Đánh giá bổ sung kế hoạch 2021: Đạt và vượt 7/12 chỉ tiêu kinh tế - xã hội

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đang lấy ý kiến Dự thảo Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KHPTKTXH) năm 2021; tình hình triển khai KHPTKTXH 2022”. Trước đó, Dự thảo đã được Bộ báo cáo Thường trực Chính phủ ngày 31/3/2022, báo cáo Chính phủ tại Phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 3.
Kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 sau khi đánh giá bổ sung có một số thay đổi tích cực về xuất siêu, thu hút đầu tư nước ngoài… Ảnh: Nhã Chi
Kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 sau khi đánh giá bổ sung có một số thay đổi tích cực về xuất siêu, thu hút đầu tư nước ngoài… Ảnh: Nhã Chi

Theo Dự thảo Báo cáo, kết quả thực hiện KHPTKTXH 2021 mặc dù còn có những chỉ tiêu không đạt mục tiêu đề ra, nhưng trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, dịch bệnh, thiên tai diễn biến phức tạp, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả, thành tích quan trọng, khá toàn diện, đạt và vượt 7/12 chỉ tiêu chủ yếu đề ra. Uy tín, vị thế của quốc gia trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên…

So với báo cáo tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, kết quả thực hiện KHPTKTXH năm 2021 sau khi đánh giá bổ sung có một số thay đổi tích cực như các số liệu về chỉ số tiêu dùng bình quân cả năm, thu ngân sách nhà nước (NSNN), bội chi NSNN, xuất siêu, thu hút đầu tư nước ngoài… tốt hơn.

Tuy nhiên, có 5/12 chỉ tiêu KTXH chủ yếu chưa đạt mục tiêu đề ra (số đã báo cáo Quốc hội là 4 chỉ tiêu) do có thêm chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội chỉ đạt 4,71% thấp hơn mục tiêu đề ra (4,8%). 4 chỉ tiêu chưa đạt còn lại gồm tốc độ tăng trưởng GDP (ước đạt khoảng 2,58%); GDP bình quân đầu người (ước đạt 3.680 USD); tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng (ước đạt 37,13%); tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều (ước giảm 0,52 điểm phần trăm).

Chuyên đề