Vì sao tỷ giá USD/VND tăng mạnh?

Tỷ giá VND/USD có xu hướng tăng mạnh đầu năm, theo đánh giá của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nguyên nhân do nhập siêu trong 2 tháng qua là 46 triệu USD, trong khi đó cùng kỳ các năm trước, cán cân thương mại thường xuất siêu.
Tỷ giá VND/USD có xu hướng tăng mạnh đầu năm, theo đánh giá của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nguyên nhân do nhập siêu trong 2 tháng qua là 46 triệu USD, trong khi đó cùng kỳ các năm trước, cán cân thương mại thường xuất siêu.
Tỷ giá VND/USD có xu hướng tăng mạnh đầu năm, theo đánh giá của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nguyên nhân do nhập siêu trong 2 tháng qua là 46 triệu USD, trong khi đó cùng kỳ các năm trước, cán cân thương mại thường xuất siêu.

Trong 2 tháng đầu năm, tỷ giá VND/USD trên thị trường ngân hàng ghi nhận nhiều phiên giao dịch tăng vọt. Có thời điểm, giá USD bán ra của một số ngân hàng thương mại vọt lên mức 22.880 VND, sát với trần biên độ của Ngân hàng Nhà nước.

Theo đánh giá của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tỷ giá VND/USD có xu hướng tăng mạnh đầu năm xuất phát từ nguyên nhân do nhập siêu trong 2 tháng là 46 triệu USD, trong khi đó cùng kỳ các năm trước, cán cân thương mại thường xuất siêu. Dữ liệu thống kê cho thấy, cùng kỳ năm 2016, 2015, 2014, 2013, xuất siêu lần lượt: 865 triệu USD; 61 triệu USD, 244 triệu USD và 1,67 tỷ USD.

Đánh giá về thị trường ngoại hối trong năm 2016, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đánh giá là ổn định nhờ cán cân thanh toán tổng thể thặng dư, từ cả cán cân thương mại và cán cân tài chính. Trong đó, từ mức thâm hụt hơn 6 tỷ USD vào cuối năm 2015, cán cân thanh toán tổng thể năm 2016 ước thặng dư ở mức khoảng 8,5 tỷ USD).

Cán cân thương mại đảo chiều từ mức thâm hụt năm 2015, ước thặng dư ở mức 2,5 tỷ USD trong năm 2016. Đồng thời, cán cân tài chính ước tăng gấp 7 lần so với mức thặng dư của năm 2015.

Ngoài ra, niềm tin vào VND cũng là nhân tố giúp ổn định thị trường khi: mức thâm hụt của khoản mục tiền và tiền gửi giảm còn gần 1/2 so với mức thâm hụt năm 2015; Khoản mục lỗi và sai sót giảm; Chỉ số CDS giảm 40% so với đầu năm.

Dù được đánh giá là ổn định nhưng năm 2016, tỷ giá cũng có những phiên biến động. Ví như như ngày 21/12/2016, tỷ giá trung tâm ở mức 22.154, tăng 1,21% và tỷ giá ngân hàng thương mại tăng 1,13% so với đầu năm. Tỷ giá thị trường tự do quanh mức 23.330 VND - 23.360 VND/1 USD, vượt khoảng 500 VND so với mức trần, tăng 2,87% so với đầu năm) chủ yếu do yếu tố mùa vụ và ảnh hưởng tâm lý từ thị trường tài chính quốc tế khi đồng USD tăng mạnh nhất trong vòng 14 năm.

Ngoài ra, biến động tỷ giá thị trường tự do vào cuối năm còn do ảnh hưởng từ thị trường vàng. Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới có thời điểm lên đến 5 triệu đồng/lượng do giá vàng thế giới điều chỉnh mạnh sau cuộc đầu cử Tổng thống Mỹ trong khi giá vàng trong nước lại tăng nhẹ. Cụ thể, tính đến ngày 21/12, giá vàng thế giới đã giảm 10,8% và giá vàng trong nước tăng 0,2% so với giá tại ngày bầu cử Tổng thống Mỹ. Phân tích mối tương quan giữa tỷ giá thị trường tự do và chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới cho thấy mối tương quan khá chặt, đặc biệt khi mức chênh lệch giá vàng ở mức cao.

Trong năm 2017 này, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, mục tiêu ổn định tỷ giá trong năm 2017 sẽ khó khăn hơn do một số đồng tiền chủ chốt trong giỏ tính tỷ giá giảm giá mạnh so với USD, đặc biệt là đồng Nhân dân tệ, Euro và lạm phát có khả năng tăng trong năm 2017 khi giá hàng hóa thế giới phục hồi.

Đồng thời, tỷ giá trong năm 2017 còn chịu áp lực từ việc cán cân thanh toán quốc tế sẽ không thuận lợi như năm 2016. Bởi xét về phía cán cân thương mại: Năm 2017 nhập khẩu được dự báo sẽ tăng cao hơn khi tăng trưởng phục hồi. Trong khi đó, xuất khẩu có thể gặp khó khăn khi cầu thế giới chậm phục hồi, năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam bị ảnh hưởng khi đồng tiền của các nước đối thủ mất giá mạnh so với USD; giá hàng hóa cơ bản thế giới năm 2017 dự báo tăng.

Phân tích của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho thấy, giá hàng hóa cơ bản thế giới có tác động ngược chiều đến cán cân thương mại của Việt Nam.

Về cán cân vốn, chính sách của Tổng thống mới đắc cử Mỹ làm chủ nghĩa bảo hộ có nguy cơ quay trở lại trong đó có việc rút khỏi TTP có thể sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến dòng vốn FDI vào Việt Nam; chính sách tiền tệ của các nước phát triển nhìn chung tiếp tục nới lỏng. Ngoại trừ Mỹ, chính sách tiền tệ dần thắt chặt trong năm 2017 sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư gián tiếp vào các nền kinh tế mới nổi.

Chuyên đề