Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet |
Trong đó, vốn ngân sách trung ương là 10.071,8 tỷ đồng, vốn cân đối ngân sách địa phương là 5.280 tỷ đồng. Riêng nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội chưa phân bổ là 4.836,587 tỷ đồng.
Bộ Tài chính cho biết nhiều nguyên nhân của việc chưa phân bổ hết kế hoạch vốn.
Đối với nguồn vốn ngân sách trung ương, số kế hoạch chưa phân bổ chủ yếu do dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư. Một số dự án đường bộ liên vùng của địa phương chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư, thủ tục điều chỉnh dự án như dự án Hữu Nghị - Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn; dự án hầm Hoàng Liên, tỉnh Lai Châu.
Đối với các dự án giao thông trọng điểm được phân cấp cho các địa phương làm cơ quan chủ quản đầu tư hoặc có sự tham gia góp vốn của ngân sách địa phương, việc triển khai các thủ tục đầu tư, phân bổ vốn còn lúng túng, khó khăn trong phối hợp giữa các địa phương, đặc biệt đối với các dự án sử dụng nhiều loại nguồn vốn (ngân sách trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách trung ương năm 2021, ngân sách địa phương).
Phần lớn kế hoạch vốn chưa phân bổ là do các bộ, ngành, địa phương đề nghị hoàn trả ngân sách trung ương (9.600 tỷ đồng của 17 bộ, cơ quan trung ương và 20 địa phương đề nghị hoàn trả).
Vốn kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án đang thực hiện lập, phê duyệt dự án nên chưa đủ điều kiện để phân bổ vốn và số vốn 1.028 tỷ đồng mới được giao nên địa phương đang hoàn thiện thủ tục chưa kịp phân bổ hết.
Đối với nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương, việc phân bổ phụ thuộc khả năng cân đối, phụ thuộc nguồn thu của ngân sách địa phương nên có nơi phân bổ vốn nhiều lần (TP.HCM, Khánh Hòa); nơi chưa phân bổ hết vốn từ nguồn thu sử dụng đất (Cà Mau), nơi điều chỉnh giảm do giảm vốn đầu tư từ nguồn thu từ sử dụng đất (Bình Phước, Ninh Bình).