#cao tốc Bắc - Nam
Bản tin thời sự sáng 21/3

Bản tin thời sự sáng 21/3

(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là giá xăng sẽ giảm mạnh vào ngày 21/3; Bình Phước kiến nghị xây cầu Mã Đà nối Đồng Nai; Bộ GTVT vào cuộc vụ công trình đón đầu đền bù Dự án cao tốc Bắc - Nam; dự kiến từ tháng 4/2023 đóng cửa sân bay Côn Đảo để nâng cấp; Dự án đường bộ ven biển đoạn Hải Phòng - Thái Bình chậm tiến độ…
Cần có bộ tiêu chí cụ thể, minh bạch về năng lực, kinh nghiệm, tình hình tài chính, uy tín đối với các nhà thầu tham gia thực hiện cao tốc. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Chỉ định thầu các tuyến cao tốc Bắc - Nam: Làm thế nào để chọn được nhà thầu tốt?

(BĐT) - Theo chủ trương, chính sách đã được Quốc hội và Chính phủ thông qua, thời gian tới, nhiều tuyến cao tốc sẽ được chỉ định thầu. Điều mà dư luận quan tâm là làm thế nào lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực thi công các tuyến cao tốc, tránh phát sinh những hệ lụy trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Nhiều địa phương có cao tốc Bắc - Nam phía Đông đi qua đang triển khai đồng loạt nhiều dự án lớn nên nguồn cung vật liệu đất đắp phải san sẻ cho nhiều công trình. Ảnh minh họa: Tiên Giang

Cao tốc Bắc - Nam thiếu 10 triệu m3 đất đắp: Cần địa phương vào cuộc gỡ khó

(BĐT) - Mặc dù đã có nhiều quyết sách để tháo gỡ khó khăn về vật liệu đất đắp cho Dự án Cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nhưng đến nay, vẫn thiếu khoảng 10 triệu m3 tại 9 trong số 11 dự án thành phần. Để đẩy nhanh tiến độ Dự án, rất cần sự vào cuộc của các địa phương cùng bộ, ngành để giải quyết triệt để tình trạng thiếu hụt đất đắp.
Một trong các vướng mắc ảnh hưởng tới công tác giải phóng mặt bằng tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 là việc di dời công trình hạ tầng kỹ thuật. Ảnh minh họa: Nhã Chi

Vì sao chậm hoàn tất bàn giao mặt bằng cao tốc Bắc - Nam?

(BĐT) - Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều công điện chỉ đạo, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) có nhiều văn bản đôn đốc hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) để bàn giao cho nhà thầu thi công các đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nhưng đến nay vẫn còn khoảng 10,46 km chưa được bàn giao mặt bằng. Đây là nút thắt cuối cùng trong công tác GPMB của đại dự án cao tốc này.
Tổng chiều dài 9 đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông dự kiến đầu tư theo phương thức PPP giai đoạn 2021 - 2025 là 552 km với tổng mức đầu tư 114.088 tỷ đồng. Ảnh minh họa: Song Lê

Dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025: Cơ hội lớn thu hút đầu tư theo phương thức PPP

(BĐT) - Nếu được chấp thuận chủ trương đầu tư, 9/12 đoạn tuyến của cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 sẽ được đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Theo một số ý kiến, việc thu hút đầu tư các đoạn tuyến cao tốc thời gian tới nếu áp dụng các cơ chế chia sẻ rủi ro, ưu đãi đầu tư, bảo đảm đầu tư theo Luật PPP sẽ hấp dẫn nhà đầu tư hơn so với giai đoạn trước đó.
Việc thực thi cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng phần lớn do các địa phương triển khai thực hiện. Ảnh: Phạm Trọng

Gỡ nút thắt vật liệu cho cao tốc Bắc - Nam: Giám sát để cơ chế đặc thù phát huy hiệu quả

(BĐT) - Nghị quyết số 60/NQ-CP về việc áp dụng cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông được xem là giải pháp tháo gỡ nút thắt khan hiếm vật liệu, gỡ khó cho nhà thầu. Theo ý kiến của một số nhà thầu, để đưa cơ chế đặc thù này vào cuộc sống cần có các biện pháp giám sát thực hiện.
Để hoàn thành mục tiêu 5.000 km đường cao tốc đến năm 2030 cần có thêm những cơ chế đặc biệt. Ảnh: Lê Tiên

Bối cảnh đặc biệt cần cơ chế đột phá

(BĐT) - Theo nhiều ý kiến, bối cảnh phát triển của năm 2021 là vô cùng đặc biệt, vừa phòng chống dịch vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, vừa phải bảo đảm không bị lỡ cơ hội, bứt phá sau đại dịch để đạt các mục tiêu đề ra… Vì thế, cần thêm một số cơ chế, giải pháp đột phá, đặc thù với cách tiếp cận mới, giải quyết được nhanh nhất những vướng mắc, đòi hỏi từ thực tiễn.
Công ty CP Vật tư thiết bị và Xây dựng công trình 624 hiện thi công 2 gói thầu thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Ảnh: Nhã Chi

Bị Bộ GTVT “tuýt còi”, năng lực Nhà thầu Công trình 624 ra sao? Hồ sơ nhà thầu

(BĐT) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa yêu cầu Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh chấn chỉnh nhà thầu vi phạm tiến độ và tăng cường kiểm soát chất lượng Dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn. Trong đó, Công ty CP Vật tư thiết bị và Xây dựng công trình 624 đã vi phạm tiến độ 2 lần, đứng trước nguy cơ bị thay thế nếu vi phạm lần 3.
Các địa phương cần tiếp tục rà soát các mỏ vật liệu, đẩy nhanh thủ tục chấp thuận nguồn vật liệu, cấp phép khai thác mỏ để sớm tổ chức khai thác. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Gỡ khó khan hiếm vật liệu làm cao tốc Bắc - Nam: Chính quyền địa phương cần vào cuộc

(BĐT) - Nhu cầu sử dụng các loại vật liệu phục vụ thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông là rất lớn. Tình trạng khan hiếm nguồn vật liệu xây dựng thời gian qua không chỉ khiến nhiều nhà thầu thi công lao đao mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và hệ lụy khó lường đối với tiến độ và chất lượng của đại dự án này.
Bản tin thời sự sáng 7/5

Bản tin thời sự sáng 7/5

(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là lấy mẫu xét nghiệm hành khách đến sân bay Tân Sơn Nhất; Bộ GTVT ký hợp đồng BOT cao tốc Bắc - Nam hơn 5.500 tỷ đồng; Thừa Thiên Huế lập chốt kiểm soát người từ Đà Nẵng ra; đường sắt Việt Nam hủy nhiều tàu khách; Quảng Ninh dừng hoạt động tham quan, du lịch từ 12h ngày 6/5…