#bất động sản
Nhiều DN bất động sản nặng gánh “hàng tồn kho”

Nhiều DN bất động sản nặng gánh “hàng tồn kho”

(BĐT) - Sau khởi đầu năm 2023 khó khăn, thị trường bất động sản (BĐS) “ấm” dần lên từ quý II/2023, nhưng thiếu khởi sắc, giao dịch vẫn chưa thực sự sôi động. Trong khi đó, tồn kho của nhiều doanh nghiệp BĐS còn ở mức cao và chiếm tỷ trọng hơn 50% tổng tài sản.
Bản tin thời sự sáng 10/2

Bản tin thời sự sáng 10/2

(BĐT) - Một số sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đẩy mạnh cho vay ngay đầu năm; nhà đầu tư ngoại rót 22 triệu USD vào bất động sản TP.HCM trong tháng 1; Trung Quốc mua gần 524.000 tấn sầu riêng từ Việt Nam; đề xuất miễn phí xe buýt, tàu điện tất cả ngày lễ trong năm…
Bản tin thời sự sáng 24/12

Bản tin thời sự sáng 24/12

(BĐT) - Một số sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là thông 2 hầm trên cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn; Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu xử nghiêm sai phạm phát triển điện gió, mặt trời; bất động sản 3 quý năm nay giao dịch chưa bằng một nửa 2022; sẽ xử lý phá sản Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy…
Thiếu vốn được coi là một trong những khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Tìm cách khơi thông tài chính cho bất động sản

(BĐT) - Thiếu vốn được coi là một trong những khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay và nhiều ý kiến cho rằng, khơi thông cung - cầu thị trường thì sẽ khơi thông được dòng vốn. Để làm được điều đó, cần tiếp tục có các giải pháp mạnh mẽ hơn nhằm tháo gỡ những ách tắc về pháp lý về đất đai, tăng nguồn cung cho thị trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng và huy động vốn qua trái phiếu doanh nghiệp.
Ảnh minh họa: Internet

Tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản

(BĐT) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 1177/CĐ-TTg ngày 23/11/2023 về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản hiệu quả, an toàn, lành mạnh, bền vững.
Nhiều doanh nghiệp bất động sản kêu khó tiếp cận vốn tín dụng do điều kiện cho vay khắt khe, thủ tục kéo dài. Ảnh: Lê Tiên

Gỡ khó cho bất động sản: Doanh nghiệp minh bạch, tín dụng sẵn sàng tăng cung

(BĐT) - Nguồn vốn tín dụng đổ vào lĩnh vực bất động sản (BĐS) trong 9 tháng đầu năm chiếm hơn 21% tổng dư nợ tín dụng, lãi suất cho vay đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, các doanh nghiệp BĐS vẫn kêu khó tiếp cận vốn do điều kiện cho vay khắt khe, thủ tục kéo dài. Trong khi đó, phía ngân hàng khẳng định, sẵn sàng cấp tín dụng cho các dự án đủ điều kiện trên cơ sở thông tin minh bạch.
Hai điểm nghẽn lớn của bất động sản là thể chế và hấp thụ vốn. Ảnh: Bảo Tín

Doanh nghiệp bất động sản: "Dĩ bất biến, ứng vạn biến"

(BĐT) - Tình hình cấp tín dụng và phát hành trái phiếu doanh nghiệp đối với lĩnh vực bất động sản trong 9 tháng đầu năm 2023 đã có tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa thị trường bất động sản trong thời gian tới đã hết khó khăn.
Một trong những lý do khiến giá căn hộ sơ cấp vẫn trong ngưỡng tăng là vì nguồn cung mới không nhiều. Ảnh: Bảo Tín

Nghịch lý giá chung cư

(BĐT) - Tuy thị trường bất động sản đang trong giai đoạn ảm đạm nhưng giá chung cư ở thị trường sơ cấp vẫn tăng, duy chỉ có ở thị trường thứ cấp giảm.
Bản tin thời sự sáng 11/9

Bản tin thời sự sáng 11/9

(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là miền Bắc có thể thiếu gần 1.800 MW điện trong mùa khô 2024; sân bay Tân Sơn Nhất nâng cấp loạt bến đỗ với hơn 182 tỷ đồng; bất động sản chiếm 80% trái phiếu tới kỳ đáo hạn; xuất khẩu gạo 8 tháng đầu năm đạt mức kỷ lục; Vũng Tàu duyệt quy hoạch đô thị Kim Long rộng hơn 2.200 ha…
Báo chí và doanh nghiệp đồng hành vì Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc

Báo chí và doanh nghiệp đồng hành vì Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc

(BĐT) - Chiều ngày 25/7, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Diễn đàn Báo chí và doanh nghiệp đồng hành vì Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc với chủ đề “Xây dựng văn hóa báo chí, truyền thông và văn hóa doanh nghiệp vì Việt Nam văn minh, thịnh vượng”.
Không chỉ các doanh nghiệp cấn nợ cho nhau, nhiều chủ đầu tư lâu nay còn chọn giải pháp hoán đổi sản phẩm cho khách hàng từ dự án này sang dự án khác thay vì trả lại tiền mặt. Ảnh: Gia An

Cấn nợ, hoán đổi sản phẩm bất động sản để giảm áp lực nợ nần

(BĐT) - Trước tình hình tài chính khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã cấn nợ cho nhau bằng sản phẩm bất động sản, hoặc hoán đổi sản phẩm từ dự án này sang một sản phẩm ở dự án khác cho khách hàng. Đây được đánh giá và một cách làm linh động, dù không phải tất cả chủ nợ hoặc khách hàng đều muốn như vậy.
Các chủ đầu tư mong muốn ngân hàng có cách nhìn, đánh giá cụ thể hơn về tính khả thi của từng dự án bất động sản để cấp vốn tín dụng. Ảnh: Tiên Giang

Doanh nghiệp bất động sản: Chờ chính sách hay tìm cách tự cứu mình?

(BĐT) - Ngoài mạnh tay chiết khấu để thu hút khách hàng mua sản phẩm, nhiều chủ đầu tư bất động sản (BĐS) còn bán luôn các quỹ đất lớn để tạo dòng tiền, cơ cấu lại nợ nần. Đây là giải pháp cấp bách trong bối cảnh doanh nghiệp (DN) BĐS chưa tìm được sự đồng điệu từ ngân hàng.
Kể từ đầu năm 2022 đến nay, thị trường luôn trong trạng thái “khát” nguồn cung, đặc biệt là nguồn cung nhà ở giá bình dân. Ảnh minh họa: Tiên Giang

Bất động sản khó, vẫn có cửa cho người khôn

(BĐT) - Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, một số dự án bất động sản (BĐS) đã mở bán và thu hút được lượng khách mua nhất định. Sự chọn lọc của thị trường đang ở giai đoạn khắt khe, đòi hỏi các chủ đầu tư vừa phải quản trị dòng tiền tốt, vừa phải cung cấp sản phẩm có chất lượng ra thị trường.
Hầu hết các doanh nghiệp bất động sản còn hoạt động phải thu hẹp quy mô đầu tư, sản xuất kinh doanh, thậm chí đình hoãn đầu tư, thi công dự án. Ảnh: Phú An

Làn sóng cắt giảm nhân sự của doanh nghiệp bất động sản

(BĐT) - “Chúng tôi rất tiếc khi phải chia tay với những người từng gắn bó với công ty nhiều năm, nhưng nếu không làm vậy thì chúng tôi sẽ cùng rơi vào tình cảnh không lối thoát”. Giám đốc một doanh nghiệp bất động sản xin giấu tên chia sẻ và cho biết, trong bối cảnh kiệt quệ kéo dài, doanh nghiệp (DN) ông cũng như hàng loạt DN bất động sản (BĐS) khác đã buộc phải cắt giảm nhân sự.