#bất động sản
Quý III, lượng giao dịch BĐS thành công giảm mạnh so với quý II/2021. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Quý III, giao dịch bất động sản thành công giảm mạnh

(BĐT) - Theo Bộ Xây dựng, do tác động kéo dài và sự bùng phát mạnh của đợt dịch từ cuối tháng 4 và đặc biệt cao điểm trong cuối tháng 7, tháng 8, nhiều địa phương thực hiện cách ly, giãn cách, thị trường bất động sản (BĐS) trong quý III/2021 gặp nhiều khó khăn.
Thị trường bất động sản Việt Nam sôi động với các giao dịch thâu tóm quỹ đất quy mô lớn. Ảnh: Ngô Bảo Tín

Thâu tóm quỹ đất ngày một sôi động

(BĐT) - Mặc dù Covid-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều loại hình kinh doanh, nhưng thị trường bất động sản Việt Nam vẫn sôi động với các giao dịch thâu tóm quỹ đất quy mô lớn.
Chiếm phần lớn trong giá trị hàng tồn kho của Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM là các dự án bất động sản dở dang. Ảnh: Song Lê

Tồn kho bất động sản lớn, CII tăng áp lực nợ vay

(BĐT) - Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) vừa thông qua phương án huy động 500 tỷ đồng trái phiếu và dùng một phần trong số đó để thanh toán khoản vay đến hạn. Các khoản vay và trái phiếu đến hạn trả của CII ngày càng lớn, trong khi dòng tiền kinh doanh liên tục âm, hàng tồn kho phình to do hoạt động kinh doanh bất động sản không thể triển khai đúng kế hoạch.
Đề xuất bỏ quy định vốn pháp định với tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản

Đề xuất bỏ quy định vốn pháp định với tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản

(BĐT) - Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản không cần phải có vốn pháp định 20 tỷ đồng nữa, thay vào đó là phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, công bố thông tin liên quan đến doanh nghiệp và các thông tin về bất động sản kinh doanh… Đây là một trong những quy định đang được đề xuất sửa đổi tại Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 để thống nhất với quy định của pháp luật có liên quan.
Ảnh minh họa: Internet

Chuyển đổi số - Giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp bất động sản, vật liệu xây dựng

(BĐT) - Việc các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM cùng nhiều tỉnh, thành phải tiến hành giãn cách xã hội đã tác động trực tiếp tới nhiều công ty xây dựng, bất động sản, vật liệu xây dựng nội ngoại thất khiến họ rơi vào tình cảnh rất khó khăn, hoạt động sản xuất - kinh doanh “đóng băng”, thậm chí đứng trên bờ vực phá sản. Trước thách thức đó, chuyển đổi số được xem là chìa khóa để doanh nghiệp vượt qua khó khăn và phát triển bứt phá trong thời gian tới.
Lĩnh vực bất động sản đạt kết quả kinh doanh rất khả quan trong 7 tháng đầu năm nay. Ảnh: Lê Tiên

Lo ngại tín dụng vào lĩnh vực rủi ro

(BĐT) - Trong khi nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19, lĩnh vực chứng khoán và bất động sản vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực biểu hiện qua mức nộp thuế tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Đây là điểm tích cực với nguồn thu ngân sách nhà nước, song cũng là một chỉ báo cho thấy cần cẩn trọng với dòng vốn tín dụng đổ vào các lĩnh vực rủi ro thay vì thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Thị trường bất động sản đã dần được kiểm soát và ổn định hơn nhưng không thể lơ là, chủ quan. Ảnh: Song Lê

Ngăn rủi ro “bong bóng” tài sản: Hạn chế lách luật để sử dụng vốn sai mục đích

(BĐT) - Yêu cầu làm rõ quy hoạch các dự án đất, kiểm soát các giao dịch trên thị tường để “cắt cơn sốt đất ảo” tại nhiều địa phương, đồng thời, giám sát chặt chẽ dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực bất động sản, chứng khoán là những giải pháp cần thiết và hiệu quả để ngăn rủi ro bong bóng tài sản trên thị trường hiện nay.
Cần Thơ: Công khai dự án bất động sản nợ nần, thế chấp, chủ đầu tư sai phạm

Cần Thơ: Công khai dự án bất động sản nợ nần, thế chấp, chủ đầu tư sai phạm

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ đề nghị Cục Thuế công khai công khai danh sách dự án bất động sản (BĐS) còn nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; Sở Xây dựng công bố thông tin các dự án đầu tư xây dựng (ĐTXD) nhà ở; Sở TN&MT công bố danh sách các dự án ĐTXD nhà ở mà chủ đầu tư đã thế chấp ngân hàng, danh sách chủ đầu tư có sai phạm về đất đai…
Căn hộ hạng C có mức giá vừa túi tiền, đáp ứng được nhu cầu của nhóm gia đình trẻ cũng như giới trí thức trẻ thu nhập trung bình có nhu cầu ở thực. Ảnh: Ngọc Trí

Căn hộ hút khách

(BĐT) - Năm 2021, nguồn cung căn hộ mới sẽ tăng, nhất là ở một số vùng giáp ranh với TP.HCM như Bình Dương, Biên Hòa… Tuy những tháng đầu năm tính thanh khoản chưa cao như kỳ vọng, nhưng dự báo từ quý II đến hết năm nay, tình hình sẽ chuyển biến rõ nét.
Một số văn bản pháp luật mới được ban hành đã tháo gỡ được điểm nghẽn của các dự án bất động sản, góp phần tăng nguồn cung dự án và sản phẩm nhà ở ra thị trường. Ảnh: Lê Tiên

Gỡ vướng pháp lý, kỳ vọng tăng cung bất động sản

(BĐT) - Nhiều cơ chế, chính sách đã được sửa đổi, bổ sung trong thời gian vừa qua được kỳ vọng sẽ giúp tháo gỡ những vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án bất động sản, tăng nguồn cung cho thị trường. Tuy nhiên, theo nhiều ý kiến, vẫn còn những điểm nghẽn thể chế pháp luật cần phải sửa đổi đồng bộ từ các luật gốc để thị trường tiếp tục phát triển minh bạch, ổn định, lành mạnh và bền vững.
Năm 2021 kỳ vọng sự lội ngược dòng của phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng. Ảnh: Phú An

Nhận diện cơ hội trong “năm Covid thứ 2”

(BĐT) - Thị trường bất động sản (BĐS) năm 2021 chưa phải “mưa thuận gió hòa”, nhưng vẫn có cơ hội cho các bên liên quan khi tham gia thị trường này. Dự báo xu hướng dẫn dắt thị trường, nhiều chuyên gia và nhà đầu tư bày tỏ lạc quan về sự trỗi dậy của một số phân khúc.
Bất động sản vẫn là kênh đầu tư có khả năng sinh lời cao và hấp dẫn đối với nhiều người Việt. Ảnh: Lê Tiên

Minh bạch thông tin để hãm sốt đất

(BĐT) - Cơ quan chức năng cần thường xuyên kiểm tra, công bố số liệu các giao dịch bất động sản, cảnh báo kịp thời hiện tượng giao dịch “ảo” là một trong những giải pháp cần thiết để hạn chế tình trạng sốt đất. Đó là ý kiến của Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Giám đốc Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh trước tình trạng giá đất tăng chóng mặt đang diễn ra tại nhiều địa phương.
Covid-19 bùng phát khiến thị trường bất động sản trầm lắng, nhưng cũng là thời điểm “vàng” để mua vào với những nhà đầu tư tiềm lực tài chính mạnh. Ảnh: Lê Tiên

Bất động sản năm Covid-19: Kẻ lên hương, người gánh nợ

(BĐT) - Giữa lúc nước sôi lửa bỏng, kinh tế suy thoái ngắn hạn khi mọi hoạt động xã hội ngưng trệ vì lệnh phong tỏa lần thứ nhất, giới đầu tư đua nhau kháo “cứ ném tiền vào bất động sản, bởi người ta không thể tạo ra nhiều đất hơn nữa”. Kỳ thực, ngoài vàng thì bất động sản vẫn luôn là kênh trú ẩn an toàn, thậm chí kinh nghiệm cho thấy khả năng sinh lời cao ngay cả trong cơn khủng hoảng.