Chi phí đầu vào tăng cao, nhà thầu nội thất lao đao

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Công ty chúng tôi chuyên sản xuất và cung ứng các sản phẩm nội thất cho trường học, bệnh viện, văn phòng khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Hiện nay, chi phí đầu vào của sản phẩm nội thất tăng cao: sắt-thép tăng 40 - 50%, gỗ tăng 20 - 30%; nhân công lao động khan hiếm, chi phí ngày công lao động cao hơn bình thường, cộng với các chi phí xét nghiệm phát sinh, chi phí sản xuất “3 tại chỗ” rất tốn kém;… nên giá thành của thiết bị nội thất tăng lên rất nhiều.
Ông Trần Hữu Quân Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH TM & SX Ngọc Diệp

Ông Trần Hữu Quân

Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH TM & SX Ngọc Diệp

Trong khi đó, giá của các thiết bị nội thất được lập trong dự toán các gói thầu hiện nay không được các cơ quan chức năng, chủ đầu tư cập nhật theo giá thị trường, đơn giá sản phẩm vẫn ở mức 2 - 3 năm về trước.

Mặt khác, đối với các gói thầu nội thất (thuộc lĩnh vực mua sắm hàng hóa), hợp đồng được phê duyệt theo đơn giá cố định và trọn gói khiến nhà thầu càng khó khăn. Với đơn giá cố định, trong toàn bộ thời gian thực hiện hợp đồng, chủ đầu tư chỉ thanh toán cho nhà thầu một mức giá mà thực tế đã lạc hậu, thấp hơn giá thị trường khoảng 20%; còn với hợp đồng trọn gói, nhà thầu phải bù lỗ vì thực tế thi công lắp đặt nội thất phát sinh nhiều khối lượng hơn hồ sơ thiết kế được duyệt. Vì thế, ở một số gói thầu, nhà thầu đã chấp nhận mất bảo lãnh dự thầu, thậm chí là mất bảo lãnh thực hiện hợp đồng sau khi trúng thầu vì nếu làm là lỗ nặng hơn. Có gói thầu sau khi trúng thầu thì địa bàn của chủ đầu tư bị Covid-19 diễn biến căng thẳng, không thể triển khai. Trường hợp chậm thực hiện thì phí vận chuyển, lưu kho hàng hóa giữa bối cảnh mùa dịch rất lớn nên nhà thầu đành ngừng thực hiện hợp đồng giữa chừng. Nhà thầu mong muốn cơ quan chức năng thường xuyên cập nhật giá dự toán gói thầu sát giá thị trường; đồng thời có cơ chế điều chỉnh thanh toán linh hoạt cho nhà thầu khi đơn giá thiết bị, khối lượng thực tế tăng trên 15%.

Chuyên đề