#Cơ chế giá FIT
Ảnh minh họa: Internet

Khai thác lợi ích của đấu thầu phát triển năng lượng bền vững

(BĐT) - Nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) một cách bền vững, Chính phủ đang nghiên cứu quy định về cơ chế đấu thầu phát triển NLTT, trước mắt là điện mặt trời và điện gió. Theo nhiều chuyên gia, đây là cơ chế mang lại nhiều lợi ích, cần sớm được áp dụng nhằm góp phần hiện thực hóa cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 vừa qua.
Cả nước có 68 dự án điện gió được công nhận COD trên tổng số 106 dự án đăng ký để hưởng cơ chế giá FIT. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Cơ chế nào cho dự án điện gió lỗi hẹn?

(BĐT) - Theo nguồn tin của Báo Đấu thầu, trước ngày 1/11/2021, cả nước có 68 dự án điện gió được công nhận vận hành thương mại (COD) trên tổng số 106 dự án đăng ký để hưởng cơ chế giá ưu đãi cố định (FIT). Bên cạnh đó, có một số dự án chỉ kịp COD một phần. Như vậy, hiện còn khoảng 40% số dự án lỡ hẹn dù có trường hợp chỉ cách đích vài bước chân.
Một môi trường đầu tư, kinh doanh với những chính sách ổn định, an toàn và thuận lợi là rất cần thiết để giúp doanh nghiệp yên tâm hoạt động và phát triển. Ảnh: Lê Tiên

Giải quyết “điểm nghẽn” trong môi trường đầu tư, kinh doanh

(BĐT) - Sau khi các tỉnh thành công bố nới lỏng giãn cách, nhiều doanh nghiệp (DN) tăng tốc nối lại sản xuất. Với mục tiêu hỗ trợ DN phục hồi và tăng trưởng, tại Dự thảo Nghị quyết hỗ trợ và phát triển DN giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, minh bạch, công bằng là một trong số nhóm nhiệm vụ, giải pháp ưu tiên hàng đầu hỗ trợ DN.
Theo Dự thảo Quy hoạch điện VIII, trong giai đoạn 2021 - 2030, bình quân mỗi năm Việt Nam cần đầu tư khoảng 13 tỷ USD cho phát triển nguồn điện và lưới điện. Ảnh: Thế Anh

Đấu thầu để hóa giải thách thức về vốn cho dự án điện

(BĐT) - Dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến hoàn thiện. Góp ý Dự thảo, nhiều chuyên gia cho rằng, việc huy động vốn đầu tư phát triển ngành điện hiện đang rất khó khăn, trong giai đoạn tới sẽ còn khó khăn gấp bội.
Chính sách giá đối với năng lượng tái tạo là vấn đề được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Ảnh: Trung Thành

Lo ngại rủi ro chính sách khi đầu tư năng lượng tái tạo

(BĐT) - Thời gian qua, các chính sách của Chính phủ đã tạo nên làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực năng lượng tái tạo (NLTT). Để tiếp tục thu hút dòng vốn tư nhân vào lĩnh vực NLTT, nhiều nhà đầu tư cho rằng, cần có những chính sách phát triển thống nhất, ổn định, dài hơi và công khai, minh bạch.
Tính đến hết tháng 8/2020, cả nước đã có 92 dự án điện mặt trời được đưa vào vận hành và phát điện với tổng công suất 6.165 MWp. Ảnh: Trung Thành

Đề xuất thí điểm định giá điện mặt trời

(BĐT) - Bộ Công Thương đang nghiên cứu hoàn chỉnh cơ chế đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư phát triển các dự án điện mặt trời (ĐMT), lộ trình thực hiện để trình Thủ tướng phê duyệt triển khai trên toàn quốc. Công việc này cần có thời gian để đề xuất ban hành quy định. Trong giai đoạn chờ đợi, Bộ Công Thương đề xuất Chương trình thí điểm xác định giá ĐMT để thực hiện các dự án trong giai đoạn chuyển tiếp.