Bóng đèn Điện Quang đặt kế hoạch "kém sáng": Lên kịch bản lỗ vì Covid-19

Năm 2020, ban lãnh đạo DQC trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh với 2 kịch bản. Đáng lưu ý, trong đó đưa ra kịch bản sẽ thua lỗ trước tác động của Covid-19.
Bước sang năm 2020, ban lãnh đạo DQC đã trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh với 2 kịch bản trước tác động của dịch Covid-19.
Bước sang năm 2020, ban lãnh đạo DQC đã trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh với 2 kịch bản trước tác động của dịch Covid-19.

Công ty CP Bóng đèn Điện Quang (mã CK: DQC) vừa tiến hành tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên.

Theo đó, Đại hội đã thông qua các tờ trình của HĐQT về kết quả sản xuất kinh doanh năm 2019, phương hướng hoạt động năm 2020 cũng như việc điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020 trước diễn biến của dịch Covid-19.

Cụ thể, năm 2019, DQC đạt gần 825 tỷ đồng doanh thu, hoàn thành 69% kế hoạch. Còn lợi nhuận trước thuế đạt 37 tỷ đồng, chỉ mới thực hiện chưa được nửa chỉ tiêu đặt ra.

Bước sang năm 2020, ban lãnh đạo DQC đã trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh với 2 kịch bản. Đáng lưu ý, trong đó có đưa ra cả phương án sẽ thua lỗ trước tác động của Covid-19.

Cụ thể, tại kịch bản 1, ban lãnh đạo Điện Quang đưa giả thiết dịch Covid-19 tại Việt Nam sẽ được kiểm soát và ảnh hưởng quá độ đến hết quý 2; các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trở lại bình thường vào quý 3/2020.

Tại kịch bản này, công ty dự kiến đạt 610 tỷ đồng doanh thu, báo lãi 1,8 tỷ đồng.

Còn tại kịch bản 2 khi dịch Covid-19 tại Việt Nam sẽ kéo dài và ảnh hưởng quá độ hết quý 3, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại bình thường từ quý 4/2020, công ty dự kiến doanh thu dự giảm 35% về 543 tỷ, lỗ trước thuế 9,6 tỷ đồng.

Tại mỗi kịch bản, ban lãnh đạo Điện Quang đưa ra các giải pháp để đối phó khác nhau. Trong đó, ở kịch bản 2 khi xác định thua lỗ, ban lãnh đạo công ty cho biết sẽ triển khai bổ sung một số giải pháp nhằm đảm bảo chi phí duy trì hoạt động ở mức tối thiểu và lợi nhuận âm ở mức có

thể chấp nhận được.

Cụ thể là giải pháp chủ động cắt giảm toàn bộ 30% chi phí hoạt động hiện hữu trên cơ sở điều chỉnh giảm trực tiếp chi phí tiền lương hoặc gián tiếp thông qua hình thức như: bố trí làm việc luân phiên, giảm số ngày làm việc trong tuần đối với các công việc không thiết yếu nhưng vẫn đảm bảo duy trì được mức lương cơ bản hoặc tối thiểu vùng.

Đồng thời rà soát, bố trí giảm, tạm ngừng công việc đối với một số lao động không thiết yếu tại các đơn vị và sẽ ưu tiên được mời vào làm việc trở lại khi tình hình đại dịch và doanh thu được cải thiện.

Chuyên đề