#Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Phát triển khu vực kinh tế tư nhân thành động lực phát triển giai đoạn tới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2019. Ảnh: Lê Tiên

Kinh tế 2019: Đủ niềm tin để bứt phá thành công

(BĐT) - Phương châm hành động của Chính phủ năm 2019 bổ sung thêm 2 chữ “bứt phá”. Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, mục tiêu bứt phá cho năm 2019 không chỉ có ý nghĩa với giai đoạn nước rút của kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, mà còn củng cố nền tảng để nền kinh tế đi nhanh hơn, bền vững hơn trong giai đoạn tới. 
CMCN 4.0 đem đến cho Việt Nam cơ hội có một không hai để vượt lên và đưa nền kinh tế phát triển theo hướng mới dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ. Ảnh: Lê Tiên

Khơi dậy đổi mới sáng tạo

(BĐT) - Tận dụng được tất cả các cơ hội dù nhỏ nhất từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), Việt Nam đang có những cách tiếp cận bài bản nhằm sớm bắt kịp trình độ khoa học công nghệ trên thế giới ở một số lĩnh vực để chúng ta đi cùng, thậm chí là vượt lên.
Đổi mới sáng tạo, nhất là về công nghệ, là cách nhanh, hiệu quả để thúc đẩy cỗ máy kinh tế vận hành mạnh mẽ.

Chung tay vì khát vọng thịnh vượng

(BĐT) - Sự quy tụ của những tài năng người Việt ở nước ngoài trở về để cùng chia sẻ tri thức, tinh hoa khoa học công nghệ tại Chương trình Kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam được kỳ vọng sẽ khơi nguồn cảm hứng, lan tỏa thành những động lực đổi mới sáng tạo mạnh mẽ trong thời gian tới. Từ đó cũng tạo ra hấp lực để thu hút trí tuệ Việt cùng chung tay vì một Việt Nam thịnh vượng.
Chủ động xây dựng thể chế chính sách để tạo lập sân chơi quốc tế mới ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Ảnh: Lâm Thanh Sơn

Cải cách thể chế: Những việc khó đang ở phía trước

(BĐT) - Cải cách thể chế tuy đã có những chuyển động mạnh mẽ với nhiều kết quả tích cực nhưng còn rất nhiều việc phải làm. Bởi cải cách thể chế không chỉ là cắt bỏ chính những chính sách chúng ta đã đặt ra hiện đang là rào cản để tháo gỡ khó khăn, mà còn xây dựng những chính sách, thể chế mới để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển.
Các doanh nghiệp Thụy Sĩ muốn thúc đẩy hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam về dược phẩm, môi trường, biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học… Ảnh: Lê Tiên

Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác thúc đẩy tăng trưởng xanh

(BĐT) - Diễn đàn cấp cao “Tăng trưởng xanh hiệu quả: Triển vọng từ Thụy Sĩ và Việt Nam” vừa được tổ chức tại Hà Nội ngày 4/4, dưới sự đồng chủ trì của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng và bà Doris Leuthard, Uỷ viên Hội đồng Liên bang, Bộ trưởng phụ trách Môi trường, Giao thông, Năng lượng và Truyền thông Thuỵ Sĩ. 
Đà phát triển kinh tế năm 2017 có thể tạo ra một nhịp tăng trưởng mới, hướng đến phát triển bền vững trong tương lai. Ảnh: Gia Khoa

Thời cơ để đẩy mạnh cải cách, phát triển

(BĐT) - Đối với Việt Nam, cải cách về lâu dài là yếu tố sống còn để phát triển bền vững, để vượt qua những nguy cơ nhãn tiền như tụt hậu, bẫy thu nhập trung bình. Năm 2018 là thời cơ tốt để phát triển mạnh mẽ hơn và cũng là cơ hội thuận lợi cho những nỗ lực, đột phá trong cải cách, đổi mới.
Đến năm 2035, Việt Nam phấn đấu đạt thu nhập bình quân 10.000 - 12.000 USD/người

Hài hòa 3 trụ cột để phát triển bền vững

(BĐT) - Sự phát triển bền vững cần được xây dựng trên 3 trụ cột (kinh tế - xã hội - môi trường) trong mối liên kết chặt chẽ và hài hòa cùng với tận dụng cơ hội của cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 nhằm đưa Việt Nam bước đi nhanh hơn.
Bộ KH&ĐT đã tập trung nghiên cứu, tham mưu các giải pháp để chỉ đạo, điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Nhiều giải pháp thực hiện Nghị quyết Trung ương 6

(BĐT) - Thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII, thời gian qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, pháp luật, cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước, tích cực chủ động đổi mới tư duy, phương pháp, cách làm từ công tác chỉ đạo đến tổ chức thực hiện.
Bước đi của năm 2018 cần nhanh hơn, bởi vì Việt Nam bắt buộc phải phát triển so với chính mình và đuổi theo tốc độ của các nước trong khu vực và thế giới, nếu không muốn tụt hậu. Ảnh: Trần Hải

Kinh tế 2017: Một năm giàu cảm xúc

(BĐT) - Chúng ta đã đi hết năm 2017 với rất nhiều cảm xúc và kết quả ngoạn mục đạt được đang tạo ra không khí phấn khởi, niềm tin và tâm thế vững vàng để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, năm bản lề của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, năm 2017 đã đạt được nhiều kết quả bước đầu về cắt giảm điều kiện kinh doanh bất hợp lý với hơn 5.000 thủ tục hành chính. Ảnh: Trần Hải

Nhiều Bộ đã dám từ bỏ quyền lực vì doanh nghiệp

(BĐT) - Hiện nay, rừng thủ tục hành chính vẫn còn rất nhiều, rất phức tạp, vẫn còn những nơi cắt thủ tục này lại mọc thủ tục khác. Vì thế, việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính phải tiếp tục được coi là nội dung quan trọng trong năm tới, đòi hỏi các bộ, ngành và tất cả địa phương đều phải vào cuộc quyết liệt.
 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại buổi làm việc với Tỉnh ủy Vĩnh Long. Ảnh: Thùy Trâm

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng làm việc tại tỉnh Vĩnh Long

(BĐT) - Ngày 20/12/2017, đoàn công tác của Bộ Kế hoạch & Đầu tư do Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng dẫn đầu, có buổi làm việc với Tỉnh ủy Vĩnh Long về tình hình phát triển kinh tế- xã hội năm 2017 và phương hướng năm 2018. Đồng chí Trần Văn Rón- Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tiếp đoàn.
Hai bên thống nhất về nguyên tắc sẽ tiếp tục hợp tác, triển khai giai đoạn VII Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản với phương pháp tiếp cận, cách thức triển khai mới phù hợp với thực tế. Ảnh: Đức Trung

Triển khai Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản: Môi trường đầu tư hấp dẫn hơn

(BĐT) - Trải qua 14 năm, nhiều nội dung từ Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản đã góp phần giúp Việt Nam hoàn thiện hơn chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh. Qua đó, Việt Nam ngày càng hấp dẫn nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng và nhà đầu tư nước ngoài nói chung.
Để phát triển đặc khu, thể chế cho đặc khu phải vượt qua quy định hiện hành, nhất là về hành chính. Ảnh: Lê Tiên

Đột phá tư duy để “đặc khu” thành công

(BĐT) - Chúng ta có rất nhiều quyền, quyền cho cái này, cái kia, nhà đầu tư chỉ có 1 quyền là quyền không làm, quyền không đầu tư. Nếu chúng ta không tạo được sân chơi, môi trường đầu tư, người ta đi chỗ khác. 
Để tạo sự đột phá, cần phát huy được thế mạnh, khai thác tiềm năng của địa phương có đặc khu kinh tế. Ảnh: Lê Tiên

Đủ cơ sở để hình thành đặc khu kinh tế

(BĐT) - Theo kế hoạch làm việc, chiều nay (10/11), Quốc hội sẽ chính thức nghe Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (ĐVHCKTĐB). 
Báo cáo của Chính phủ cho thấy năng suất lao động chưa có sự chuyển biến rõ rệt. Ảnh: Lê Tiên

Tín hiệu tốt từ điều hành quyết liệt của Chính phủ

(BĐT) - Điều hành của Chính phủ rất kiên quyết, chủ động. Chưa bao giờ Chính phủ tổ chức nhiều như vậy các hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, các cuộc công tác để đốc thúc, kiểm điểm công việc với bộ, ngành, địa phương, đưa ra chỉ đạo cụ thể, sâu sát vào từng lĩnh vực.