Bản tin thời sự sáng 9/9

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là sáng 9/9, đã 12h không có ca mắc mới Covid-19, cũng là ngày thứ 7, Việt Nam không có ca mắc trong cộng đồng; Khai mạc Đại hội đồng liên nghị viện ASEAN lần thứ 41; Quảng Ninh mở lại dịch vụ karaoke, vũ trường, massage...

Sáng 9/9, đã 12h không có ca mắc mới Covid-19, cũng là ngày thứ 7, Việt Nam không có ca mắc trong cộng đồng

Sáng ngày 9/9, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết, đã 12h trôi qua không có ca ca mắc mới Covid-19. Hôm nay cũng là ngày thứ 7, Việt Nam không có ca mắc trong cộng đồng. Hiện đã có 868/1.054 bệnh nhân được chữa khỏi.

Sáng 9/9, đã 12h không có ca mắc mới Covid-19, cũng là ngày thứ 7, Việt Nam không có ca mắc trong cộng đồng

Sáng 9/9, đã 12h không có ca mắc mới Covid-19, cũng là ngày thứ 7, Việt Nam không có ca mắc trong cộng đồng

Tính đến 6h ngày 9/9, Việt Nam có tổng cộng 691 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay là 551 ca. Tính từ 18h ngày 8/9 đến 6h ngày 9/9 không có ca mắc mới.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 37.474 người. Trong đó, 834 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 13.365 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 23.274 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, đến thời điểm này, nước ta đã chữa khỏi cho 868 bệnh nhân Covid-19/1.054 ca mắc.

Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại 18 cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2 là 13 ca; số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2 là 21 ca, số ca âm tính lần 3 là 24 ca. Đến nay số ca tử vong ở nước ta là 35 ca.

Khai mạc Đại hội đồng liên nghị viện ASEAN lần thứ 41

Đại hội đồng lần thứ 41, Hội đồng Liên nghị viện ASEAN (AIPA) khai mạc tại Hà Nội ngày 8/9.

Lãnh đạo Quốc hội và Chính phủ Việt Nam cùng các đại biểu tại phiên khai mạc Đại hội đồng liên nghị viện ASEAN

Lãnh đạo Quốc hội và Chính phủ Việt Nam cùng các đại biểu tại phiên khai mạc Đại hội đồng liên nghị viện ASEAN

Phiên khai mạc diễn ra dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân; cùng dự tại điểm cầu Hà Nội có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng...

Tại các điểm cầu khác có lãnh đạo nghị viện 10 nước thành viên AIPA; lãnh đạo nghị viện các nước quan sát viên AIPA; Tổng thư ký và Ban thư ký AIPA; Tổng thư ký Liên minh nghị viện thế giới IPU, Tổng thư ký ASEAN, đại diện Tổng thư ký Liên hợp quốc.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 43 năm của AIPA, Đại hội đồng được tổ chức bằng hình thức trực tuyến.

Đại hội đồng Liên Nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 41 (AIPA 41) do Quốc hội Việt Nam tổ chức từ ngày 8 - 10/9.

Tại Đại hội đồng lần này, trưởng đoàn các Nghị viện thành viên tham dự đạt mức cao nhất từ trước tới nay, trong đó 10 nước cử 11 Chủ tịch Nghị viện AIPA (Thái Lan có cả Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Thượng viện); 14 Phó chủ tịch. Số lượng đại biểu quốc tế đăng ký dự họp lên 30 đoàn, hơn 380 đại biểu, trong đó 230 đại biểu Quốc hội.

Từ 15h ngày 8/9: Quảng Ninh mở lại dịch vụ karaoke, vũ trường, massage

Theo thông báo từ UBND tỉnh Quảng Ninh, từ 15h ngày 8/9, nhiều biện pháp nới lỏng đã được thực hiện sau thời gian kiểm soát dịch bệnh Covid-19 có hiệu quả.

Quảng Ninh mở lại dịch vụ karaoke, vũ trường, massage để kích cầu du lịch sau khi kiểm soát tốt dịch Covid-19

Quảng Ninh mở lại dịch vụ karaoke, vũ trường, massage để kích cầu du lịch sau khi kiểm soát tốt dịch Covid-19

Cụ thể, từ 15h ngày 8/9/2020, dừng hoạt động các chốt kiểm soát liên ngành phòng, chống dịch Covid-19 tại các địa phương trên địa bàn Tỉnh. Các chốt kiểm soát biên giới để ngăn chặn hoạt động nhập cảnh trái phép vẫn hoạt động bình thường.

Các phương tiện vận tải hành khách công cộng, cá nhân, xe chở hàng từ Quảng Ninh tới TP. Hải Dương và ngược lại hoạt động bình thường nhưng phải áp dụng biện pháp phòng, chống dịch…

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, massage, bar, pur, club, dịch vụ internet, cơ sở làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ vật lý trị liệu hoạt động bình thường. Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định và kiểm soát chặt người đến đểm kinh doanh của đơn vị.

Tỉnh Quảng Ninh vẫn yêu cầu thực hiện đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng, khuyến cáo người dân hạn chế đi lại, không tập trung đông người. Tổ chức tang lễ, cưới gọn nhẹ, an toàn.

Chưa trình Thủ tướng về Dự án hàng không Cánh Diều

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo về Dự án vận tải hàng không Cánh Diều.

Chưa trình Thủ tướng về Dự án hàng không Cánh Diều. Ảnh minh họa

Chưa trình Thủ tướng về Dự án hàng không Cánh Diều. Ảnh minh họa

Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chủ trương đầu tư Dự án vận tải hàng không Cánh Diều, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trên cơ sở ý kiến của Bộ Giao thông vận tải về việc thành lập thêm các hãng hàng không trong tình hình mới nhằm đảm bảo quản lý nhà nước về hàng không, trả lời nhà đầu tư về việc chưa đáp ứng các điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật.

Dự án vận tải hàng không Cánh Diều có mục tiêu thành lập một hãng hàng không chi phí thấp, khai thác kinh doanh vận chuyển hàng không thường lệ với số vốn 1.000 tỷ đồng, tập trung khai thác các đường bay nội địa, với các đường bay nối trực tiếp tới các địa phương có dung lượng thị trường nhỏ và các đường bay nối Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Nội Bài, TP. Hồ Chí Minh với các địa phương.

Tơ tằm Trung Quốc giả mác Việt Nam để xuất đi Ấn Độ

Một doanh nghiệp tại TP.HCM vừa bị phát hiện nhập tơ tằm Trung Quốc về dán nhãn mác Việt Nam để xuất khẩu sang Ấn Độ.

Tơ tằm Trung Quốc giả mác Việt Nam để xuất đi Ấn Độ. Ảnh minh họa

Tơ tằm Trung Quốc giả mác Việt Nam để xuất đi Ấn Độ. Ảnh minh họa

Theo Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan), một công ty xin cấp 8 giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) để xuất khẩu tơ tằm sang Ấn Độ. Tuy nhiên, công ty này nhập khẩu tơ tằm thành phẩm từ Trung Quốc về cảng Cát Lái (TP.HCM). Sau khi hàng cập cảng, họ không đưa về nhà máy sản xuất của doanh nghiệp ở bên ngoài TP.HCM, mà chỉ đưa hàng về kho nằm bên ngoài cảng.

Sau đó, doanh nghiệp thay đổi bao bì, nhãn mác hàng hóa xuất xứ Trung Quốc, sang thành Việt Nam để xuất khẩu đi Ấn Độ. Hành vi này nhằm tránh thuế suất cao bởi tơ tằm từ Trung Quốc xuất sang Ấn Độ phải chịu thuế nhập khẩu 25%, còn từ Việt Nam chỉ có 5%. Công ty này đã bị phạt hành chính 60 triệu đồng và nộp 550 triệu đồng số tiền thu lợi bất hợp pháp.

Thời gian qua, các vụ việc gian lận, lợi dụng xuất xứ hàng hóa Việt Nam để hưởng ưu đãi thuế quan với các nước đã ký kết hiệp định với Việt Nam diễn biến phức tạp. Điều này có nguy cơ khiến Việt Nam thành điểm trung chuyển hàng hoá để gian lận thương mại.

Hiện nay, một số phương thức gian lận phổ biến là doanh nghiệp đầu tư dây chuyển sản xuất sơ sài, thực hiện lắp ráp đơn giản; doanh nghiệp chưa hoàn thành giai đoạn đầu tư lắp ráp dây chuyền máy móc nhưng đã có sản phẩm xuất khẩu... Hải quan cũng liên tục phát hiện các trường hợp hàng hóa nhập về từ Trung Quốc nhưng gắn sẵn mác "Made in Vietnam".

Nguyên Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi bị cảnh cáo

Ông Trần Ngọc Căng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, bị cảnh cáo do có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác.

Ông Trần Ngọc Căng

Ông Trần Ngọc Căng

Thủ tướng ký quyết định trên ngày 4/9. Trước đó, tháng 6/2020, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã cảnh cáo ông Trần Ngọc Căng vì có nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, dự án đầu tư và công tác cán bộ, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương.

Sau đó, ông Căng có đơn xin thôi chức và đã nhận quyết định nghỉ công tác, nghỉ hưu trước tuổi từ 1/7.

Ông Trần Ngọc Căng, 60 tuổi, quê ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, từng giữ chức vụ Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Phó bí thư Tỉnh ủy...

Trịnh Sướng bị truy tố

Sản xuất hơn 137 triệu lít xăng giả có giá gần 2.500 tỷ đồng, đại gia Trịnh Sướng bị cáo buộc thu lợi bất chính hơn 100 tỷ, khung hình phạt 7 - 15 năm tù.

Trịnh Sướng lúc bị bắt, giữa năm 2019

Trịnh Sướng lúc bị bắt, giữa năm 2019

VKSND tỉnh Đăk Nông vừa hoàn tất cáo trạng, chuyển hồ sơ cho tòa cùng cấp đưa ra xét xử Trịnh Sướng (Giám đốc Công ty TNHH Mỹ Hưng, tỉnh Sóc Trăng) về tội Sản xuất, buôn bán hàng giả theo Khoản 3 Điều 192 BLHS 2015.

Cùng bị truy tố là 38 bị can khác, trong đó có nhiều chủ doanh nghiệp xăng dầu, hóa chất tại TP.HCM, TP. Cần Thơ, Đăk Nông như: Đinh Chí Dũng (Giám đốc Công ty TNHH Đinh Chí Dũng, ngụ Quận 9), Nguyễn Ngọc Quan (Giám đốc Công ty Hoá chất Tâm Quang, huyện Bình Chánh), Nguyễn Thị Thu Hòa (Phó giám đốc - điều hành Công ty Phạm Sơn)...

Theo cáo trạng, năm 1996, Trịnh Sướng thành lập Công ty TNHH Mỹ Hưng với ngành nghề kinh doanh chính là mua bán xăng dầu và các sản phẩm có liên quan; mua bán khí dầu mỏ hóa lỏng. 11 năm sau, ông này mở thêm Công ty TNHH Gia Thành nhưng cho em vợ là Trương Như Tuyết làm Giám đốc. Ngoài ra, Sướng còn sở hữu 75% cổ phần của Công ty CP Thương mại hóa dầu Ressol. Ông này được biết đến là đại gia xăng dầu ở miền Tây.

Cuối năm 2016, Sướng biết việc sản xuất xăng giả bằng cách pha dung môi với xăng thật (A95) cùng các hóa chất, sau đó cho hợp chất màu công nghiệp Azo vào để tạo màu giống xăng thật A95, A92, E5, RON 92.

Sướng và 10 đồng phạm đã bán ra thị trường 133 triệu lít xăng giả thông qua 8 cửa hàng xăng dầu của mình và bán cho 137 cửa hàng thuộc đại lý bán lẻ của Công ty TNHH Mỹ Hưng; 55 cửa hàng khác thuộc đại lý bán lẻ của Công ty TNHH Gia Thành; 145 cửa hàng bán lẻ khác... thu lợi bất chính hơn 102 tỷ đồng…

Chuyên đề