#Áp lực lạm phát
Việc giảm lãi suất là không dễ dàng bởi vì áp lực lạm phát năm tới rất lớn và mặt bằng lãi suất thế giới chưa chắc chắn sẽ giảm. Ảnh: Lê Tiên

Ổn định và giảm mặt bằng lãi suất: Bài toán khó của ngành ngân hàng

(BĐT) - Duy trì ổn định và phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành ngân hàng trong thời gian tới. Tuy nhiên, mục tiêu này đòi hỏi nỗ lực lớn trong bối cảnh xu hướng tăng lãi suất vẫn còn diễn ra ở nhiều nước trên thế giới và áp lực lạm phát cao gây khó khăn cho công tác điều hành chính sách tiền tệ.
Có ý kiến cho rằng, NHNN nên cân nhắc nới hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại để cung ứng vốn kịp thời cho nền kinh tế. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Có nên nới hạn mức tín dụng?

(BĐT) - Khi áp lực lạm phát hạ nhiệt, diễn biến tỷ giá USD/VND bớt căng thẳng, có ý kiến cho rằng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nên cân nhắc nới hạn mức (room) tín dụng cho các ngân hàng thương mại để cung ứng vốn kịp thời cho nền kinh tế. Trong khi đó, một số quan điểm cho rằng không nên chạy theo nhu cầu thị trường bởi có thể gây rủi ro với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và tính nhất quán trong điều hành chính sách tiền tệ.
Hãng xe điện Tesla đã đưa ra lời xin lỗi về việc phải tăng giá bán sản phẩm để bù đắp cho chi phí gia tăng. Ảnh Internet

Doanh nghiệp Mỹ chật vật xoay sở trước áp lực lạm phát

(BĐT) - Vào đầu mùa báo cáo tài chính này, CEO Goldman Sachs David Solomon đưa ra quan điểm rằng, lạm phát đã “ăn sâu” vào nền kinh tế Mỹ và tác động đến điều kiện kinh doanh trên nhiều phương diện. Kể từ đó, các nhà điều hành doanh nghiệp khác đều đưa ra những đánh giá tương tự.
Pphải đẩy mạnh cải cách ngay cả trong bối cảnh thực hiện phục hồi kinh tế nhằm giảm bớt áp lực lạm phát và tạo không gian tăng trưởng mới cho DN. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

“Xốc” lại cải cách môi trường kinh doanh, trợ lực tăng trưởng

(BĐT) - Cập nhật về dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022, nhiều tổ chức tài chính và cơ quan nghiên cứu đều đưa ra nhận định khá lạc quan với các con số tích cực trong bối cảnh kinh tế còn nhiều thách thức. Để đạt được kết quả này, một số ý kiến cho rằng phải đẩy mạnh cải cách ngay cả trong bối cảnh thực hiện phục hồi kinh tế nhằm giảm bớt áp lực lạm phát và tạo không gian tăng trưởng mới cho doanh nghiệp (DN).
Nhiều chuyên gia nhận định, việc tăng lãi suất ở thời điểm này là không cần thiết, có thể khiến đà phục hồi kinh tế gặp trở ngại. Ảnh: Lê Tiên

Áp lực lạm phát cao, lựa chọn nào cho lãi suất?

(BĐT) - Để ứng phó với lạm phát tăng cao, nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đã tăng lãi suất. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vẫn duy trì lãi suất điều hành. Cơ quan này cho biết, thời gian tới sẽ chú trọng theo dõi để linh hoạt trong công tác điều hành lãi suất, phù hợp với diễn biến cân đối vĩ mô, đồng thời, khuyến khích tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động, phấn đấu giảm lãi suất cho vay.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng 2,09% so với cuối năm 2021, gần gấp 2 lần cùng kỳ các năm 2018 – 2021. Ảnh: Nhã Chi

Áp lực lạm phát tăng cao, hóa giải cách nào?

(BĐT) - Động thái tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) nhằm kiềm chế lạm phát, xu hướng tăng giá hàng hóa trên thế giới do các bất ổn địa chính trị dai dẳng cho thấy lạm phát tại Việt Nam đối diện với áp lực mới. Do đó, cần những giải pháp kịp thời và linh hoạt để kiểm soát lạm phát, đồng thời hỗ trợ tích cực để doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Từ cuối tháng 3/2022, một số ngân hàng đã tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn khác nhau. Ảnh: Lê Tiên

Lãi suất sẽ ra sao trước áp lực lạm phát?

(BĐT) - Lãi suất huy động của một số ngân hàng và lãi suất liên ngân hàng có xu hướng tăng nhẹ, phản ánh nhu cầu huy động vốn của một số tổ chức tín dụng gia tăng. Trong thời gian tới, mục tiêu giảm mặt bằng lãi suất là khó đạt được dưới sức ép từ xu hướng lạm phát tăng, song cần nỗ lực kìm hãm đà tăng của lãi suất để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn.
CPI tháng 3/2022 tăng 0,7% so với tháng trước, đi ngược với quy luật giảm trong tháng sau Tết Nguyên đán. Ảnh: Tiên Giang

Áp lực lạm phát đè nặng, kiểm soát thế nào?

(BĐT) - Lạm phát về cơ bản vẫn được kiểm soát song lực đẩy tăng giá hàng hóa, dịch vụ trong thời gian tới là rất lớn, có thể gây khó khăn cho nỗ lực phục hồi sản xuất kinh doanh. Do đó, cần chú trọng các giải pháp kiểm soát đà tăng giá hàng hóa, đồng thời giảm tác động bất lợi với người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế.
Các nguyên liệu đầu vào thiết yếu như xăng dầu, sắt thép tăng giá là yếu tố lan tỏa mạnh, khiến gia tăng chi phí sản xuất và rủi ro lạm phát. Ảnh: Lê Tiên

Linh hoạt điều chỉnh chính sách trước áp lực lạm phát

(BĐT) - Giá cả hàng hóa tăng cao, các chương trình hỗ trợ kinh tế lớn là rủi ro với lạm phát của các nước trên thế giới và Việt Nam trong năm 2022. Do đó, cần cân nhắc thực hiện các chính sách tài khóa, tiền tệ phù hợp để giữ lạm phát trong tầm kiểm soát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và lưu thông hàng hóa để chuẩn bị nguồn hàng dự trữ, bình ổn giá cả thị trường, nhất là dịp cuối năm 2021. Ảnh: Phú An

Lo ngại áp lực lạm phát

(BĐT) - Sau nửa năm tăng thấp, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 6 tháng cuối năm chịu áp lực tăng do giá nguyên vật liệu đầu vào trên thế giới và giá sản xuất trong nước vẫn trong xu thế tăng. Theo một số chuyên gia, dù chưa trở thành mối đe dọa vĩ mô trước mắt, nhưng rủi ro lạm phát đang tích lũy và cần tính toán các biện pháp để lạm phát không trở thành mối lo của năm sau.