Bán ròng cổ phiếu, các quỹ ngoại toan tính điều gì?

(BĐT) - Việc bán ròng các cổ phiếu sẽ khiến cho các quỹ ngoại thu về một lượng tiền khá lớn, tuy nhiên việc các quỹ này thu hút tiền về và hiện tiếp tục đầu tư vào đâu là câu hỏi lớn mà nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Ngay từ phiên đầu tiên chào sàn, VPI đã hứa hẹn trở thành cổ phiếu được các nhà đầu tư trong và ngoài nước săn đón
Ngay từ phiên đầu tiên chào sàn, VPI đã hứa hẹn trở thành cổ phiếu được các nhà đầu tư trong và ngoài nước săn đón

Xu hướng bán ròng cổ phiếu

Thị trường chứng khoán cuối năm tiếp tục sôi động với việc có thêm nhiều công ty niêm yết và đặc biệt là xu hướng ngày càng rõ nét tìm kiếm các cơ hội đầu tư của các quỹ ngoại. Với sự chuyên nghiệp, nguồn lực tài chính dồi dào, khả năng dẫn dắt thị trường…, các quỹ ngoại đóng một vai trò quan trọng, tác động đáng kể đến tâm lý chung của các nhà đầu tư.

Thời gian qua có thể nhận thấy các quỹ ngoại hiện đang bán ròng một lượng lớn cổ phiếu, ví dụ như chỉ riêng tuần từ 4 - 8/12, khối ngoại đã bán ròng 53 triệu USD, trong đó có tới 49 triệu USD là cổ phiếu. Các cổ phiếu bị bán ròng chủ yếu là các cổ phiếu bất động sản đã được niêm yết khá lâu như Vietnam Ventures bán cổ phiếu KDH, hay như một số quỹ ngoại bán ròng lượng lớn các cổ phiếu như VIC, NVL,…

Việc bán ròng các cổ phiếu này khiến cho các quỹ ngoại thu về một lượng tiền mặt lớn, theo ước tính lên tới trên 100 triệu USD để tiếp tục chờ cơ hội giải ngân, tuy nhiên việc dòng tiền này đang đổ về đâu hiện đang là một ẩn số.

Trên thực tế, có thể thấy quỹ ngoại đã thực sự giải ngân một số cổ phiếu trong thời gian qua như Dragon Capital trở thành cổ đông chiến lược của Hải Phát Invest, hay một thương vụ xôn xao khác là hai quỹ ngoại “khủng” âm thầm “ôm” khoảng 5,6% cổ phiếu của Văn Phú - Invest (mã chứng khoán VPI) ngay phiên thứ hai cổ phiếu này được niêm yết. Trong phiên giao dịch ngày 18/12 mới đây, quỹ ngoại này lại tiếp tục tranh thủ “gom” thêm 380.000 cổ phiếu VPI thông qua khớp lệnh thỏa thuận trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Như vậy tính đến nay, chỉ trong vòng chưa đến 20 ngày, hai quỹ ngoại khủng này đã 3 lần “gom” cổ phiếu của VPI, một doanh nghiệp bất động sản mới chào sàn. Việc này cho thấy tâm lý săn đón các cổ phiếu có chất lượng tốt, có tiềm năng tăng trưởng của các quỹ ngoại.

Nhiều dự án tại Hà Đông đã góp phần đẩy mạnh thị trường bất động sản khu vực này và tạo hấp lực lớn đối với các nhà đầu tư

Chuyển sang đầu tư trung và dài hạn

Lý giải cho động thái trên, nhiều chuyên gia cho rằng, các quỹ ngoại có thể đang tiến hành tái cơ cấu danh mục, theo đó họ sẽ bán bớt các cổ phiếu bất động sản có hoạt động truyền thống tại thị trường TP.HCM và khu vực Hà Nội cũ, chuyển hướng đầu tư sang các cổ phiếu bất động sản có hoạt động tại khu vực Hà Đông, hiện đang là khu vực có nhiều tiềm năng và có thể tạo độ bật về tăng trưởng trong tương lai.

Đây là điều không khó hiểu vì khu vực Hà Đông đang được đầu tư mạnh về hạ tầng với nhiều tuyến đường lớn được xây mới hoặc cải tạo, mở rộng. Nút giao Vạn Phúc - Lê Văn Lương kéo dài, hầm chui Thăng Long - Khuất Duy Tiến, đường Lê Trọng Tấn - Văn Phú, các cầu vượt, hầm chui… tạo sự thông suốt cho tam giác phía Tây là Hà Đông - Nam Từ Liêm - Cầu Giấy. Đồng thời, đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông sắp hình thành và tuyến xe buýt nhanh Yên Nghĩa - Kim Mã đi vào hoạt động giúp tăng điểm cộng cho các dự án tại đây. Sự hoàn thiện về hạ tầng xã hội, giao thông đô thị, tiện ích… là yếu tố giúp thị trường bất động sản khu vực này phát triển và cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sức hút cho các nhà đầu tư tài chính.

Bàn về vấn đề này, TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc Bộ phận đầu tư Savills Việt Nam cho rằng, các nhà đầu tư sẽ dần dần từ bỏ khái niệm đầu tư lướt sóng khi đầu tư tầm nhìn trung và dài hạn mới đem lại hiệu quả rõ rệt nhất. Đây cũng là yếu tố quan trọng hỗ trợ sự ổn định của thị trường. Cụ thể hơn, các công ty niêm yết bất động sản sẽ là các mục tiêu đầu tư hoặc hợp tác hàng đầu cho những nhà đầu tư chiến lược, những nhà phát triển bất động sản trong và ngoài nước, vì các công ty niêm yết này có lợi thế thông tin rõ ràng, minh bạch và đã đạt một quy mô nhất định cùng bề dày kinh nghiệm phát triển đáng kể. Các doanh nghiệp này sẽ thường là các doanh nghiệp đầu ngành với đội ngũ vận hành và quỹ đất, quỹ tài sản dồi dào, hứa hẹn đem lại nhiều giá trị cho các nhà đầu tư chiến lược. Cũng theo ông Khương, xu hướng phát triển này sẽ còn tiếp tục khi các nhà đầu tư tìm đến các doanh nghiệp niêm yết tiếng tăm và uy tín để “chọn mặt gửi vàng” trên thị trường bất động sản.

Tóm lại, với động thái bán ròng các cổ phiếu niêm yết đã lâu và chủ yếu trên sàn HNX, và giải ngân một số cổ phiếu như Văn Phú - Invest (mã VPI trên sàn HNX), Hải Phát…, có thể dự đoán dòng tiền mà các quỹ ngoại đang hướng tới chính là xu hướng chuyển dịch dần ra các cổ phiếu bất động sản đã được niêm yết, còn nhiều tiềm năng tăng trưởng và có hoạt động tại khu vực Hà Đông của TP. Hà Nội. Việc giải ngân của các quỹ ngoại nhiều khả năng sẽ hứa hẹn một đợt tăng trưởng mới của các cổ phiếu có dự án ở khu vực này.

Chuyên đề