởng chất lượng đầu tư

(BĐT) - Nguồn vốn đầu tư công năm 2023 rất lớn, vừa tạo ra sức ép tiến độ, vừa đặt ra bài toán bảo đảm chất lượng dự án, công trình như tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Thách thức này đòi hỏi những bước đổi mới về quản trị, tổ chức thi công trên công trường, sự phối hợp chặt chẽ từ chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn giám sát và sự hỗ trợ từ chính sách…
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương với tổng vốn đầu tư khoảng 2.300 tỷ đồng, được triển khai xây dựng gần 10 năm nhưng vẫn chưa thể đưa vào hoạt động. Ảnh: Lê Công Ảnh

Không để có thêm những công trình “triệt tiêu nguồn lực”

(BĐT) - Nhiều công trình xây dựng rơi vào tình trạng đình đốn hoặc chậm tiến độ khiến hàng nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công không thể phát huy hiệu quả và gây bức xúc trong dư luận. Trong bối cảnh áp lực thực hiện mục tiêu giải ngân trên 95% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023, tình trạng công trình dang dở đang đặt ra những gợi ý đắt giá về việc chi tiêu vốn đầu tư công làm sao vừa đáp ứng yêu cầu về lượng, vừa bảo đảm về chất.
Thi công đường công vụ vận chuyển thiết bị tại khu vực Bến cảng Liên Chiểu. Ảnh: Hà Minh

Giải ngân vốn đầu tư công tại Nam miền Trung: Tăng tốc thi công, đẩy nhanh hấp thụ vốn Đầu tư công

(BĐT) - Nhiều dự án lớn tại các tỉnh, thành phố Nam miền Trung đã và đang được chủ đầu tư, nhà thầu tháo gỡ vướng mắc, triển khai các biện pháp thi công nhằm đẩy nhanh tiến độ, tăng tỷ lệ hấp thụ vốn, hướng đến hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.