#CIEM
Thống kê của CIEM cho thấy, tương ứng với 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hiện có khoảng 3.407 điều kiện kinh doanh cụ thể. Ảnh: Lê Tiên

Không dễ giảm chi phí cho doanh nghiệp

(BĐT) - Nhiều điều kiện kinh doanh còn phức tạp, không cần thiết; nhiều quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; thủ tục hành chính trong nhiều lĩnh vực còn rườm rà… là những bất cập tạo ra chi phí bất hợp lý cho doanh nghiệp (DN). Để cắt giảm các chi phí bất hợp lý này, không chỉ Chính phủ mà tất cả các bộ, ngành, địa phương phải cùng hành động.
Ảnh Internet

Tạo đột phá về quản trị DNNN

(BĐT) - Theo kế hoạch, cuối quý III/2017, Chính phủ sẽ báo cáo Bộ Chính trị về Đề án Thành lập cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN). Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ bản dự thảo lần cuối của Đề án với nhiều điểm đột phá.
Vấn đề khó nhất là việc kiểm soát những “giấy phép con” của từng ngành, nghề. Ảnh: Nguyễn Ngọc Trí

Cần làm rõ nguyên nhân doanh nghiệp “khai tử”

(BĐT) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xử lý nội dung báo chí nêu liên quan đến hiện tượng doanh nghiệp lập nhiều nhưng cũng bị "khai tử" nhiều có nguyên nhân từ điều kiện kinh doanh gây khó khăn.
Hiện còn tới 173 DNNN thuộc diện chuyển giao nhưng SCIC và các bộ, UBND tỉnh chưa thống nhất. Ảnh: Bích Diệp

Ì ạch chuyển giao doanh nghiệp về SCIC

(BĐT) - Kết quả nghiên cứu về đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2016 - 2020 vừa được Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) công bố cho thấy, việc chuyển giao quyền chủ sở hữu nhà nước tại DN về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) rất chậm trễ và ngày càng khó khăn.
Khối doanh nghiệp nhà nước sử dụng 70% đất đai và 70% ODA trong khi chỉ đóng góp khoảng 30% GDP. Ảnh: Lê Tiên

Kiên quyết giải thể doanh nghiệp nhà nước yếu kém

(BĐT) - Cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là vấn đề lớn, khó và phức tạp. Trong đó, hoạt động giao, bán, giải thể, phá sản DNNN yếu kém vẫn gặp nhiều khó khăn, làm tăng thêm gánh nặng cho nền kinh tế.
Nhà nước tạo môi trường ổn định, thuận lợi và phục vụ cho sự phát triển chung của toàn xã hội là một xu thế, đòi hỏi cấp thiết trong giai đoạn tới. Ảnh: Lê Tiên

Xây dựng Nhà nước thực hiện vai trò kiến tạo

(BĐT) - Từng nhà lãnh đạo ở các cấp, đặc biệt là cấp cao, phải có tham vọng, khát vọng, tâm huyết về phát triển đất nước; phải thể hiện và trình bày được mục tiêu và khát vọng của mình trong thực hiện các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền, thu hẹp khoảng cách giữa nói và làm.
Mỗi tấn quặng phải chịu 17 loại thuế, phí và các khoản nộp ngân sách khác. Ảnh: Dương Phượng Đại

Dư địa nào giúp DN giảm chi phí?

(BĐT) - Làm thế nào để giảm chi phí cho doanh nghiệp (DN) là một trong những câu hỏi lớn đặt ra trước thềm Hội nghị Thủ tướng với DN năm 2017. Xung quanh vấn đề này, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam còn nhiều dư địa để giúp DN giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, phấn đấu.
Còn nhiều nhiệm vụ đặt ra trong các NQ19 trước đây chưa có kết quả hoặc chưa được thực hiện. Ảnh: Nhã Chi

Mục tiêu thách thức về môi trường kinh doanh

(BĐT) - Môi trường kinh doanh của Việt Nam đã có những thay đổi tích cực sau 3 năm triển khai Nghị quyết 19 (NQ19) về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. 
Những chính sách pháp luật ủng hộ hoạt động kinh doanh được doanh nghiệp đánh giá cao. Ảnh: Lê Tiên

Cú “tấn công” vào các quy định pháp luật rối rắm

(BĐT) - Sau 14 tháng tiếp nhận, tổng hợp và sàng lọc các đề cử bình chọn quy định pháp luật tốt và quy định pháp luật kém, ngày 28/2, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã công bố kết quả Cuộc bình chọn các quy định pháp luật năm 2016 với danh sách 30 quy định tốt và 30 quy định kém.
Việc chuyển giao doanh nghiệp về SCIC gặp khó vì gắn với lợi ích của nhiều bên. Ảnh: Quế Như st

Vì sao chậm chuyển DNNN về SCIC?

(BĐT) - Hiện có tới 173/234 doanh nghiệp (DN) thuộc diện phải chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện. Nguyên nhân nào khiến những DN này trì hoãn việc chuyển giao?
Một khảo sát gần đây cho thấy, 69% doanh nghiệp Việt Nam “chỉ nghe nói nhưng không biết gì” về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU. Ảnh: Lê Tiên

Doanh nghiệp Việt chưa sẵn sàng với EVFTA?

(BĐT) - Một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra tại Hội thảo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA): “Ngụ ý chính sách và đổi mới thể chế” cho thấy, hơn 80% doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã biết đến sự tồn tại của EVFTA. 
Phát hành trái phiếu chính phủ đã chèn lấn cơ hội tiếp cận vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp

Hóa giải các yếu tố kìm hãm tăng trưởng

(BĐT) - Nhiều khó khăn, thách thức có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế được Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra tại Hội thảo “Kinh tế vĩ mô và cải cách thể chế thương mại gắn với hội nhập kinh tế quốc tế: Diễn biến năm 2016 và triển vọng 2017” diễn ra chiều ngày 18/1, tại Hà Nội.
Ảnh minh họa.

Vẫn ít cuộc thầu dịch vụ công ích

(BĐT) - Thực tế cho thấy, những dịch vụ công ích sau khi được đưa ra đấu thầu rộng rãi đã tiết kiệm những con số không nhỏ cho ngân sách nhà nước. Nhà nước cũng đã có những cơ chế, chính sách mở đường cho hoạt động này, tuy nhiên, số lượng dịch vụ công ích thực hiện theo cơ chế đấu thầu vẫn còn rất khiêm tốn.
Tăng cường đấu thầu rộng rãi sẽ tăng tính cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ công ích. Ảnh: Lê Tiên

Tư nhân khó chen chân cung ứng dịch vụ công

(BĐT) - Độc quyền trong cung ứng dịch vụ công thì rất khó giảm chi phí, hạ giá thành và nâng cao hiệu quả dịch vụ. Trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp ở khu vực tư nhân hoàn toàn có khả năng cung cấp dịch vụ công nhưng vẫn khó chen chân.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Hờ hững với tăng trưởng xanh

(BĐT) - Lâu nay, việc lồng ghép các mục tiêu của Chiến lược tăng trưởng xanh vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn rất hạn chế, thiếu sự kết hợp với nhau. Và nếu không có sự thay đổi trong việc thực hiện lồng ghép các mục tiêu này thì hiệu quả tăng trưởng của Việt Nam sẽ giảm.
Ảnh Internet

Bãi bỏ Thông tư gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp

(BĐT) - Kể từ ngày 26/11, Thông tư 37/2015/TT-BCT ngày 30/10/2015 của Bộ Công Thương quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may tiêu thụ trên thị trường Việt Nam sẽ chính thức bãi bỏ.
Các quy định tại Luật Xây dựng, Luật Nhà ở và Luật Đầu tư về thời điểm giới thiệu địa điểm đầu tư cho nhà đầu tư đang không thống nhất. Ảnh: Tiên Giang

Đưa tư duy đời sống doanh nghiệp vào luật

(BĐT) - Ngày 4/10/2016, tại TP.HCM, Ban soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh đã tổ chức lấy ý kiến hoàn thiện Dự thảo Luật từ đại diện các doanh nghiệp (DN) khu vực phía Nam.