Cẩn trọng thời điểm gỡ bỏ chính sách tài khóa hỗ trợ kinh tế

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Đó là khuyến nghị mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam trong báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 1/2021 được công bố ngày 18/1.
Việc phê duyệt một số vắc xin Covid-19 vào cuối năm 2020 mang lại hy vọng về triển vọng tích cực hơn trong năm 2021, đặc biệt là đối với ngành du lịch và hàng không. Ảnh: Lê Tiên
Việc phê duyệt một số vắc xin Covid-19 vào cuối năm 2020 mang lại hy vọng về triển vọng tích cực hơn trong năm 2021, đặc biệt là đối với ngành du lịch và hàng không. Ảnh: Lê Tiên

Theo WB, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,5% (so với cùng kỳ năm trước) trong quý 4/2020, nhờ đó đã tăng trưởng 2,9% trong năm 2020. Mặc dù tốc độ tăng trưởng này thấp hơn đáng kể so với mức 7,0% trong năm 2019, nhưng Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế vẫn tăng trưởng trong đại dịch.

Ở cấp ngành, nông nghiệp có khả năng chống chịu tốt nhất với tốc độ tăng trưởng ước đạt 2,68%, cao hơn khoảng 0,67 điểm phần trăm so với năm 2019. Công nghiệp và dịch vụ tăng trưởng lần lượt 3,98% và 2,34%, thấp hơn khoảng 5 điểm phần trăm so với năm trước.

Các lĩnh vực liên quan đến du lịch bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cuộc khủng hoảng Covid-19, trong đó dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 14,7% so với năm trước, trong khi số lượng du khách nước ngoài vào năm 2020 chỉ bằng 21,3% so với con số được ghi nhận một năm trước

Theo WB, trong thời gian tới, cần chú ý đến Việt Nam sẽ phục hồi như thế nào sau đại dịch. Việc phê duyệt một số vắc xin Covid-19 vào cuối năm 2020 mang lại hy vọng về triển vọng tích cực hơn vào năm 2021, đặc biệt là đối với ngành du lịch và hàng không. Rủi ro bao gồm chậm trễ trong phân phối và sử dụng vắc xin.

“Chính phủ Việt Nam cần phải đánh giá cẩn trọng về thời điểm gỡ bỏ các chính sách tài khóa và tiền tệ liên quan đến Covid-19 đã được ban hành để hỗ trợ nền kinh tế”, WB khuyến nghị.

Chuyên đề