#đấu thầu qua mạng
Nhiều gói thầu xây lắp quy mô hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng chỉ có một nhà thầu tham dự và trúng thầu. Ảnh minh họa: Nhã Chi

Nhiều gói thầu lớn chỉ thu hút 1 nhà thầu dự

(BĐT) - Theo thống kê, hiện nay, tỷ lệ gói thầu đấu thầu qua mạng có 1 nhà thầu tham dự vẫn còn cao, trong đó có những gói thầu xây lắp quy mô lớn. Có nhiều cách lý giải việc các gói thầu lớn chỉ thu hút 1 nhà thầu tham dự. Tuy nhiên, theo một chuyên gia về đấu thầu, khi gói thầu thu hút được nhiều chủ thể tham dự thì cuộc thầu mới có tính cạnh tranh, nâng cao tính hiệu quả trong công tác đấu thầu.
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ xử lý nghiêm các trường hợp nhà thầu vi phạm tiến độ, chất lượng hợp đồng. Ảnh: Tiên Giang

Bà Rịa - Vũng Tàu đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

(BĐT) - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, tính đến 31/3/2023, giá trị giải ngân vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn Tỉnh là 2.239,436 tỷ đồng, đạt 15,64% kế hoạch vốn. Trong đó, vốn ngân sách Tỉnh 940,060 tỷ đồng, đạt 10,99% kế hoạch; vốn ngân sách Trung ương 696,748 tỷ đồng, đạt 43,06% kế hoạch; vốn ngân sách cấp huyện 602,629 tỷ đồng, đạt 14,52% kế hoạch.
Từ chỉ đạo quyết liệt của Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, ngay từ năm 2019, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Thành phố đã mạnh dạn áp dụng đấu thầu qua mạng một số gói thầu xây lắp lớn thuộc Dự án Đường tỉnh 922 Ảnh minh họa: Internet

Cần Thơ bứt phá trong xu thế đấu thầu qua mạng

(BĐT) - Xứng đáng là thành phố đầu tàu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ chỉ cần đúng 3 năm để vươn lên vị thế của một địa phương bứt phá ngoạn mục về đấu thầu qua mạng. Đến nay, ở tất cả các lĩnh vực, nguồn vốn, tỷ lệ đấu thầu qua mạng của Thành phố luôn chiếm đa số.
Bệnh viện Chợ Rẫy đang triển khai mời thầu loạt gói thầu cung cấp vật tư y tế tiêu hao với tổng giá trị hơn 720 tỷ đồng. Ảnh: Tường Lâm

Được gỡ vướng, bệnh viện tấp nập mời thầu mua sắm

(BĐT) - Kể từ khi Nghị định số 07/2023/NĐ-CP và Nghị quyết số 30/NQ-CP có hiệu lực gỡ vướng cho hoạt động mua sắm tại các bệnh viện, hàng loạt bệnh viện công lập tại TP.HCM đã thực sự được cởi trói, tấp nập mời thầu mua sắm thuốc, vật tư, thiết bị y tế. Bên cạnh đó, các bệnh viện đã tự tin đấu thầu qua mạng đối với những gói thầu gồm nhiều phần, giá trị lớn.
Việc đẩy mạnh đấu thầu qua mạng sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân

Mua sắm thuốc, vật tư y tế: Nhiều địa phương, bệnh viện triển khai đấu thầu qua mạng

(BĐT) - Kể từ ngày 1/1/2023, theo quy định của Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT, tất cả các gói thầu y tế đều phải tổ chức đấu thầu qua mạng, bao gồm cả phương thức trọn gói và từng phần/lô (mỗi mặt hàng là một phần/lô). Cho đến nay, sau gần 2 tháng rưỡi triển khai, với đơn vị làm nhanh, một số gói thầu đã lựa chọn xong nhà thầu; một số gói thầu đang ở giai đoạn đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT) hoặc phát hành hồ sơ mời thầu (HSMT).
Để bắt kịp với phương thức đấu thầu qua mạng, hạ tầng kỹ thuật của các cơ sở y tế cần có sự đổi mới

Đấu thầu qua mạng thuốc, vật tư y tế: Tại sao không?

(BĐT) - Trong bối cảnh thuốc, vật tư y tế bệnh viện thiếu trầm trọng, Chính phủ đang gấp rút tìm biện pháp giải quyết, thì các cơ sở y tế ở TP. HCM lại “xin” không đấu thầu qua mạng. Lý do TP. HCM đưa ra là hạ tầng Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia chưa đáp ứng, đặc biệt là các gói thầu 300 mặt hàng trở lên...  Đề xuất này gây bất ngờ bởi TP. HCM kêu khó, trong khi nhiều cơ sở y tế vùng sâu, vùng xa, tuyến huyện, xã lại thực hiện trơn tru...
Tỷ lệ nhà thầu tham gia trên mỗi gói thầu đấu thầu qua mạng chưa được cải thiện nhiều, đặc biệt tại các gói thầu xây lắp. Ảnh minh họa: Tiên Giang

Tình trạng các gói thầu đấu qua mạng chỉ có 1 nhà thầu tham gia: Lỗi tại trình độ, hạ tầng công nghệ?

(BĐT) - Báo cáo của các địa phương về tình hình công tác đấu thầu năm 2022 cho thấy hầu hết đáp ứng lộ trình đấu thầu qua mạng. Điều này thể hiện qua số lượng gói thầu được tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng tăng mạnh, nhiều địa phương vượt kế hoạch rất sớm. Tuy nhiên, số lượng nhà thầu tham gia tại mỗi gói thầu lại rất thấp.
Trong một số trường hợp, chỉ vì một vài chi tiết trong hồ sơ mời thầu do tư vấn đấu thầu lập không chuẩn xác, có thể dẫn đến phải xử lý tình huống, gây chậm trễ, nhà thầu kiến nghị phức tạp. Ảnh minh họa: Nhã Chi

Tư vấn đấu thầu yếu kém “báo hại” nhiều chủ đầu tư

(BĐT) - Một trong những tồn tại, hạn chế mà báo cáo công tác đấu thầu năm 2022 của các địa phương đề cập chính là chất lượng của đội ngũ tư vấn đấu thầu. Thực tế phản ánh của Báo Đấu thầu thời gian qua cho thấy, các gói thầu có bất cập thường được giao cho các đơn vị tư vấn non kém.
Dự án kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên có tổng mức đầu tư 8.200 tỷ đồng. Ảnh: Hữu Khoa

Dự án kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên: Vinaco rút lui sau khi kiến nghị

(BĐT) - Báo Đấu thầu vừa tiếp nhận đơn kiến nghị của Công ty CP Hạ tầng giao thông Vinaco về nội dung hồ sơ mời thầu (HSMT) một số gói thầu thuộc Dự án Xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên (kết nối tỉnh Long An qua sông Chợ Đệm và tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai qua sông Sài Gòn). Sau kiến nghị, nhà thầu này không tham dự thầu.
Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT tạo thêm cơ hội để nhà thầu hoàn thiện hồ sơ dự thầu. Ảnh minh họa: Tường Lâm

Bước đột phá của Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT: Không bỏ lọt nhà thầu đủ năng lực, kinh nghiệm

(BĐT) - Sau hơn 1 tháng có hiệu lực thi hành, việc cập nhật, áp dụng các quy định mới tại Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT được các chủ đầu tư, bên mời thầu cùng các nhà thầu đánh giá khá thuận lợi, ổn định. Đặc biệt, Thông tư có nội dung đột phá so với quy định cũ liên quan đến việc cho phép nhà thầu bổ sung hợp đồng tương tự, nhân sự chủ chốt, thiết bị thi công chủ yếu sau thời điểm đóng thầu, ghi nhận sự đồng thuận cao từ phía các chủ thể tham gia đấu thầu.
Ban QLDA đầu tư xây dựng và công trình công cộng huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng vừa công bố kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện 42 gói thầu. Tất cả các gói thầu đều được đấu thầu qua mạng

Đấu thầu qua mạng 42 gói thầu tại Lâm Đồng: Không có tính cạnh tranh

(BĐT) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và công trình công cộng huyện Di Linh (Bên mời thầu), tỉnh Lâm Đồng vừa công bố kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện 42 gói thầu (gồm 39 gói thầu xây lắp và 3 gói thầu tư vấn). Tất cả các gói thầu đều được đấu thầu qua mạng, chỉ có 1 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu (HSDT) và trúng thầu.
Tháng 9/2022: Hơn 82.000 gói thầu được đấu thầu qua mạng

Tháng 9/2022: Hơn 82.000 gói thầu được đấu thầu qua mạng

(BĐT) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tháng 9/2022, có 82.125 gói thầu được tổ chức đấu thầu qua mạng (ĐTQM), chiếm 96,82% tổng số gói thầu có thể áp dụng ĐTQM trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia với tổng giá trị đạt 393.995 tỷ đồng.
Việc công khai thông tin không đầy đủ có thể tạo ra sự nghi vấn về tính minh bạch của gói thầu, dẫn tới hệ lụy như kiến nghị, khiếu nại kéo dài. Ảnh minh họa: Tiên Giang

Công khai thông tin khi đấu thầu qua mạng: Nhiều gói xây lắp thiếu báo cáo đánh giá kỹ thuật

(BĐT) - Theo khảo sát của Báo Đấu thầu, thời gian qua, khá nhiều gói thầu xây lắp được tổ chức đấu thầu qua mạng (ĐTQM), song khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, bên mời thầu không đăng tải báo cáo chi tiết đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật hoặc đăng tải theo kiểu đối phó.
Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia mới sử dụng được trên đa trình duyệt, tạo thuận lợi tối đa cho các chủ thể sử dụng. Ảnh: Lê Tiên

Chặng đường mới của đấu thầu qua mạng

(BĐT) - Ngày 16/9/2022, Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (Hệ thống e-GP) mới với nhiều tính năng, tiện ích chính thức vận hành, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng, đưa hoạt động đấu thầu ở nước ta bước vào giai đoạn mới. Sự chú ý, quan tâm, chờ đợi của các chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu đối với Hệ thống e-GP mới càng cho thấy kỳ vọng về một môi trường đấu thầu minh bạch, cạnh tranh, công bằng hơn trong tương lai.