Bức tranh IPO quý 1: Thu về gần 1 tỷ USD

Bộ phận phân tích CTCP Chứng khoán Sài Gòn vừa đưa ra bản tổng kết các thương vụ IPO và chào bán cổ phần nhà nước trong quý 1/2018.

Quá trình cổ phần hóa - chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (DNNN) thành công ty cổ phần - thường được thực hiện thông qua một đợt chào bán cổ phiếu trên thị trường OTC cho các đối tác chiến lược, công chức và các nhà đầu tư khác trước khi IPO.

Đầu tiên, chào bán được tiến hành theo phương pháp đấu giá Hà Lan và doanh nghiệp phải chờ 90 ngày trước khi được niêm yết trên một trong 2 thị trường chứng khoán chính của cả nước. Các công ty thường được niêm yết trên UPCoM trước và lên HNX hoặc HSX khi đủ điều kiện.

Nhà đầu tư kỳ vọng nhiều đợt chào bán DNNN năm nay. Tháng 1, thị trường sôi động với những tên tuổi nổi bật như Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR: UPCoM), PVOil (OIL: UPCoM), PVPower (POW: UPCoM) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR: UPCoM). Tổng số tiền thu được từ 4 đợt IPO này là 17,9 nghìn tỷ đồng (785 triệu USD). Nếu thêm một số thương vụ nhỏ hơn như Vinafood II (51 triệu USD), Hapro (39 triệu USD) và GENCO 3 (8 triệu USD), con số lên tới gần một tỷ USD. Tất cả các đợt IPO trong quý I đều được thông qua từ 2017 nên không phải định giá lại theo Nghị định 126/2017 của Chính phủ.

Quý đầu tiên chỉ có 2 DNNN nhỏ được phê duyệt kế hoạch cổ phần hóa, đạt 987 tỷ đồng (43 triệu USD). Một tên tuổi có thể khởi động chào bán OTC với lịch trình tương đối rõ ràng là Vinalines (dự kiến vào tháng 8). Kế hoạch mới xác định cách thức niêm yết sẽ được trình lên Bộ Giao thông vận tải, bao gồm vốn điều lệ 14.000 tỷ đồng (615 triệu USD), trong đó nhà nước nắm giữ 65% cổ phần và bán 14,8% cho một đối tác chiến lược. 20% cổ phần còn lại sẽ được chào bán với mức giá khởi điểm (mệnh giá 10.000 đồng).

Phiên bản này khác với đề xuất ban đầu, không chỉ nhờ phương pháp định giá mới theo Nghị định 126/2017 (tăng 130 tỷ đồng - 6 triệu USD) mà do cả việc mở rộng quy mô chào bán (từ 4,84% đến 20%), đồng thời giảm phần dành cho đối tác chiến lược (từ 30% xuống 14,8%). Hiện nay, hãng sở hữu 92 tàu biển (tổng trọng tải 1,8 triệu DWT) và 14 cảng biển (67 cầu tàu, 27% tổng số cầu và 20% tổng chiều dài cầu cả nước), chưa kể khoảng 100 ha đất tại Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng và Hậu Giang.

Hoạt động OTC/IPO của DNNN 2018 có thể sẽ trầm lắng trong quý II và tăng lên trong nửa cuối năm. Do thông báo muộn và thông tin thiếu minh bạch, một số thương vụ không được nhà đầu tư tổ chức quan tâm.Ngoài vài trường hợp vẫn có kết quả tốt như BSR, PVOIL hay PVPower, một số phải nhận "kết cục" xấu như VTVCab và GENCO 3 khi nhà đầu tư cho rằng định giá quá cao. Có thể thấy, quyết định thành công của một thương vụ thoái vốn nhà nước hay IPO không chỉ đơn thuần nhìn vào giá cổ phiếu tăng sau khi niêm yết mà phụ thuộc nhiều hơn vào chính chất lượng của doanh nghiệp IPO.

Ban hành nghị định mới về IPO

Có hiệu lực từ ngày 1/1, Nghị định số 126/2017 của Chính phủ về việc IPO DNNN bao gồm một số điểm nổi bật chính như sau:

Cho phép phương pháp dựng sổ cho các đợt chào bán (cùng với đấu giá công khai, bảo lãnh phát hành hoặc đàm phán trực tiếp), nhưng chỉ khi được Thủ tướng chấp thuận.

Giảm một số yêu cầu với đối tác chiến lược: thời hạn cam kết không chuyển nhượng cổ phần từ 5 năm xuống 3 năm; thời gian kinh doanh có lãi cho 2 năm gần nhất thay vì 3 năm. Tuy nhiên, đối tác cần đồng ý duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu (của các doanh nghiệp cổ phần hóa) trong ít nhất 3 năm và thậm chí lâu hơn trong trường hợp DNNN đạt thương hiệu Quốc gia. Tuy nhiêu, mức ký quỹ tăng từ 10% lên20% (ở mức giá ban đầu).

Yêu cầu tài liệu OTC/IPO phải kèm theo hồ sơ lưu ký và niêm yết, và phải đăng ký giao dịch trên UPCoM trong 90 ngày sau khi hoàn tất quá trình chào bán OTC ban đầu. Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa và niêm yết cùng lúc, khối lượng cổ phần đặt mua tối thiểu phải được đặt trước để đáp ứng yêu cầu niêm yết.

Bỏ điều khoản về phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) khi định giá. Bên tư vấn phải chọn ít nhất 2 phương pháp nhưng bản được phê duyệt không được thấp hơn mức định giá theo phương pháp tài sản.

Điều gì xảy ra nếu OTC không thành công?

Trường hợp không bán hết cho nhà đầu tư trong giai đoạn OTC, cổ phần sẽ được chào bán cho người tham gia IPO. Nếu vẫn không bán hết, công ty sẽ hoạt động tiếp với các nhà đầu tư ban đầu, chuyển đổi thành công ty cổ phần và niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đợt thoái vốn tiếp theo có thể xảy ra sau đó.

Các đợt IPO sắp tới

Chuyên đề