Trung Quốc hạ cánh cứng, kinh tế Nga là nạn nhân đầu tiên

Nếu nền kinh tế Trung Quốc hạ cánh cứng, Nga chính là nạn nhân đầu tiên.
Trung Quốc hạ cánh cứng, kinh tế Nga là nạn nhân đầu tiên

Trong tuần này, Thủ tướng Nga Vladimir Putin sẽ chủ trì Diễn đàn kinh tế ASEAN - Nga và các nhà chính sách đang tập trung sự chú ý vào mối nguy cơ mang tên Trung Quốc. Bất kỳ vấn đề nào xảy ra với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ ngay lập tức tác động tới nước Nga thông qua thị trường hàng hóa, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nga Maxim Oreshkin cho biết.

Bên cạnh đó, Phó thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Ksenia Yudaeva cũng cảnh báo, nền kinh tế toàn cầu chưa sẵn sàng với việc đồng nhân dân tệ co giãn quá lớn.

Các cú sốc kinh tế tại Trung Quốc sẽ không mất nhiều thời gian để tác động tới Nga. Nếu nền kinh tế Trung Quốc suy giảm 1%, tăng trưởng GDP của Nga cũng sẽ giảm đi 0,5%.
Nền kinh tế Nga chịu tổn thương bởi giá dầu sụt giảm mạnh và các lệnh cấm vận từ phương Tây, do đó, quốc gia này chuyển hướng và có mối liên kết kinh tế sâu rộng hơn với khu vực châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Mối liên kết này được thể hiện rõ ràng qua các hợp đồng trị giá hàng tỷ USD giữ các công ty năng lượng lớn nhất nước Nga là Gazprom PJSC và Rosneft OJSC với Trung Quốc, hay việc Ngân hàng trung ương Nga nâng cao lượng nắm giữ các trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ trong năm ngoái.

Theo Phó thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Yudaeva, các cú sốc kinh tế tại Trung Quốc sẽ không mất nhiều thời gian để tác động tới Nga. Nếu nền kinh tế Trung Quốc suy giảm 1%, tăng trưởng GDP của Nga cũng sẽ giảm đi 0,5%.

Nước Nga sẽ là một trong những nạn nhân đầu tiên nếu nền kinh tế Trung Quốc hạ cánh cứng, Nouriel Roubini, Chủ tịch Roubini Global Economics cho biết.

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, với thị phần tăng lên 12,8% từ mức 12% trong năm 2015.

Bên cạnh đó, mối liên kết giữa Nga -  một trong những nhà sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới với Trung Quốc – quốc gia tiêu thụ dầu thô lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, tiếp tục được thắt chắt với việc Nga bắt đầu cung cấp dầu cho Đại lục thông qua hệ thống đường ống mới vào năm 2011. Sản lượng dầu nhập khẩu từ Nga của Trung Quốc trong năm 2015 tăng 28%, giúp Nga thế chân Ả Rập Xê út trở thành nhà cung cấp dầu lớn nhất cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Chưa kể, Ngân hàng trung ương Nga hiện nắm giữ 150 tỷ nhân dân tệ (23 tỷ USD) theo thỏa thuận hoán đổi giữa 2 quốc gia được ký năm 2014, nhằm dễ dàng sử dụng đồng rubble và đồng nhân dân tệ trong hoạt động thương mại, tránh việc phải sử dụng đồng USD.

Trong năm ngoái, Nga cũng nhận 10 triệu nhân dân tệ, tương đương 112 triệu ruble, như là một phần của thỏa thuận này.

Chuyên đề