#CPI
CPI bình quân quý I/2019 tăng 2,63% so với cùng kỳ năm 2018, là mức tăng bình quân quý I thấp nhất trong 3 năm gần đây. Ảnh: Nhã Chi

Đã có kịch bản kiểm soát lạm phát năm 2019

(BĐT) - Trong 3 quý còn lại của năm 2019, giá một số nhóm hàng, dịch vụ do Nhà nước quản lý tăng theo lộ trình, tác động tới lạm phát. Song ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê khẳng định, cơ quan thống kê đã có khuyến nghị tới các bộ, ngành về thời điểm tăng và mức tăng của từng nhóm hàng hóa, dịch vụ nhằm giảm tác động của giá cả lên CPI, tránh lạm phát kỳ vọng.
Cách tốt nhất để doanh nghiệp tiết giảm chi phí khi giá điện tăng là đổi mới công nghệ. Ảnh: Lê Tiên

Giá điện tăng, doanh nghiệp lo giảm sức cạnh tranh

(BĐT) - Với mức tăng giá bán lẻ điện 8,36% từ ngày 20/3, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm nay ước tính chỉ tăng 3,3 - 3,9%. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong những lĩnh vực thiết yếu của nền kinh tế lo ngại về nguy cơ giảm sức cạnh tranh bởi chi phí điện năng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong giá thành sản xuất.
Các ngân hàng lớn với nợ xấu thấp thì không đáng quan ngại, vấn đề đáng quan tâm là các ngân hàng nhỏ, có thanh khoản không tốt. Ảnh: Minh Dũng

Lãi suất cao, lạm phát thấp có đáng lo?

(BĐT) - Lãi suất huy động của một số ngân hàng đang có mức cách biệt khá lớn so với lạm phát của năm 2018. Điều này gây hoài nghi về khả năng thanh khoản của các ngân hàng này và cần sự giám sát cẩn trọng. Trong khi đó, nhiều ngân hàng vẫn duy trì lãi suất huy động ổn định ở mức vừa phải.
Biến động của giá dầu thô do biến động chính trị thế giới có thể tác động mạnh tới lạm phát của Việt Nam năm 2019. Ảnh: Lê Tiên

CPI năm 2019: Thận trọng với biến động kinh tế thế giới

(BĐT) - Chính sách kinh tế vĩ mô trong nước ổn định, thị trường quốc tế không có biến động quá lớn là những yếu tố giúp lạm phát của Việt Nam đang ở trong giai đoạn bình ổn. Năm 2019, diễn biến khó lường của kinh tế thế giới là yếu tố quan trọng tác động đến kinh tế Việt Nam, trong đó có chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Động lực tăng trưởng chính của kinh tế Việt Nam là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành dịch vụ. Ảnh: Lê Tiên

GDP năm 2018 lập kỷ lục trong một thập kỷ

(BĐT) - Tăng trưởng kinh tế năm 2018 dự kiến đạt mức cao nhất trong 10 năm trong khi tăng trưởng tín dụng ở mức khiêm tốn so với những năm trước. Triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2019 dự báo vẫn khả quan với bước tiến khoảng 7% và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có thể thấp hơn 3,6%. 
Mục tiêu kiềm chế lạm phát năm 2018 ở mức 4% là hoàn toàn khả thi. Ảnh: Lê Tiên

Năm 2019, lạm phát sẽ giằng co với tăng trưởng

(BĐT) - Giữ chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2018 ở mức 4% là hoàn toàn khả thi khi CPI 11 tháng mới ở mức 3,46% và Chính phủ vẫn nhất quán quan điểm kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, việc kiềm chế CPI năm 2019 bằng với mức của năm 2018 được dự báo sẽ gặp khó khăn trước kỳ vọng tăng trưởng vẫn ở mức cao.
Mức giảm giá của VND so với USD là khoảng 2,7%, trong khi một số đồng tiền lớn trên thế giới mất giá mạnh so với USD. Ảnh: Lê Tiên

Thế khó của tỷ giá USD/VND

(BĐT) - Lạm phát có xu hướng tăng mạnh trong khi nhịp tăng trưởng kinh tế vẫn cần được duy trì, điều này đặt tỷ giá USD/VND vào thế giằng co. Tuy nhiên, VND được dự báo sẽ chỉ giảm giá khoảng 3% so với USD.
Ảnh minh họa: Internet

Giá xăng dầu gây áp lực lên lạm phát

(BĐT) - Ngay sau quyết định tăng giá xăng dầu của cơ quan điều hành cuối tuần trước, một số hãng taxi có thể tăng giá cước trong tuần này và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của năm nay dự kiến sẽ bị đẩy thêm 0,17%. Do đó, việc kiềm chế lạm phát năm nay và sang năm càng thêm áp lực.
9 tháng năm 2018, xuất siêu đạt 5,39 tỷ USD. Ảnh: Lê Tiên

Kinh tế 9 tháng: Lạc quan nhưng không chủ quan

(BĐT) - Ba phần tư chặng đường kinh tế của năm 2018 đã đi qua với những thành quả đáng mừng về mọi mặt. Song, Chính phủ khẳng định không chủ quan trước các biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước, đồng thời, cần nhìn rõ hơn các bất cập và khó khăn. 
Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục khẳng định là điểm sáng, động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Ảnh: Lê Tiên

Kinh tế duy trì đà tăng trưởng

(BĐT) - Đánh giá về bức tranh kinh tế 9 tháng năm 2018, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, tăng trưởng kinh tế có mức tăng cao nhất trong 8 năm qua. Năng lực sản xuất được mở rộng, tạo đà cho nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.
Giá xăng dầu tăng sẽ tạo vòng xoáy tăng giá các mặt hàng tiêu dùng khác, đặc biệt là thực phẩm, giao thông, vật liệu xây dựng... Ảnh: Lê Tiên

Giá dầu leo thang, khó kiềm chế lạm phát

(BĐT) - Trước các bất ổn về địa chính trị, giá dầu thế giới liên tục xác lập những đỉnh cao kỷ lục trong nhiều năm. Điều này gây lo ngại về khả năng kiềm chế lạm phát mục tiêu năm 2018 và sức ép với lạm phát năm 2019.
Sự chuyển động ở bộ máy hành chính, ở những người thực thi trực tiếp chính sách đối với doanh nghiệp, người dân được đánh giá là chậm nhất. Ảnh: Tường Lâm

Gỡ rào cản thực thi công vụ qua cơ chế lương

(BĐT) - Quyết tâm của Chính phủ trong cải thiện môi trường kinh doanh là rất lớn. Những chính sách vĩ mô nếu nhanh chóng triển khai, đi vào cuộc sống thì môi trường kinh doanh hết năm nay sẽ có sự thay đổi rất cơ bản, làm tiền đề cho năm 2019. 
Ảnh Internet

Lạm phát 2018: Vẫn trong tầm kiểm soát

(BĐT) - Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 6 tháng đầu năm tăng trung bình 0,37%/tháng và dự kiến sẽ còn tăng trong những tháng cuối năm. Tuy nhiên theo các chuyên gia, mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2018 dưới 4% là có thể thực hiện được.
Biến động giá nhiên liệu, CPI tháng 6 cao nhất trong 7 năm

Biến động giá nhiên liệu, CPI tháng 6 cao nhất trong 7 năm

(BĐT) - Mặc dù GDP 6 tháng đầu năm 2018 đạt mức tăng trưởng khá nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cũng tăng mạnh, bình quân tăng 3,29% so với cùng kỳ năm 2017. Có ý kiến lo ngại đây là một thách thức lớn trong công tác điều hành, quản lý nền kinh tế từ nay đến cuối năm.
Những yếu tố tác động tới việc tăng giá hàng hóa vẫn còn tiềm ẩn. Ảnh: Hoài Tâm

Cẩn trọng trong công tác điều hành giá

(BĐT) - Việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2018 tăng 0,55% so với tháng trước và tăng 1,61% so với tháng 12/2017 đang làm dấy lên mối lo ngại về nguy cơ lạm phát.
Giá xăng dầu là nhân tố cảnh báo có thể khiến lạm phát tăng. Ảnh: Nhã Chi

Lạm phát tăng mạnh có đáng lo?

(BĐT) - CPI trong tháng 5/2018 tăng đột biến và là mức tăng cao nhất của tháng 5 trong vòng 6 năm qua. Điều này kéo theo những quan ngại rằng, liệu đây chỉ là diễn biến mang tính nhất thời hay báo hiệu một xu hướng mới? Lạm phát năm 2018 có vượt chỉ tiêu Quốc hội thông qua là dưới 4%?
Chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế 3 tháng đầu năm tăng tới 35,32% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Trần Sơn

Không có yếu tố đột biến, lạm phát sẽ dưới 4%

(BĐT) - Từ nay đến cuối năm, có nhiều yếu tố được dự báo sẽ gây sức ép lên mặt bằng giá. Chia sẻ giải pháp kiểm soát lạm phát trong những tháng còn lại của năm 2018, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá thuộc Bộ Tài chính cho biết, công tác điều hành giá sẽ tiếp tục bám sát để hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng, tránh tạo ra lạm phát kỳ vọng.