#Bộ Giao Thông Vận Tải
Bộ Giao thông vận tải là đơn vị dẫn đầu cả nước về giải ngân vốn đầu tư công, dự kiến giải ngân cả năm đạt trên 95%. Ảnh: Lê Tiên

Khơi thông cơ chế, tạo đột phá về hạ tầng

(BĐT) - Năm 2023, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) được Thủ tướng Chính phủ giao số vốn đầu tư công lớn nhất từ trước tới nay với 95.000 tỷ đồng, gấp 1,7 lần so với năm 2022. Đánh giá cao những nỗ lực của Bộ GTVT trong việc khởi công 26 dự án trọng điểm, đi đầu trong giải ngân đầu tư công năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần có những giải pháp hiệu quả trong điều hành, quản lý để chống tham nhũng, tiêu cực trong quá trình triển khai các dự án, tránh thất thoát và lãng phí đầu tư công.
Để hoàn thành nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023, một trong những giải pháp của Bộ Giao thông vận tải là tăng cường năng lực của các chủ thể tham gia thực hiện dự án

Bộ GTVT: Áp lực giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 rất lớn

(BĐT) - Được giao nhiệm vụ giải ngân 94.161 tỷ đồng vốn đầu tư công trong năm 2023, theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Xuân Sang, đây là giá trị vốn được giao lớn nhất của Bộ GTVT từ trước tới nay, việc giải ngân hết nguồn vốn được bố trí là nhiệm vụ vô cùng khó khăn.
Trong 10 tháng đầu năm, Bộ Giao thông vận tải đã giải ngân được 26.373 tỷ đồng kế hoạch vốn trong nước năm 2021, đạt 68,4%. Ảnh: Lê Tiên

10 tháng: Bộ Giao thông vận tải giải ngân được 29.114 tỷ đồng

(BĐT) - Bộ Giao thông vận tải vừa cho biết, tính đến cuối tháng 10/2021, Bộ đã phân bổ chi tiết kế hoạch giao 42.972/42.996 tỷ đồng cho các dự án giao thông, đạt 99,94% kế hoạch năm 2021. Hiện chỉ còn lại 23,76 tỷ đồng sẽ phân bổ để trả nợ xây dựng cơ bản của 2 dự án đang hoàn thiện thủ tục.
Cơ quan soạn thảo chưa tính đầy đủ chi phí thực tế xã hội phải bỏ ra, ngoài chi phí lắp thiết bị giám sát hành trình, chi phí lắp đặt thiết bị khoảng 1,5 triệu đồng/xe/thiết bị

Vẫn chưa ngã ngũ về yêu cầu xe vận tải nội bộ phải lắp thiết bị giám sát hành trình

(BĐT) - Ngay khi Dự thảo Nghị định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải nội bộ bằng xe ô tô được Bộ Giao thông vận tải đưa ra lấy ý kiến vào giữa năm 2020 đã nhận được nhiều ý kiến khác nhau về việc bổ sung quy định yêu cầu xe vận tải nội bộ phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình như xe hoạt động kinh doanh. Tranh luận này cho đến nay vẫn chưa ngã ngũ.
Các dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài chịu tác động của đại dịch Covid-19 nặng nề hơn so với các dự án trong nước. Ảnh: Internet

Giải ngân vốn vay nước ngoài khó, xin trả lại gần 4.100 tỷ đồng

(BĐT) - Do không giải ngân được vốn vay nước ngoài nên đại diện một số bộ ngành xin hoàn trả số vốn lên đến 4.099 tỷ đồng, trong đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin hoàn trả số vốn lớn nhất, lên đến 1.800 tỷ đồng; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam xin trả lại số vốn 1.135 tỷ đồng; còn lại một số bộ xin trả lại số vốn từ 87 - 500 tỷ đồng.
Ảnh minh họa: Internet

Thúc đẩy giải phóng mặt bằng cho cao tốc Bắc – Nam

(BĐT) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất một số cơ chế để đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.
Ảnh minh họa: Internet

Năm nay khởi công 16 dự án giao thông 26.000 tỷ đồng

(BĐT) - Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông thuộc Bộ Giao thông vận tải vừa cho biết, dự kiến 16 dự án giao thông với tổng mức đầu tư khoảng 26.000 tỷ đồng sẽ được khởi công trong năm nay.
Thời gian tới, Bộ GTVT sẽ tăng cường kiểm soát tải trọng phương tiện vận chuyển đường bộ. Ảnh: Minh Hoa

Mất cân đối đầu tư các loại hình vận tải

(BĐT) - Theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), một trong những nguyên nhân chính gây ra sự mất cân đối giữa các loại hình vận tải là do mức đầu tư cho các loại hình đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không còn quá thấp so với đầu tư cho đường bộ.
Ảnh Internet

Khởi công xây cầu Đà Rằng (Phú Yên)

(BĐT) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa tổ chức khởi công Dự án Xây dựng cầu Đà Rằng mới nằm song song cầu Đà Rằng cũ tại TP. Tuy Hòa (Phú Yên). Theo thiết kế, tổng chiều dài cầu Đà Rằng mới là hơn 1.637 m, trong đó chiều dài cầu 1.128 m, mặt cầu rộng 10,5 m.
Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 là một trong 3 doanh nghiệp được Bộ GTVT chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC. Ảnh: Lê Tiên

Bộ GTVT chuyển quyền đại diện sở hữu vốn tại 3 DN về SCIC

(BĐT) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, trong năm 2017, Bộ đã tổ chức chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 3 DN về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) với tổng giá trị vốn chuyển giao theo mệnh giá trên 515 tỷ đồng. 
Về hiệu quả, khi đầu tư Dự án Cao tốc Bắc - Nam cần nhìn vào Dự án Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và coi đó như một bài học. Ảnh: Nhã Chi

Lợi nhuận 14% cho nhà đầu tư cao tốc Bắc – Nam

(BĐT) - Phát biểu tại buổi tọa đàm “Xây dựng cao tốc Bắc - Nam nhánh Đông từ chủ trương, chính sách đến hiện thực”,  ông Nguyễn Nhật, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, dự án này đã được Bộ GTVT nghiên cứu từ những năm 1997 - 1998 chứ không phải 1, 2 năm nay. 
Tìm nguồn vốn phù hợp hoàn thiện nút giao Pháp Vân

Tìm nguồn vốn phù hợp hoàn thiện nút giao Pháp Vân

(BĐT) - Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Nhật vừa chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Vụ Kế hoạch - Đầu tư nghiên cứu, xem xét khả năng bố trí nguồn vốn phù hợp khác ngoài nguồn vốn từ Dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ (nếu có) để triển khai đầu tư hoàn thiện nút giao Pháp Vân.
Bộ GTVT đánh giá, doanh thu hoạt động tài chính từ các dự án của VEC đảm bảo được khả năng trả nợ các khoản VEC đã huy động. Ảnh: Đinh Quang Tuấn

Xây đoạn nối thuộc cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu: Đề xuất VEC huy động vốn đầu tư

(BĐT) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận giao cho Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) nghiên cứu và huy động nguồn vốn hợp pháp để đầu tư Dự án Xây dựng đoạn từ nút giao cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đến nút giao cao tốc Bến Lức - Long Thành. Kiến nghị này dựa trên những lý do nào?