Xiaomi lựa chọn Morgan Stanley, Goldman Sachs hỗ trợ thực hiện IPO

(BĐT) - Theo Bloomberg, Xiaomi Corp., nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc, đã lựa chọn Morgan Stanley và Goldman Sachs để thực hiện thương vụ IPO của hãng.
Ảnh Internet
Ảnh Internet

Credit Suisee Group AG và Deutsche Bank AG cũng được lựa chọn để hỗ trợ cho Xiaomi trong đợt IPO tới. Theo một nguồn tin cho biết, Xiaomi được định giá khoảng 100 tỷ USD và công ty vẫn chưa quyết định về thời gian cũng như điểm điểm cho đợt chào bán cố phần này.

Việc chào bán cổ phần lần đầu của Xiaomi, hãng từng được định giá 45 tỷ USD trong năm 2014, có thể là thương vụ IPO giá trị nhất trong lịch sử. Trước đó, kỷ lục thương vụ IPO có giá trị cao nhất thuộc về Alibaba với 24 tỷ USD.

Kể từ sau thời kỳ sụt giảm năm 2016, Xiaomi đã bắt đầu phục hồi trở lại bằng việc cải tiến mô hình bán hàng và mở rộng thị trường ra bên ngoài Trung Quốc, đặc biệt tại Ấn Độ - nơi mà đối thủ cạnh tranh là Samsung Electronics Co. hiện là nhà cung cấp smartphone lớn nhất.

Theo CEO Lei Jun, Xiaomi đang tìm kiếm cách thâm nhập các thị trường đang phát triển đối với smartphone như Ấn Độ và Nga. Năm ngoái, Xiaomi đã vào thị trường Tây Ban Nha và được cho là đang có kế hoạch “tấn công” thị trường di động Mỹ vào năm 2019.

Ngoài smartphone, Xiaomi cũng đứng sau hàng chục công ty khởi nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm từ các thiết bị “wearable” cho đến nồi cơm điện. Công ty cho biết, trong năm 2017, tổng doanh thu từ hệ sinh thái của hãng đã tăng lên gấp đôi, đạt 20 tỷ NDT.

James Yan, chuyên gia phân tích của Counterpoint Research cho biết, Xiaomi với lợi thế về kinh nghiệm trong phát triển phần mềm và điều hành cộng đồng người sử dụng trực tuyến với hơn 200 triệu khách hàng có thể sẽ hấp dẫn nhà đầu tư. Xiaomi có thể tạo ra nhiều thu nhập từ mảng dịch vụ, phần mềm và quảng cáo.

“Bên cạnh mảng kinh doanh smartphone, việc mở rộng doanh số từ các đối tác trong hệ sinh thái có thể tác động đến việc định giá của Xiaomi. Hãng có lợi thế về phần mềm khi các nhà cung cấp khác thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này”, ông Yan cho biết.

Các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Xiaomi tại thị trường nội địa là Huawei và Oppo. Sau thành công ban đầu với mô hình bán hàng trực tuyến “flash sales”, sản phẩm được tung ra trong khoảng thời gian ngắn với mức giá giảm mạnh, Xiaomi đã trở nên lúng túng khi đối thủ cạnh như Oppo và Vivo mở rộng phát triển quan hệ với các nhà bán lẻ bằng việc cung cấp các sản phẩm dùng thử đến tay khách hàng trước khi quyết định mua.

CEO Lei Jun cũng đã đáp lại các đối thủ với một tham vọng rất lớn trong việc mở rộng mạng lưới bán lẻ của Xiaomi. Hãng dư định xây dựng 1.000 cửa hàng Mi Home vào năm 2019, gấp 2 lần so với Apple, nhằm hướng tới mục tiêu 70 tỷ NDT trong năm 2021.

Chuyên đề